Ngành Công nghệ thực phẩm

Ngành đào tạo:          CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM (Food Technology)

Trình độ đào tạo :      ĐẠI HỌC

Thời gian đào tạo:      4 năm


MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Mục tiêu chung

– Đào tạo kỹ sư công nghệ thực phẩm có kiến thức và kỹ năng làm việc về nguyên liệu và tạo ra sản phẩm thực phẩm. Biết vận dụng quy trình công nghệ, thiết bị kỹ thuật thích hợp và tiên tiến. Biết quản lý sản xuất hợp lý nhằm đạt được năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao trong điều kiện phát triển kinh tế ngành bền vững của đất nước.

– Sau khi tốt nghiệp các kỹ sư Công nghệ thực phẩm có thể đảm nhiệm các công việc tại các cơ sở chế biến, sản xuất, kinh doanh, đào tạo, nghiên cứu và quản lý thực phẩm.

Mục tiêu cụ thể

– Phẩm chất: Có phẩm chất đạo đức và sức khỏe để tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

– Kiến thức: Sinh viên được hiểu biết đầy đủ về ngành nghề thực phẩm, có tinh thần hướng nghiệp, yêu nghề và có tinh thần trách nhiệm trong nghề nghiệp. Được trang bị đầy đủ kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức cơ sở ngành và kiến thức ngành để có khả năng tạo ra sản phẩm có chất lượng và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước.

– Kỹ năng: Có khả năng liên kết các quan hệ trong hệ thống kỹ thuật thực phẩm để có thể xây dựng kế hoạch, lập dự án; tham gia điều hành và quản lý công nghệ kỹ thuật cho các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:

Danh mục các học phần bắt buộc:

Kiến thức giáo dục đại cương:

1

Triết học Mác-Lênin

9

Toán cao cấp 3

2

Kinh tế chính trị Mác – Lênin

10

Xác suất – Thống kê

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

11

Vật lý đại cương 1

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

12

Hóa học đại cương 1

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

13

Nhập môn tin học

6

Ngoại ngữ

14

Giáo dục thể chất

7

Toán cao cấp 1

15

Giáo dục Quốc phòng

8

Toán cao cấp 2

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

a) Kiến thức cơ sở của khối ngành và ngành

1

Hóa học thực phẩm

8

Đánh giá cảm quan thực phẩm

2

Hóa sinh học thực phẩm

9

Kỹ thuật thực phẩm 1

3

Vi sinh vật học thực phẩm

10

Kỹ thuật thực phẩm 2

4

Dinh dưỡng

11

Kỹ thuật thực phẩm 3

5

An toàn thực phẩm

12

Kỹ thuật bao bì thực phẩm

6

Vật lý thực phẩm

13

Quản lý chất lượng

7

Phân tích thực phẩm

14

Phát triển sản phẩm

b) Kiến thức ngành

1

Công nghệ sau thu hoạch

3

Công nghệ sinh học thực phẩm

2

Công nghệ chế biến thực phẩm

c) Thực hành, thực tập

1

Thí nghiệm Hóa học & Hóa sinh thực phẩm

5

Đồ án công nghệ chế biến

2

Thí nghiệm vi sinh & an toàn thực phẩm

6

Thực tập kỹ thuật thực phẩm

3

Thí nghiệm đánh giá chất lượng thực phẩm

7

Đồ án kỹ thuật thực phẩm

4

Thực tập công nghệ chế biến

8

Thực tập sản xuất và tốt nghiệp

Nội dung các học phần bắt buộc (Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)

Hóa học thực phẩm: Bao gồm các kiến thức: Nước, hoạt độ của nước, vai trò của nước đối với cấu trúc, chất lượng thực phẩm; Thành phần hóa học cơ bản: protein, glucid, lipid, vitamin, khoáng, hợp chất phenol thực vật, hợp chất tạo màu, tạo vị và cấu trúc cho sản phẩm thực phẩm; Các phản ứng hóa học xảy ra trong thực phẩm: thủy phân, phân hủy, tổng hợp, oxy hóa khử, trùng hợp, … liên quan đến chất lượng thực phẩm trong quá trình chế biến và bảo quản.

Hóa sinh học thực phẩm: Bao gồm các kiến thức về: Enzym và vai trò trong trao đổi chất, đồng hóa và dị hóa. Những biến đổi của các hợp chất chính có trong thực phẩm (protein, glucid, lipid, axit nucleic…) trong quá trình cơ thể sống và trong bảo quản chế biến thực phẩm ứng dụng của các quá trình biến đổi này để sản xuất sản phẩm thực phẩm theo hướng có lợi.

Vi sinh vật học thực phẩm: Bao gồm các kiến thức về: Phân loại và đánh giá các hệ vi sinh vật thường gặp trong nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm; ứng dụng các hệ vi sinh vật có lợi và hạn chế các vi sinh vật có hại trong quá trình chế biến, bảo quản thực phẩm.

Dinh dưỡng: Bao gồm các kiến thức về: Cơ sở hóa sinh học dinh dưỡng và nhu cầu các chất dinh dưỡng; các hệ thống đánh giá giá trị dinh dưỡng của thức ăn, nhu cầu dinh dưỡng cộng đồng.

An toàn thực phẩm: Bao gồm các kiến thức về: Các loại độc tố thường gặp trong quá trình thu nhận, sơ chế, bảo quản, chế biến thực phẩm; các biện pháp hạn chế và xử lý độc tố trong thực phẩm; xử lý các tình trạng ngộ độc thực phẩm.

Vật lý thực phẩm: Bao gồm các kiến thức về: Các tính chất về cơ học, lưu biến, quang học, nhiệt, điện, điện từ, thủy khí, động lực học của vật liệu thực phẩm; các phương pháp đo các tính chất này.

Phân tích thực phẩm: Bao gồm các kiến thức về: Phương pháp lấy mẫu và xử lý mẫu; các phương pháp phân tích về công cụ: định tính, định lượng cơ bản về thành phần hóa học, tính chất hóa lý của các loại thực phẩm.

Đánh giá cảm quan thực phẩm: Bao gồm các kiến thức về: Cơ sở tâm lý và tâm sinh lý của các phép thử cảm quan và thị hiếu người tiêu dùng; xử lý số liệu thống kê; phương pháp điều tra và đánh giá thị hiếu và cảm quan.

Kỹ thuật thực phẩm 1Bao gồm các kiến thức về: Các quá trình và thiết bị trong thực phẩm có có liên quan mật thiết đến quá trình vật lý; khái quát về các nguyên lý cơ bản của kỹ thuật cũng như hệ đơn vị, thứ nguyên sử dụng trong các quá trình kỹ thuật thực phẩm; cân bằng vật chất và năng luợng trong tính toán các quá trình chế biến thực phẩm; cơ học lưu chất: các quá trình cơ học và cơ học lưu chất xảy ra và sự biến đổi tính chất của lưu chất; các máy móc, thiết bị, phương tiện thực hiện các quá trình cơ học lưu chất: lắng, lọc, ly tâm, các hệ thống bơm, quạt, …..; cơ học vật liệu rời: tính chất vật lý, quá trình và thiết bị vận chuyển, nghiền nhỏ, phân cỡ vật liệu rời; truyền nhiệt: các nguyên lý và phương thức truyền nhiệt trong quá trình chế biến, bảo quản thực phẩm, các thiết bị truyền nhiệt cơ bản.

Kỹ thuật thực phẩm 2: Bao gồm các kiến thức về: Các quá trình và thiết bị trong thực phẩm có liên quan mật thiết đến các quá trình hóa lý – hóa học; các quá trình truyền chất, biến đổi pha, tách chiết, thủy phân, phân hủy, tổng hợp, oxy hóa khử.

Kỹ thuật thực phẩm 3: Bao gồm các kiến thức về: Các quá trình và thiết bị sinh học; kỹ thuật lên men: Truyền thống, hiện đại; sinh tổng hợp enzyme; kỹ thuật sử dụng các chế phẩm enzyme.

Quản lý chất lượng: Bao gồm các kiến thức về: Khái niệm chung về chất lượng, đánh giá, kiểm tra, định lượng và quản lý chất lượng thực phẩm; các hoạt động quản lý chất lượng thực phẩm; hệ thống tiêu chuẩn chất lượng của Việt Nam và quốc tế; các phương pháp đảm bảo chất lượng thực phẩm.

Quản trị sản xuất: Bao gồm các kiến thức về: Những khái niệm cơ bản về quản lý doanh nghiệp thực phẩm: quản trị doanh nghiệp thực phẩm bao gồm: tổ chức, nhân sự, lập kế hoạch sản xuất, tồn trữ, tiếp thị, lưu thông phân phối và thu hồi các sản phẩm công nghiệp thực phẩm nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm và hiệu quả kinh tế.

Quản lý môi trường: Bao gồm các kiến thức về: Nguyên lý đảm bảo môi trường sạch và an tàn trong và ngoài xí nghiệp thực phẩm; sản xuất sạch và sạch hơn.

Phát triển sản phẩm: Bao gồm các kiến thức về: Chiến lược kinh doanh liên quan đến việc phát triển sản phẩm; ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển sản phẩm mới.

Công nghệ sau thu hoạch: Bao gồm các kiến thức về: Các dạng hư hỏng của nguyên liệu thực phẩm trong quá trình xử lý và bảo quản sau thu hoạch; các phương pháp xử lý và bảo quản nguyên liệu tươi; Các công nghệ chế biến sau thu hoạch.

Công nghệ chế biến thực phẩm: Bao gồm các kiến thức về: Các công nghệ thường gặp trong bảo quản và chế biến thực phẩm: công nghệ tồn trữ và đóng hộp thực phẩm, công nghệ sấy và làm khô, công nghệ làm lạnh và lạnh đông, công nghệ xử lý bằng hóa học (màu, mùi,…), các công nghệ cao: nanô, chân không, chiếu xạ, thăng hoa, …

Công nghệ sinh học thực phẩm: Bao gồm các kiến thức về: Khái niệm về công nghệ sinh học áp dụng trong thực phẩm; kiến thức cơ sở về công nghệ sinh học; áp dụng công nghệ sinh học vào thực phẩm; công nghệ sản xuất rượu bia và các loại đồ uống lên men; công nghệ sản xuất các chế phẩm sinh học, công nghệ tế bào, công nghệ gen.

Thí nghiệm Hóa học & hóa sinh thực phẩm: Bao gồm các kiến thức về: Phương pháp xác định các thành phần trong thực phẩm: glucid, lipid, protein, chất khoáng, hoạt tính enzyme, các chuyển hóa sinh hóa quan trọng trong chế biến và bảo quản nguyên liệu và sản phẩm thực phẩm.

Thí nghiệm vi sinh & an toàn thực phẩm: Bao gồm các kiến thức về: Xác định các chủng vi sinh vật thường gặp trong thực phẩm; nuôi cấy và sưu tập các chủng vi sinh vật (ngân hàng giống VSV); phát hiện các độc tố do vi sinh vật gây ra.

Thí nghiệm đánh giá chất lượng: Bao gồm các kiến thức về: Lấy và xử lý mẫu; xây dựng các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá; tổ chức phân tích và đánh giá; phân tích các kết quả đánh giá và các kết luật; thiết lập tiêu chuẩn sản phẩm (tiêu chuẩn nội bộ)

Thực tập công nghệ chế biến: Thực hành chế biến một số sản phẩm thực phẩm: đồ hộp, đồ uống, thực phẩm ăn liền, …

Đồ án công nghệ chế biến: Hướng dẫn cho sinh viên tập thiết kế một số công đoạn trong một quy trình công nghệ chế biến thực phẩm, cụ thể như: thiết kế công nghệ, máy và thiết bị, nhà xưởng, điện, hơi, nước, …

Thực tập kỹ thuật thực phẩm: Thực tập về nguyên lý, cấp tạo, cách vận hành, bảo trì thiết bị và hệ thống thiết bị chế biến thực phẩm đối với các quá trình cơ bản về vật lý, hóa lý, hóa học và sinh học.

Đồ án kỹ thuật thực phẩm: Hướng dẫn sinh viên tập thiết kế các quá trình và thiết bị trong công nghệ thực phẩm.

Thực tập sản xuất và tốt nghiệp: Giúp sinh viên làm quen với điều kiện làm việc của các nhà máy, công ty, xưởng sản xuất thực phẩm, tìm hiểu các thiết bị trong các phân xưởng, tập làm quen với vị trí người kỹ sư tương lai.