Ngành Bệnh học thủy sản

Ngành đào tạo:          BỆNH HỌC THỦY SẢN (Aquatic Animal Pathology)

Trình độ đào tạo:       Đại học

Thời gian đào tạo:       4 năm      

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Mục tiêu chung

Chương trình này nhằm đào tạo cán bộ khoa học trình độ đại học ngành Bệnh học Thuỷ sản, có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khoẻ tốt, có kiến thức và kỹ năng chuyên môn, có thể làm việc trong các cơ sở sản xuất, quản lý, dịch vụ, nghiên cứu và đào tạo về lĩnh vực bệnh học thuỷ sản.

Mục tiêu cụ thể

Có kiến thức cơ bản chắc chắn, có kiến thức cơ bản về nuôi trồng thuỷ sản, và kiến thức chuyên môn về sinh lý, bệnh lý thuỷ sản, chẩn đoán, phòng, trị và quản lý sức khoẻ động vật thuỷ sản.

Có kỹ năng chẩn đoán, xác định biện pháp phòng và trị bệnh ở động vật thuỷ sản.

Có khả năng nghiên cứu, xây dựng chương trình, giải pháp quản lý sức khoẻ động vật thuỷ sản cho một cơ sở nuôi trồng thuỷ sản.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Danh mục các học phần  bắt buộc

Kiến thức giáo dục đại cương     

7

Hoá học

1

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin

8

Hoá phân tích   

2

Tư tưởng Hồ Chí Minh

9

Sinh học đại cương

3

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

10

Sinh học phân tử

4

Giáo dục thể chất

11

Toán cao cấp

5

Giáo dục quốc phòng

12

Xác suất – Thống kê

6

Ngoại ngữ

13

Tin học đại cương

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

Kiến thức cơ sở ngành           

1

Hoá sinh đại cương

5

Phương pháp chẩn đoán bệnh Động vật thủy sản

2

Hình thái và giải phẫu Động vật thủy sản

6

Miễn dịch Thuỷ sản

3

Sinh thái thuỷ sinh vật

7

Mô Bệnh học

4

Nhập môn Bệnh học Thuỷ sản

8

Vi sinh vật ứng dụng trong Nuôi trồng thủy sản

Kiến thức ngành

1

Kỹ thuật Nuôi trồng thuỷ sản

5

Bệnh Vi khuẩn

2

Bệnh do phi sinh vật và địch hại

6

Dịch tễ Thủy sản

3

Bệnh Ký sinh trùng và Nấm

7

Dược lý Thuỷ sản

4

Bệnh Vi rút

Nội dung các học phần  bắt buộc (Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)

Hoá sinh đại cương

Nội dung: Môn học tập trung vào thành phần hoá học của cơ thể sống: protein  nucleic axit, carbonhydrat, lipid, vitamin, enzym, hormon của động thực vật; quá trình trao đổi chất và năng lượng sinh học.

Hình thái và giải phẫu động vật thủy sản    

Nội dung: Môn học tập trung vào hình thái, giải phẫu cá, tôm và động vật thân mềm; những loài thuỷ sản có giá trị kinh tế, và các loài có triển vọng. Tiên quyết: Sinh học đại cương.

Sinh thái thuỷ sinh vật                       

Nội dung: giới thiệu khái niệm cơ bản về sinh thái thủy sinh vật; các hệ sinh thái và bảo vệ các hệ sinh thái và môi trường liên quan đến thủy sinh vật. 

Nhập môn Bệnh học Thuỷ sản                       

Nội dung: giới thiệu khái niệm và đặc điểm chung của bệnh ký sinh trùng, bệnh truyền nhiễm, bệnh địch hại và bệnh do yếu tố vô sinh; nguyên nhân và các điều kiện để bệnh có thể bùng phát; tổ chức phòng trị bệnh cho động vật thủy sản.

Phương pháp chẩn đoán bệnh động vật thuỷ sản

Nội dung: tập trung vào kỹ năng quan sát và thu mẫu cho chẩn đoán bệnh; phương pháp chẩn đoán vi sinh vật, ký sinh trùng, mô bệnh học và sinh học phân tử.    

Miễn dịch Thuỷ sản    

Nội dung: Môn học tập trung vào miễn dịch học đại cương: bản chất cơ chế đáp ứng bảo vệ của cơ thể đối với sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh ở người và động vật bậc cao; các hệ thống miễn dịch của cá và các động vật thủy sản khác; ứng dụng miễn dịch học trong công tác nghiên cứu và phòng trị bệnh thủy sản.

Mô bệnh học

Nội dung: tập trung vào cấu tạo của tế bào động vật thủy sản; bệnh tích mô bào; sự thay đổi cấu trúc giữa mô bình thường và mô bệnh.

Vi sinh vật ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản       

Nội dung: tập trung vào sự phân bố của vi sinh vật trong nước và vai trò của nó đối với môi trường và sức khoẻ động vật thuỷ sản; quan hệ của vi sinh vật với các sinh vật khác trong một hệ sinh thái; ứng dụng của vi sinh vật học trong nuôi và phòng bệnh động vật thuỷ sản; một số chế phẩm vi sinh đã và đang dùng trong nuôi trồng thuỷ sản để quản lý môi trường và phòng bệnh; vi sinh vật gây bệnh; ứng dụng của vi sinh vật trong sản xuất vaccine. 

Bệnh do phi sinh vật và địch hại       

Nội dung: Môn học tập trung vào các bệnh do các yếu tố môi trường, độc tố và yếu tố dinh dưỡng gây ra ở động vật thuỷ sản; địch hại của động vật thủy sản. 

Bệnh Ký sinh trùng và Nấm   

Nội dung: Môn học tập trung vào các bệnh nội và ngoại ký sinh đơn bào: trùng roi, trùng bào tử, vi bào tử, bào tử sợi, trùng lông trong động vật thủy sản (cá, tôm, cua, nhuyễn thể…); các bệnh nội và ngoại ký sinh đa bào: giun sán, giáp xác  trong  động vật thủy sản (cá, tôm, cua, nhuyễn thể…); các bệnh được mô tả: tác nhân gây bệnh, dấu hiệu bệnh lý, phân bố và lan truyền bệnh, chẩn đoán bệnh, phương pháp phòng trị bệnh; một số đặc điểm của nấm; hệ thống phân loại nấm và một số bệnh nấm thường gặp trên các đối tượng thuỷ sản nuôi. 

Bệnh Vi rút                 

Nội dung: giới thiệu về virus học đại cương: những khái niệm cơ bản về virus, đặc điểm của các họ virus gây bệnh trên các loài động vật thủy sản và biện pháp phòng trị tổng hợp các bệnh do virus gây ra; bệnh do virus trên các đối tượng nuôi trồng thủy sản quan trọng. 

Bệnh Vi khuẩn           

Nội dung: tập trung vào cách nhận biết bệnh do vi khuẩn, cơ chế lây lan, độc lực và cách xác định độc lực của vi khuẩn ở động vật thủy sản , phương pháp chẩn đoán bệnh do vi khuẩn, các biện pháp phòng, trị bệnh do vi khuẩn ở động vật thủy sản và một số loại bệnh do vi khuẩn thường xảy ra ở động vật thủy sản nuôi. 

Dịch tễ thuỷ sản         

Nội dung: Trinhg bày khái niệm về dịch tễ học; dịch tễ một số bệnh thuỷ sản;  phương pháp nghiên cứu dịch tễ học: mô tả, phân tích và thực nghiệm. Phân tích và đánh giá kết quả nghiên cứu dịch tễ học; ứng dụng dịch tễ học trong việc phòng chống dịch bệnh; thực hành phân tích hoặc điều tra dịch dễ học. 

Dược lý thuỷ sản                    

Nội dung: Môn học tập trung vào dược lý học đại cương; thuốc kháng sinh dùng trong nuôi trồng thuỷ sản; thuốc diệt ký sinh trùng và nấm ở động vật thuỷ sản; Vaccine và chất kích thích miễn dịch; thuốc khử trùng và tẩy uế; thuốc có nguồn gốc thảo dược.   

Kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản 

Nội dung: giới thiệu các hình thức và hệ thống nuôi trồng thuỷ sản; kỹ thuật nuôi cá ao; kỹ thuật nuôi cá ruộng; kỹ thuật nuôi cá lồng; kỹ thuật nuôi cá biển; kỹ thuật nuôi tôm, cua và kỹ thuật nuôi động vật thân mềm.