Ngành đào tạo: BÁO CHÍ (Journalism)
Trình độ đào tạo:
Đại học
Thời gian
đàotạo: 4 năm
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
– Đào tạo các cử nhân ngành Báo chí, có khả năng thực hiện các chức trách phóng viên, biên tập viên tại các cơ quan báo, tạp chí, hãng tin, đài phát thanh, đài truyền hình, làm cán bộ nghiên cứu – giảng dạy tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học về báo chí và truyền thông đại chúng, làm cán bộ chức năng trong các cơ quan lãnh đạo, quản lý thông tin báo chí hoặc thực hiện các chức trách công tác đòi hỏi sự hiểu biết có hệ thống, cơ bản về lý luận và kỹ năng nghiệp vụ báo chí.
– Các cử nhân Báo chí còn có khả năng thích ứng rộng để có thể thực hiện các chức trách công tác tạicác cơ quan đơn vị có liên quan đến báo chí và truyền thông đại chúng như các cơ quan văn hoá – tư tưởng, các cơ quan, tổ chức truyền thông vận động xã hội, các bộ phận thông tin tổng hợp của các cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị – xã hội…
– Những người được đào tạo theo chương trình này phải có trình độ giác ngộ chính trị và lập trường giai cấp vững vàng; có ý thức dân tộc và yêu nước sâu sắc; có năng lực hoạt động nghiệp vụ báo chí để có thể hội nhập bình đẳng trong hoạt động nghề nghiệp trong khu vực và thế giới; có đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh, thái độ dũng cảm trong cuộc đấu tranh bảo vệ đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam, chống lại những âm mưu và hành động phá hoại chế độ, cổ vũ và hướng dẫn quần chúng tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa; có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm cao, say mê nghề nghiệp, có tác phong làm việc khoa học, nghiêm túc, cầu thị trên cơ sở nhận thức đầy đủ và tự giác về vai trò – vị thế xã hội của báo chí và truyền thông đại chúng.
– Phát triển thể chất và các phẩm chất về tâm lý phù hợp với các yêu cầu, đòi hỏi của hoạt động nghề nghiệp báo chí.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Danh mục các học phần bắt buộc
Kiến thức giáo dục đại cương |
|||
1 |
Triết học Mác – Lênin |
9 |
Văn học Việt |
2 |
Kinh tế chính trị Mác – Lênin |
10 |
Tiếng Việt thực hành |
3 |
Chủ nghĩa xã hội khoa học |
11 |
Cơ sở văn hoá Việt |
4 |
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt |
12 |
Ngoại ngữ |
5 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
13 |
Tin học đại cương |
6 |
Chính trị học đại cương |
14 |
Giáo dục Thể chất |
7 |
Các nguyên lý kinh tế |
15 |
Giáo dục Quốc phòng |
8 |
Văn học nước ngoài |
|
|
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp |
|||
a. Kiến thức cơ sở của ngành |
|||
1 |
Cơ sở lý luận báo chí |
3 |
Đạo đức nghề nghiệp nhà báo |
2 |
Pháp luật về báo chí |
|
|
b. Kiến thức ngành |
|||
1 |
Lịch sử báo chí thế giới |
3 |
Lao động nhà báo |
2 |
Lịch sử báo chí Việt |
4 |
Tác phẩm báo chí |
Nội dung các học phần bắt buộc (Phần kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)
Cơ sở lý luận báo chí
Giới thiệu những vấn đề cơ bản lý luận và thực tiễn về hoạt động báo chí như: quan niệm chung về báo chí; bản chất của hoạt động báo chí; đối tượng và cơ chế tác động của báo chí; khái quát sự ra đời và phát triển; vai trò xã hội và các nguyên tắc hoạt động; công chúng và tính giai cấp của báo chí; tự do, tự do báo chí; luật pháp với báo chí; chủ thể hoạt động báo chí và vấn đề đạo đức nghề nghiệp; trách nhiệm xã hội của nhà báo;… Học phần giúp sinh viên xác lập quan điểm, nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, trách nhiệm xã hội của nhà báo, giúp hình thành phương pháp luận khoa học cho hoạt động báo chí, tạo cơ sở giúp sinh viên tiếp thu tốt các học phần khác thuộc khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp.
Pháp luật về báo chí
Cung cấp cho sinh viên những tri thức cơ bản, hệ thống về: pháp luật báo chí và mối quan hệ của pháp luật báo chí với các luật khác; nội dung, phương thức quản lý nhà nước về báo chí; địa vị pháp lý của những chủ thể tham gia quan hệ pháp luật báo chí… Hệ thống tri thức này giúp sinh viên xác định những việc làm đúng – sai trong hoạt động báo chí sau khi ra trường, nâng cao nhận thức, điều chỉnh thái độ, hành vi phù hợp với pháp luật và xây dựng phong cách sống, làm việc theo pháp luật.
Học phần bao gồm các nội dung sau: Luật báo chí trong hệ thống luật pháp của nước Cộng hoà XHCN Việt
Đạo đức nghề nghiệp nhà báo
Trang bị những tri thức lý luận cơ bản, hệ thống về đạo lý và đạo đức nghề nghiệp báo chí, đặc biệt là sự hình thành năng lực thực tiễn điều chỉnh hành vi đạo đức trong hoạt động nghề nghiệp và giao tiếp xã hội, đáp ứng những đòi hỏi chuẩn mực đạo đức của nhà báo.
Học phần bao gồm các nội dung sau: Cơ sở lý luận- thực tiễn và yêu cầu xã hội về đạo dức nghề nghiệp báo chí; Lịch sử vấn đề đạo đức nghề nghiệp; Các mối quan hệ và yêu cầu đạo đức nghề nghiệp; Rèn luyện đạo đức nghề nghiệp báo chí.
Lịch sử báo chí thế giới
Giúp sinh viên hiểu được tiến trình phát triển của lịch sử báo chí thế giới với những sự kiện nổi bật, những điểm mốc, những giai đoạn chính; biết đánh giá, phân tích những vấn đề có tính quy luật như điều kiện ra đời, phát triển và những xu hướng, xu thế phát triển của báo chí thế giới; các bài học kinh nghiệm lịch sử; diện mạo, đặc điểm của báo chí một số nước, một số khu vực; tiếp cận nghiên cứu một số nhà báo nổi tiếng …
Học phần bao gồm các nội dung sau: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu; Khái quát lịch sử phát triển; Lịch sử phát triển báo chí của một số nước tiêu biểu trong các châu lục.
Lịch sử báo chí Việt Nam
Giúp sinh viên tìm hiểu về cội nguồn phát triển của báo chí Việt Nam, hiểu và phân tích các dòng báo chí trước năm 1925; hiểu và phân tích bài học kinh nghiệm của báo chí cách mạng Việt Nam qua các thời kỳ phát triển; nghiên cứu một số tờ báo và nhà báo tiêu biểu qua các thời kỳ phát triển và tổng kết bài học kinh nghiệm lịch sử, hun đúc lòng yêu nước, yêu nghề.
Học phần bao gồm các nội dung sau: Báo chí Việt Nam thời kỳ khởi thuỷ đến khi ra đời; Báo chí Việt Nam từ 1925 – 1945; Báo chí Việt Nam thời kỳ 1945 – 1975; Báo chí Việt Nam từ khi đất nước thống nhất đến nay.
Lao động nhà báo
Trang bị cho sinh viên những tri thức cơ bản về: toà soạn báo chí (bao gồm: điều kiện thành lập, cơ cấu tổ chức, đặc điểm và cơ chế vận hành của toà soạn, các mối quan hệ của toà soạn…); đặc điểm lao động và các phương pháp thu thập thông tin – dữ liệu của nhà báo; phẩm chất nghề nghiệp của nhà báo; các mối quan hệ nghề nghiệp của nhà báo. Học phần được triển khai nhờ sự kết hợp giữa tri thức lý luận với các kinh nghiệm thực tiễn nghề nghiệp (của các nhà báo) và thao tác thực hành của sinh viên nhằm hình thành kỹ năng phát hiện, tiếp cận và khai thác nguồn tin, kỹ năng giao tiếp và hoà nhập…
Học phần bao gồm các nội dung sau: Toà soạn báo chí; Ban lãnh đạo toà soạn; Các loại hình phóng viên; Đặc điểm lao động của nhà báo; Quy trình thực hiện tác phẩm báo chí; Các phương pháp khai thác tư liệu; Trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của nhà báo; Luật pháp và đạo đức đối với nhà báo; Nhà báo và các hoạt động xã hội khác.
Tác phẩm báo chí
Trang bị cho sinh viên những tri thức lý luận và thực tiễn về tác phẩm báo chí, về phân loại tác phẩm và các thể loại báo chí, bao gồm: khái niệm và các yếu tố cấu thành tác phẩm báo chí; chủ đề, đề tài, sự kiện, chi tiết và vai trò của nó; các tiêu chí phân chia thể loại; các loại thể tác phẩm báo chí và đặc điểm, quy trình sáng tạo loại thể báo chí; các thao tác và phương pháp phân tích tác phẩm báo chí… Những tri thức này giúp sinh viên nhận diện, phân tích tác phẩm báo chí theo các loại thể và chuẩn bị cho các thao tác sáng tạo tác phẩm.