Ngành Chỉ huy âm nhạc

Ngành đào tạo:           CHỈ HUY ÂM NHẠC (Conducting)

Trình độ đào tạo:       Đại học

Thời gian đào tạo:      4 năm

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo ngành Chỉ huy âm nhạc trình độ đại học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Chỉ huy âm nhạc để có năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo.

Mục tiêu cụ thể

Phẩm chất đạo đức

Có lập trường tư tưởng vững vàng, có đạo đức và nếp sống lành mạnh, say mê nghề nghiệp; nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đặc biệt trên lĩnh vực văn hoá nghệ thuật.

Kiến thức

Nắm vững những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn; hệ thống kiến thức chung về lĩnh vực âm nhạc và nghệ thuật chỉ huy: Chỉ huy dàn nhạc, Chỉ huy hợp xướng.

Kỹ năng

Có kỹ năng về chỉ huy dàn nhạc, chỉ huy hợp xướng ở trình độ đại học.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Danh mục các học phần bắt buộc

Kiến thức giáo dục đại cương

1

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lê nin

8

Tin học đại cương

2

T­ư  tưởng  Hồ Chí Minh  

9

Giáo dục học đại cương  

3

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

10

Phương pháp nghiên cứu khoa học

4

Đường lối văn hoá – văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam

11

Tâm lý học đại cương

5

Cơ sở văn hoá Việt Nam

12

Giáo dục thể chất

6

Mỹ học đại cương

13

Giáo dục quốc phòng – an ninh   

7

Ngoại ngữ        

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

Kiến thức cơ sở của ngành    

1

Ký – Xướng  âm I

6

Lịch sử âm nhạc phương Tây II

2

Hòa âm  I                                 

7

Lịch sử âm nhạc phương Đông

3

Phân tích  âm nhạc I

8

Lịch sử âm nhạc Việt Nam

4

Phân tích  âm nhạc  II   

9

Âm nhạc truyền thống Việt Nam

5

Lịch sử âm nhạc phương Tây I

Kiến thức ngành 

1

Piano I

5

Tính năng nhạc cụ phương Tây

2

Phức điệu I

6

Phối hợp xướng

3

Phức điệu II                                          

7

Phối khí I

4

Hòa âm II

8

Đọc tổng phổ

Thực tập nghề nghiệp

Chương trình tốt nghiệp

Nội dung các học phần bắt buộc (Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)

Ký – Xướng âm I

Nội dung: rèn luyện các kỹ năng:

+ Xướng âm, đọc tiết tấu, ghi âm và luyện tai nghe thông qua các bài tập và các trích đoạn của các tác phẩm kinh điển có từ  0 đến 7 dấu húa.

+ Đọc gam cromatic, quãng, các loại hợp âm ba và hợp âm bảy.

+ Xướng âm 1 bè, nhiều bè; ký âm 1 bè và nhiều bè có ly điệu, có biến âm, ly điệu, chuyển điệu.

+ Xướng âm trên khúa sol, khúa fa, khúa đô alto; ký âm trên khúa sol, khúa fa.

Hòa âm I

Nội dung: những kiến thức cơ bản về hòa âm: cấu trúc điệu thức và vai trò của hệ thống công năng, tính ổn định và không ổn định trong điệu thức; màu sắc và vai trò của hệ thống biến âm, âm nền; các lý thuyết về chuyển điệu: chuyển điệu công năng, chuyển điệu đẳng âm, chuyển điệu bất ngờ, chuyển điệu bằng giai điệu, nhảy điệu, chuyển thể và hệ thống trưởng thứ liên hợp.

Phân tích âm nhạc I   

Nội dung: những kiến thức cơ bản về lý luận và thẩm mỹ âm nhạc; những đặc điểm về thể loại, cấu trúc của các hình thức: một đoạn đơn, hai đoạn đơn; ba đoạn đơn; rondo; ba đoạn phức; biến tấu; sonate và các dạng đặc biệt của sonate.

Phân tích âm nhạc II             

Nội dung: Những đặc điểm về thể loại, cấu trúc của các hình thức rondo sonate; rondo cao cấp; hình thức hỗn hợp; hình thức tự do; tổ khúc và liên khúc; Opera; Ballet

Lịch sử âm nhạc phương Tây I 

Nội dung: những kiến thức cơ bản về quá trình phát triển của nền âm nhạc châu Âu từ thời kỳ cổ đại cho tới nửa đầu thế kỷ XIX. Từ đó, sinh viên nắm đư­ợc những đặc điểm chính quan điểm thẩm mỹ,­ bút pháp sáng tác trong từng thời kỳ, từng trư­ờng phái âm nhạc thông qua các nhạc sỹ tiêu biểu.

Lịch sử âm nhạc phương Tây II 

Nội dung: những kiến thức cơ bản về quá trình phát triển của nền âm nhạc chuyên nghiệp châu Âu, Bắc Mỹ từ cuối thế kỷ XIX cho tới nửa sau thế kỷ XX. Trên cơ sở đó, sinh viên nắm đ­ược những đặc điểm chính về phong cách, quan điểm thẩm mỹ cũng như bút pháp sáng tác trong từng thời kỳ, từng trường phái âm nhạc thông qua các nhạc sỹ tiêu biểu.

Lịch sử âm nhạc ph­­ương Đông

Nội dung: những kiến thức cơ bản về lịch sử hình thành và phát triển âm nhạc ph­­ương Đông từ thời nguyên thuỷ, cổ đại đến th­ời kỳ cận đại; về thể loại và những đặc tr­ưng cơ bản trong âm nhạc các n­­ước, các dân tộc, các khu vực thuộc phạm vi phương Đông, bao gồm: âm nhạc Trung Quốc; âm nhạc Ấn Độ; âm nhạc bán đảo Triều Tiên; âm nhạc Nhật Bản; âm nhạc khu vực Đông Nam Á.

Lịch sử âm nhạc Việt Nam

Nội dung: những kiến thức cơ bản về lịch sử âm nhạc Việt Nam từ thời đại Hùng Vư­­­ơng đến nay, bao gồm:  âm nhạc Việt Nam thời đại Hùng Vư­­­ơng và thời Bắc thuộc (từ cuối thế kỷ thứ III trư­­­ớc Công nguyên đến thế kỷ X sau Công nguyên); âm nhạc Việt Nam thời phong kiến (từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ XIX); âm nhạc Việt Nam thời Pháp thuộc (từ giữa thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng 8 năm 1945); âm nhạc Việt Nam từ Cách mạng tháng 8 năm 1945 cho đến nay.

Âm nhạc truyền thống Việt Nam

Nội dung: những kiến thức về âm nhạc dân gian và âm nhạc truyền thống, bao gồm các nội dung: tổng quan về âm nhạc ng­­­­ười Việt, một số thể loại dân ca tiêu biểu (hát ru, đồng dao, hát giao duyên, hò, dân ca nghi lễ và phong tục); những kiến thức cơ bản về âm nhạc sân khấu (Chèo, Tuồng, Cải lư­ơng); các thể loại ca nhạc chuyên nghiệp cổ truyền chuyên nghiệp (hát xẩm, ca trù, ca Huế, hát Văn…); những nét khái quát về âm nhạc của các dân tộc thiểu số Việt Nam tiêu biểu ở Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ (Thái, M­ường, H’Mông, Chăm, Banar, Êđê…. Tổng quan về nhạc khí và hệ nhạc cụ dân tộc Việt nam (nguyên tắc phân loại nhạc cụ. Giới thiệu một số nhạc cụ tiêu biểu và ph­ư­ơng thức tổ chức dàn nhạc trong âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình).

Piano I           

Nội dung: củng cố, phát triển các dạng kỹ thuật của piano, các dạng kỹ thuật: chạy đơn nốt; chạy rải, quãng 8; hợp âm; gam ngũ cung; khả năng đàn phức điệu; khả năng thể hiện các tác phẩm ở thể loại sonata thuộc các phong cách cổ điển, lãng mạn, cận đại, ấn tư­ợng.

Phức điệu I

Nội dung: những kiến thức cơ bản về phức điệu: phức điệu tương phản, phức điệu mô phỏng, phức điệu nghiêm khắc; đối vị tư­ơng phản; một số hình thức mô phỏng; đối vị đảo ảnh; mối quan hệ giữa âm nhạc phức điệu và âm nhạc chủ điệu.

Phức điệu II               

Nội dung: những kiến thức cơ bản về lịch sử phức điệu; Fugue 3, 4 bè; phức điệu tự do: Invention, Fuga, Fughetta, Fugato; các thủ pháp phức điệu trong các tác phẩm cho thanh nhạc và khí nhạc; các phong cách âm nhạc phức điệu; thực hành viết Fugue 3, 4 bè.

Hòa âm II

Nội dung: những kiến thức cơ bản về chuyển điệu cấp II từ điệu trưởng, điệu thứ, chuyển điệu cấp III từ điệu trưởng, điệu thứ; chuyển điệu đẳng âm; chuyển điệu đẳng âm qua hợp âm 7 giảm, hợp âm 7 át, hợp  âm 3 tăng, bậc VI giáng (TSVI ), bậc II giáng (II  Napoliten); phân tích hòa âm, thực hành hòa âm trên đàn các nội dung đã học; áp dụng các nội dung đã học trong học phần để sáng tác Prelude hòa âm.

Tính năng nhạc cụ phương tây          

Nội dung: những kiến thức cơ bản về tính năng các nhạc cụ trong dàn nhạc giao hưởng: các nhạc cụ kèn gỗ; các nhạc cụ kèn đồng; các nhạc cụ dây; đàn  Arpa; các nhạc cụ gõ định âm; các nhạc cụ gõ không định âm; các kỹ năng phối hợp các nhạc cụ trên trong các tác phẩm.

Phối hợp xướng          

Nội dung: những kiến thức cơ bản về tính năng giọng hát; những khái niệm cơ bản về nghệ thuật hợp xư­ớng; phương pháp chuyển thể (arrangement); các thủ pháp hợp x­ướng cơ bản.

Phối khí I

Nội dung: những kiến thức cơ bản về lịch sử phát triển dàn nhạc, các loại dàn nhạc; dàn nhạc giao hưởng và tổng phổ; cơ cấu tổ chức dàn nhạc giao hưởng nhỏ, vừa và lớn; vai trò của bộ dây trong dàn nhạc giao hưởng và các lối viết 1, 2, 3, 4 bè trong bộ dây; bộ gỗ trong dàn nhạc giao hưởng; hòa âm trong bộ gỗ; bộ gỗ đi giai điệu; bộ gỗ đi giai điệu với bè dây đệm; bộ gỗ đi đồng âm cùng loại và khác loại; dàn nhạc giao hưởng nhỏ.

Đọc tổng phổ              

Nội dung: những kiến thức, kỹ năng đọc tổng phổ dàn nhạc để có thể đánh trên đàn Piano phục vụ cho việc nghiên cứu, phân tích các tác phẩm, dàn dựng chỉ huy; cách đọc tổng phổ dàn nhạc và các nguyên tắc tổng hợp trên đàn Piano; cách đọc các loại khóa; cách đọc tổng phổ các bộ nhạc cụ; các nguyên tắc tổng hợp các bộ nhạc cụ; cách xác định âm thực của các nhạc cụ so với cách viết trên tổng phổ của các nhạc cụ phương Tây và Việt Nam.

Thực tập nghề nghiệp

– Thực tập  chỉ huy tại các dàn nhạc chuyên nghiệp.

– Tham gia dàn dựng các chương trình nghệ thuật tại các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp.