Ngành Công nghệ chế biến lâm sản

Ngành đào tạo:           CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN LÂM SẢN (Forest Products Technology)

Trình độ đào tạo:

        ĐẠI HỌC

Thời gian đào tạo:

      4 năm

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Mục tiêu chung

Đào tạo cán bộ kỹ thuật trình độ đại học về chế biến lâm sản có đủ đức, tài để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hợp tác quốc tế; làm việc ở các cơ sở chế biến lâm sản, các cơ quan nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, các cơ quan quản lý, các cơ sở đào tạo về chế biến lâm sản trong và ngoài nước.

2. Mục tiêu cụ thể

Cán bộ kỹ thuật trình độ đại học về chế biến lâm sản:

– Được trang bị các kiến thức cơ bản, cơ sở và chuyên ngành.

– Có khả năng thiết kế công nghệ, chế tạo, sản xuất, thử nghiệm các sản phẩm gỗ, vật liệu gỗ và lâm sản ngoài gỗ; cải tiến các máy móc và thiết bị của ngành; tổ chức, chỉ đạo các hoạt động sản xuất, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ về chế biến lâm sản.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Danh mục các học phần bắt buộc

 

Kiến thức giáo dục đại cương

 

 

1

Triết học Mác – Lênin

8

Giáo dục quốc phòng

2

Kinh tế chính trị Mác – Lênin

9

Hóa học

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

10

Vật lý

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

11

Toán cao cấp

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

12

Xác suất – Thống kê

6

Ngoại ngữ

13

Tin học đại cương

7

Giáo dục thể chất

 

 

 

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

 

 

 

Kiến thức cơ sở ngành

 

 

1

Hình học họa hình

4

Kỹ thuật điện và điện tử

2

Cơ học lý thuyết

5

Nguyên lý và chi tiết máy

3

Sức bền vật liệu

6

Nhiệt kỹ thuật

 

Kiến thức ngành

 

 

1

Khoa học gỗ

7

Công nghệ xẻ

2

Nguyên lý cắt gọt gỗ và vật liệu gỗ

8

Công nghệ ván nhân tạo

3

Máy và thiết bị chế biến lâm sản

9

Công nghệ trang sức vật liệu gỗ

4

Tự động hóa trong chế biến lâm sản

10

Công nghệ mộc và thiết kế sản phẩm

5

Bảo quản lâm sản

11

Công nghệ hóa lâm sản

6

Công nghệ sấy lâm sản

 

 

Nội dung các học phần bắt buộc (Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)

Hình học họa hình

Các phương pháp vẽ hình chiếu. Phương pháp vẽ trong không gian 2, 3 chiều, phối cảnh. Quan hệ liên thuộc. Quan hệ cắt nhau. Quan hệ song song. Độ lớn thật. Đa diện. Đường cong và mặt cong. Các bài toán về cắt nhau, tiếp xúc của mặt cong.

Bản vẽ thiết kế. Chi tiết máy. Các hình biểu diễn một chi tiết máy phức tạp. Các mối ghép. Vẽ cơ cấu truyền động. Các yêu cầu về bản vẽ chi tiết máy. Bản vẽ lắp.

Cơ học lý thuyết

Tĩnh học vật rắn. Lý thuyết về hệ lực. Ma sát. Trọng tâm của vật rắn. Động học vật rắn. Động học điểm. Các chuyển động cơ bản của vật rắn. Hợp chuyển động của điểm. Chuyển động song phẳng. Động lực học. Đinh luật Newton và phương trình vi phân chuyển động. Các định lý cơ bản của động lực học vật rắn. Nguyên lý Đalambe. Lý thuyết va chạm.

Sức bền vật liệu

Nội lực và ứng suất. Lý thuyết về ngoại và nội lực. Ứng suất và trạng thái ứng suất. Các đặc trưng hình học của mặt cắt ngang. Mô men tĩnh. Mô men quán tính. Các trạng thái chịu lực đơn. Sức chịu phức tạp. Uốn xiên, Uốn và xoắn. Uốn và kéo hoặc nén. Lý thuyết về ổn định. Tải trọng động.

Kỹ thuật điện và điện tử

Kỹ thuật điện. Khái niệm cơ bản về mạch điện và từ. Mạch điện xoay chiều. Máy điện. Kỹ thuật điện tử. Kỹ thuật tín hiệu và các hệ thống điện tử điển hình. Kỹ thuật tương tự. Kỹ thuật xung số. Phân tích hệ thống điện tử. Đo lường và điều khiển trong kỹ thuật điện.

Nguyên lý và chi tiết máy

Cấu trúc cơ cấu. Phân tích động học và động lực học cơ cấu. Cơ cấu phẳng toàn khớp thấp. Truyền động ma sát. Truyền động bánh răng. Truyền động trục vít – bánh vít. Truyền động xích. Truyền động vít – đai ốc. Liên kết trong máy. Các mối ghép.

Nhiệt kỹ thuật

Khái niệm cơ bản. Chất môi giới, chất tải nhiệt. Các quá trình nhiệt động của khí và hơi. Chu trình nhiệt động. Dẫn nhiệt. Trao đổi nhiệt đối lưu. Trao đổi nhiệt bằng bức xạ. Truyền nhiệt và thiết bị trao đổi nhiệt.

Khoa học gỗ

Tên gọi. Cấu tạo gỗ. Cấu tạo thô đại. Cấu tạo siêu hiển vi. Tính chất vật lý, tính chất cơ học của gỗ. Khuyết tật gỗ. Khả năng gia công chế biến. Phân loại và định hướng sử dụng. Cấu tạo, tính chất và sử dụng tre, nứa, song mây.

Nguyên lý cắt gọt gỗ và vật liệu gỗ

Khái niệm về cắt gọt gỗ và vật liệu gỗ. Cắt gọt cơ bản. Động học và động lực học và quá trình biến dạng phoi trong cắt gọt cơ bản. Cắt gọt chuyên dùng. Bào và lạng gỗ. Tiện và bóc gỗ. Cưa xẻ gỗ. Phay gỗ. Mài, đánh nhẵn và đánh bóng. Một số dạng cắt gọt đặc biệt khác. Cắt gọt gỗ nhân tạo. Cắt gọt tre nứa.

Máy và thiết bị chế biến lâm sàn

Những vấn đề chung về máy và thiết bị gia công chế biến lâm sản. Cơ cấu chuyển động chính, chuyển động ăn dao và chuyển động bổ trợ trong máy và thiết bị gia công chế biến lâm sản. Các cơ cấu bổ trợ. Cấu tạo máy và thiết bị sử dụng đa lĩnh vực trong gia công chế biến lâm sản. Cấu tạo máy và thiết bị sử dụng ở lĩnh vực công nghệ hẹp trong gia công chế biến lâm sản. Dãy máy, máy tự động và dây chuyền tự động. Chuẩn bị dao cụ và lắp đặt chúng.

Tự động hóa trong chế biến lâm sản

Cơ sở lý thuyết, phân loại và những đặc tính của các phần tử tự động. Các bộ phận, thiết bị thường dùng trong hệ thống tự động chế biến lâm sản. Điều chỉnh và điều khiển tự động trong lĩnh vực chế biến lâm sản. Tự động hóa công nghệ gia công trong chế biến lâm sản.

Bảo quản lâm sản

Các tác nhân phá hoại lâm sản. Nấm. Công trùng. Hà biển. Các chế phẩm bảo quản. Yêu cầu và phân loại thuốc. Các loại thuốc. Cơ chế bảo quản. Công nghệ bảo quản lâm sản. Cơ chế thấm thuốc. Công nghệ bảo quản. Kiểm tra chất lượng bảo quản.

Công nghệ sấy lâm sản

Môi trường sấy. Nguyên liệu sấy. Bản chất của quá trình sấy. Chế độ sấy và tính toán thời gian sấy. Công nghệ và thiết bị sấy. Kiểm tra và điều khiển quá trình sấy. Tính toán thiết kế lò sấy.

Công nghệ xẻ

Đối tượng gia công và sản phẩm của quá trình cưa xẻ gỗ. Tính toán công nghệ: phương pháp xẻ, bản đồ xẻ, tỷ lệ thành khí, rọc rìa và cắt ngắn sản phẩm, …. Hàn mài và sửa chữa lưỡi cưa. Lựa chọn, tính toán và bố trí dây chuyền công nghệ xẻ.

Công nghệ ván nhân tạo

Nguyên liệu và yêu cầu của nguyên liệu. Chất kết dính. Các quá trình công nghệ, thông số công nghệ và lựa chọn thiết bị thích hợp để sản xuất ván dán, ván dăm, ván sợi (chủ yếu là ván sợi khối lượng thể tích trung bình sản xuất theo phương pháp khô), ván ghép thanh và một số loại ván nhân tạo có xu hướng phát triển.

Công nghệ trang sức vật liệu gỗ

Nguyên lý trang sức bề mặt. Đặc tính, công dụng và cách tạo một số chất phủ thông dụng. Phương pháp trang sức.

Công nghệ mộc và thiết kế sản phẩm

Nguyên lý cấu tạo sản phẩm mộc. Phương pháp công nghệ gia công chi tiết. Lắp ráp sản phẩm mộc. Thiết kế công nghệ mộc và chuẩn bị sản xuất.

Công nghệ hóa lâm sản

Công nghệ sản xuất dầu thông – colo-phan. Công nghệ sản xuất cánh kiến đỏ. Công nghệ nhiệt phân gỗ. Công nghệ sản xuất tannin. Công nghệ sản xuất bột giấy.