Ngành đào tạo: CÔNG NGHỆ LUYỆN KIM (Metallurgical Technology)
Trình độ đào tạo: Đại học
Thời gian đào tạo: 4 năm
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Mục tiêu chung
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ luyện kim (CNLK) trình độ đại học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản để phát triển toàn diện; Sinh viên tốt nghiệp có khả năng áp dụng những nguyên lý kỹ thuật cơ bản và các kỹ năng kỹ thuật để đảm đương công việc của người kỹ sư công nghệ.
Mục tiêu cụ thể:
Phẩm chất
Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ luyện kim là người có phẩm chất đạo đức và đủ sức khoẻ tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Kiến thức
Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ luyện kim được đào tạo theo mô hình ngành rộng, được trang bị đầy đủ kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức cơ sở ngành và kiến thức ngành để có thể ứng dụng sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
Chương trình chú trọng phát triển khả năng ứng dụng các nguyên lý kỹ thuật cơ bản và các kỹ năng kỹ thuật để sau khi tốt nghiệp kỹ sư dễ dàng tiếp cận được các công nghệ mới, thích nghi nhanh chóng khi thay đổi đối tượng công nghệ hoặc vật liệu trong điều kiện hội nhập của nền kinh tế tri thức toàn cầu.
Kỹ năng
Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ luyện kim có kỹ năng thực hành cao trong sử dụng thiết bị và ứng dụng công nghệ;
Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ luyện kim có khả năng chỉ đạo, tổ chức sản xuất và áp dụng các công nghệ luyện kim truyền thống và tiên tiến tại các cơ sở sản xuất.
Khả năng làm việc
Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ luyện kim sẽ đảm trách công tác tại các nhà máy, xí nghiệp, làm việc tại các Viện, trường, các trung tâm ứng dụng và triển khai công nghệ;
Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ luyện kim có khả năng chỉ đạo, tổ chức sản xuất và áp dụng các quy trình công nghệ vào điều kiện sản xuất thực tế tại các cơ sở sản xuất thuộc lĩnh vực Luyện kim;
Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ luyện kim có khả năng tiếp cận, triển khai các công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Danh mục các học phần bắt buộc
Kiến thức giáo dục đại cương |
|||
1 |
Những nguyên lý cơ bản của CNMLN |
8 |
Toán cao cấp 3 |
2 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
9 |
Vật lý đại cương 1 (bao gồm cả thí nghiệm) |
3 |
Đường lối CM của Đảng CSVN |
10 |
Hoá học đại cương 1 |
4 |
Nhập môn quản trị học |
11 |
Nhập môn tin học |
5 |
Ngoại ngữ |
12 |
Hoá phân tích |
6 |
Toán cao cấp 1 |
13 |
Giáo dục thể chất |
7 |
Toán cao cấp 2 |
14 |
Giáo dục quốc phòng – an ninh |
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp |
|||
Kiến thức cơ sở ngành |
|||
1 |
Kỹ thuật điện |
5 |
Hình họa Vẽ kỹ thuật |
2 |
Kỹ thuật điện tử |
6 |
Chi tiết máy (Trong đó có 1 Bài tập lớn) |
3 |
Kỹ thuật nhiệt |
7 |
Hóa vô cơ |
4 |
Cơ học ứng dụng |
8 |
An toàn lao động và kỹ thuật môi trường |
Kiến thức ngành |
|||
1 |
Hoá lý luyện kim |
6 |
Kỹ thuật đo và điều khiển tự động |
2 |
Kim loại học |
7 |
Công nghệ luyện kim |
3 |
Vật liệu kim loại |
8 |
Lý thuyết biến dạng dẻo và gia công áp lực |
4 |
Lý thuyết luyện kim |
9 |
Chuyển pha và công nghệ nhiệt luyện |
5 |
Lò công nghiệp (có BTL) |
10 |
Lý thuyết đông đặc và công nghệ đúc hàn |
Thực tập – Tốt nghiệp |
|||
1 |
Thực tập nhận thức |
3 |
Đồ án tốt nghiệp |
2 |
Thực tập kỹ thuật |
Nội dung các học phần bắt buộc (Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)
Kỹ thuật điện:
– Những khái niệm cơ bản về mạch. Mạch điện hình sin. Mạch điện ba pha.
– Khái niệm cơ bản về máy điện. Máy biến áp. Động cơ không đồng bộ. Máy điện đồng bộ. Máy điện một chiều.
Kỹ thuật điện tử:
1- Khái niệm cơ bản; 2- Linh kiện thụ động; 3- Điot bán dẫn; 4- Tranzitor; 5- Khuếch đại; 6- Các mạch dao động; 7- Bộ chỉnh lưu; 8- Kỹ thuật số; 9- ứng dụng trong công nghiệp.
Kỹ thuật nhiệt:
Nhiệt độ kỹ thuật và Truyền nhiệt: Quy luật biến đổi năng lượng (Nhiệt năng và Cơ năng). Tính chất của các loại môi chất. Nguyên lý làm việc của các động cơ nhiệt và máy lạnh; Các dạng truyền nhiệt cơ bản: dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ; Hiện tượng truyền nhiệt tổng hợp và các loại thiết bị trao đổi nhiệt.
Cơ học ứng dụng
Những nguyên lý cơ bản nhất của Cơ học vật rắn tuyệt đối và ứng dụng với mô hình cơ cấu thường gặp.
Hình họa vẽ kỹ thuật:
– Kỹ thuật vẽ giao tuyến (hình họa)
– Biến đổi hình chiếu và xác định hình thật. (hình họa)
– Kỹ thuật khai triển một mặt (hình họa)
– Các tiêu chuẩn trong vẽ kỹ thuật
– Kỹ thuật vẽ phẳng
– Các hình biểu diễn: Hình chiếu, hình cắt, mặt cắt, hình chiếu trục đo, hình trích.
– Phân tích, đọc hiểu bản vẽ phẳng, vật thể xuyên.
– Biểu diễn các chi tiết ghép và mối ghép.
– Biểu diễn các chi tiết truyền động và các bộ truyền động.
– Một số kết cấu kỹ thuật điển hình.
– Tạo bản vẽ lắp.
– Đọc hiểu bản vẽ lắp và vẽ tách chi tiết.
– Dung sai, lắp ghép, nhám bề mặt.
– Sử dụng Auto_CAD 2D và 3D
Chi tiết máy (Trong đó có 1 Bài tập lớn):
– Các vấn đề cơ bản trong tính toán thiết kế chi tiết máy.
– Tải trọng, ứng suất, chỉ tiêu về khả năng làm việc, độ bền mỏi …
– Các chi tiết máy ghép.
– Các bộ truyền động thông dụng trong truyền động cơ khí: bộ truyền đai, xích, bánh răng, trục vít.
– Tính toán và thiết kế trục
– ổ trượt và ổ lăn.
– Khớp nối
Hoá vô cơ:
Làm quen với các nguyên tố hoá học và hiểu được cấu tạo của chúng, nắm được các lực liên kết trong hợp chất hoá học, biết được khả năng và chiều của các phản ứng hoá học các chất vô cơ.
An toàn lao động và kỹ thuật môi trường:
Môn học trình bày các khái niệm về nguyên nhân gây tai nạn lao động, nguyên nhân gây cháy nổ trong sản xuất luyện kim, các khái niệm về hệ sinh thái và môi trường, hiện trạng ô nhiễm môi trường hiện nay cũng như các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường không khí, nước và đất nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, trình độ quản lý cơ sở vật chất cũng như ý thức bảo hộ lao động, bảo vệ môi trường.
Hoá lý luyện kim:
Học phần bao gồm 3 phần là nhiệt động học, cơ học thống kê và động học hoá học. Nội dung bao gồm các chương: nhiệt hoá học, chiều hướng giới hạn quá trình, cân bằng hoá học, cân bằng pha, cơ học thống kê, tốc độ phản ứng, động học quá trình dị thể và xúc tác.
Kim loại học:
1- Cấu trúc: Khái niệm, cấu tạo mạng tinh thể, một số cấu trúc thường gặp của vật liệu kim loại, khuyết tật cấu trúc. 2- Giản đồ trạng thái: Hệ hai nguyên, Đặc điểm pha theo vị trí trên giản đồ, hệ Fe-C, hệ ba nguyên. 3- Khuếch tán và Chuyển pha. 4- Tính chất cơ học và Chọn vật liệu.
Vật liệu kim loại:
Môn học giới thiệu các vật liệu kim loại thông dụng chủ yếu được sử dụng trong công nghiệp, cơ tính, phương pháp xử lý nhiệt điển hình và ứng dụng.
Lý thuyết luyện kim:
Gồm 4 phần: hỏa luyện (4 chương); thuỷ luyện (2 chương); điện phân (3 chương) và Phần thí nghiệm của ba nội dung trên.
Lò công nghiệp (có BTL):
Chương 1: Các đặc trưng cơ bản của lò công nghiệp; chương 2: công tác nhiệt của lò; chương 3: Nhiên liệu và thiết bị đốt; chương 4: các thể xây và khung lò, vỏ lò; chương 5: Hệ thống thoát khói và cung cấp gió; chương 6: Một số lò công nghiệp. Sinh viên phải hoàn thành 4 bài tập (gộp thành BTL)
Kỹ thuật đo và điều khiển tự động:
Kỹ thuật đo, cơ sở kỹ thuật điều khiển; các thành phần cơ bản của hệ thống điều khiển quá trình; hệ thống điều khiển quá trình nung.
Công nghệ luyện kim:
Công nghệ luyện gang, thép, ferro, đồng, kẽm, nhôm
Lý thuyết biến dạng dẻo và gia công áp lực:
Bằng phương pháp toán học nghiên cứu các vấn đề trạng thái ứng suất, trạng thái biến dạng trong vật thể bị biến dạng, phân tích các điều kiện quá độ chuyển biến sang trạng thái dẻo của kim loại.
Chuyển pha và công nghệ nhiệt luyện:
Môn học giới thiệu lý thuyết các chuyển biến pha cơ bản xảy ra khi nhiệt luyện. Các công nghệ nhiệt luyện thép, hợp kim màu, các phương pháp hóa bền bề mặt phổ biến trong thực tế.
Lý thuyết đông đặc và công nghệ đúc, hàn:
Trang bị cho sinh viên các cơ sở lý thuyết về quá trình đông đặc của kim loại và hợp kim (quá trình chuyển pha lỏng-đặc), các biện pháp tác động vào quá trình để nâng cao chất lượng sản phẩm.
Cơ sở lý thuyết và công nghệ tạo hình bằng phương pháp đúc, hàn thông dụng và tiên tiến.
Tìm hiểu thực tế quá trình đúc, hàn trong sản xuất công nghiệp.
Thực tập nhận thức:
1. Tìm hiểu việc xây dựng quy trình công nghệ từ bản vẽ đến thực tiễn; 2- Đo lường; 3-Gia công nguội; 4- Chuẩn bị vật liệu và phôi; 5- Gia công cắt gọt; 6- Gò hàn và nhiệt luyện; 7- Công nghệ CNC; 8- Làm quen với công tác quản lý của một cơ sở sản xuất, vấn đề an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong lĩnh vực công nghệ luyện kim.
Thực tập kỹ thuật:
Thực tập tại các nhà máy hoặc cơ sở sản xuất; Luyện gang, Luyện thép, Cán thép, Đúc, Cơ khí… Thăm quan các cơ sở nghiên cứu, quản lý, sản xuất, kinh doanh,… có liên quan như viện nghiên cứu, mỏ khai thác khoáng sản, công ty kinh doanh gang thép, hợp kim,… Viết báo cáo thực tập và bảo vệ.
Đồ án tốt nghiệp:
Giải quyết một vấn đề cụ thể trong chu trình luyện kim thuộc lĩnh vực hoá học vật liệu, vật lý vật liệu hoặc cơ học vật liệu. Sau khi nhận đề tài tốt nghiệp (nghiên cứu, thiết kế,…) đã được bộ môn chuyên ngành phê duyệt, sinh viên tự xây dựng đề cương chi tiết và triển khai thực hiện dưới sự hướng dẫn của cán bộ giảng dạy hoặc cán bộ nghiên cứu.