Ngành đào tạo: CÔNG TÁC XÃ HỘI (Social Work)
Trình độ đào tạo: Đại học
Thời gian đào tạo: 4 năm
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Mục tiêu chung
Đào tạo các cử nhân Công tác xã hội có phẩm chất chính trị đạo đức nghề nghiệp, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, có tinh thần say mê yêu nghề, nắm vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành về nghề Công tác xã hội, có khả năng phát hiện, giải quyết những vấn đề trong mối quan hệ xã hội và nâng cao năng lực con người.
Mục tiêu cụ thể
Sau khi tốt nghiệp, cử nhân Công tác xã hội có thể:
– Cung ứng dịch vụ công tác xã hội tại các cơ sở và tổ chức xã hội (các cơ sở, cơ quan, tổ chức công và tư)
– Làm công tác xã hội chuyên nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau như: sức khỏe, giáo dục, pháp luật, kinh tế, truyền thọng, xã hội, văn hoá, môi trường …
– Làm việc trực tiếp tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo có liên quan đến công tác xó hội.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Danh mục các học phần bắt buộc
Kiến thức giáo dục đại cương |
|||
1 |
Triết học Mác – Lênin |
6 |
Nhập môn Tin học |
2 |
Kinh tế chính trị Mác – Lênin |
7 |
Ngoại ngữ |
3 |
Chủ nghĩa xã hội khoa học |
8 |
Giáo dục thể chất |
4 |
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt |
9 |
Giáo dục Quốc phòng |
5 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
|
|
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp |
|||
a. Kiến thức cơ sở của khối ngành |
|||
1 |
Lịch sử văn minh thế giới |
4 |
Nhập môn Lôgic học |
2 |
Đại cương văn hoá Việt |
5 |
Tâm lý học đại cương |
3 |
Pháp luật đại cương |
6 |
Xã hội học đại cương |
b. Kiến thức cơ sở ngành |
|||
1 |
Phát triển học |
6 |
Phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu xã hội học |
2 |
Nhập môn nhân học xã hội |
7 |
Tâm lý học xã hội |
3 |
Sức khoẻ cộng đồng |
8 |
Tâm lý học phát triển |
4 |
Giới và phát triển |
9 |
Hành vi con người và môi trường xã hội |
5 |
Gia đình học |
|
|
c. Kiến thức ngành |
|||
1 |
Nhập môn công tác xã hội |
6 |
Thực hành công tác xã hội (II) |
2 |
Công tác xã hội với cá nhân |
7 |
An sinh xã hội và những vấn đề xã hội |
3 |
Công tác xã hội với nhóm |
8 |
Chính sách xã hội |
4 |
Tổ chức và Phát triển cộng đồng |
9 |
Tham vấn |
5 |
Thực hành công tác xã hội (I) |
10 |
Quản trị ngành Công tác xã hội |
Nội dung các học phần bắt buộc (Phần Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)
Lịch sử văn minh thế giới
Giới thiệu tổng quát về sự hình thành, phát triển các nền văn minh trên thế giới, các thành tựu chủ yếu, vai trò, vị trí của nền văn minh này trong tiến trình lịch sử nhân loại với nội dung cụ thể sau: Văn minh Ai Cập, văn minh Lưỡng Hà, văn minh Ấn Độ, văn minh Trung Hoa, văn minh Hồi giáo, văn minh phương Tây từ cổ đại đến hiện đại.
Đại cương văn hoá Việt Nam
Bao gồm những kiến thức cơ bản về văn hoá, văn hoá học và văn hoá Việt Nam trong lịch sử hình thành và phát triển từ nền tảng văn hoá, văn hoá kỳ đầu công nguyên, thời Đại Việt và thời hiện đại. Nội dung trọng tâm là văn hoá truyền thống sang hiện đại.
Pháp luật đại cương
Nội dung bao gồm kiến thức cơ bản về nhà nước và pháp luật, quan hệ trách nhiệm pháp lý, các quy phạm, các văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống pháp luật Việt Nam, cấu trúc bộ máy Nhà nước, cũng như chức năng, thẩm quyền và địa vị pháp lý của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Nhập môn lôgic học
Học phần bao gồm các nội dung: Những vấn đề của lôgic học truyền thống; một số nội dung của lôgic học hiện đại; lịch sử lôgic; những quy luật, những hình thức cơ bản của tư duy.
Tâm lý học đại cương
Học phần giới thiệu cho sinh viên đối tượng, phương pháp nghiên cứu của tâm lý học đại cương; đồng thời cũng cung cấp cho sinh viên những khái niệm cơ bản của tâm lý học đại cương, bản chất của hiện tượng tâm lý, cơ sở tâm lý thần kinh, các hiện tượng tâm lý người và hiểu biết các quá trình tình cảm, xúc cảm, nhận thức và ý chí. Qua học phần này, sinh viên sẽ nắm được bản chất của nhân cách và các thuộc tính của nhân cách.
Xã hội học đại cương
Cung cấp cho sinh viờn một số kiến thức cơ bản và có hệ thống về Xã hội học, bao gồm: đối tượng, chức năng của Xã hội học; Lịch sử hình thành và phát triển Xã hội học; Cấu trúc của môn học Xã hội học: lý thuyết và thực hành, hệ thống các khái niệm và nguyên lý cơ bản của Xã hội học, các chuyên ngành Xã hội học, một số phương pháp nghiên cứu cơ bản của Xã hội học, quan hệ giữa Xã hội học và Công tác xã hội.
Phát triển học
Học phần cũng cung cấp cho sinh viên một số khái niệm cơ bản về phát triển, phát triển bền vững, phát triển và chậm phát triển, các tiêu chí của sự phát triển làm cơ sở cho một số môn học khác như: Phát triển cộng đồng, Quản lý dự án theo định hướng phát triển, Dân số và phát triển, Phụ nữ và phát triển….
Nhập môn nhân học xã hội
Học phần cung cấp cho sinh viên: khái niệm nhân học và nhân học xã hội; Đối tượng của Nhân học xã hội là con người trong tính tổng thể của nó, là mối quan hệ cơ bản giữa con người và xã hội; những cấu trúc và thiết chế xã hội; Những quy luật chi phối hoạt động của con người và xã hội trêm các bình diện tư tưởng, kinh tế, chính trị, môi trường, văn hoá; Giải thích sự vận động của xã hội trong những tiến trình lịch sử khác nhau.
Nội dung kiến thức cơ bản của Nhân học xã hội gắn bó với nội dung triết học về con người, về dân tộc học, về tâm lý xã hội và làm nền cho nhiều lĩnh vực khác nhau của Công tác xã hội.
Sức khoẻ cộng đồng
Học phần hướng vào cung cấp những cơ sở lý luận của sức khoẻ cộng đồng và những kiến thức, kỹ năng trong các hoạt động chăm sóc sức khoẻ ban đầu, sức khoẻ cộng đồng.
Giới và phát triển
Giúp cho sinh viên có những hiểu biết về giới một cách khoa học và có hệ thống. Kết thúc học phần này sinh viên có thể vận dụng những lý luận cơ bản về giới và phát triển để phần tích các vấn đề: giới trong lao động – nghề nghiệp, trong giáo dục, y tế, văn hoá, chính sách xã hội … Học phần cho thấy vai trò giới trong sự phát triển của xã hội Việt Nam. Học phần cũng đưa ra cách thức lồng ghép giới trong các chương trình, dự án phát triển nhằm giỳp sinh viên có thể tự tham gia hay thực hiện các chương trình phát triển cộng đồng ở Việt Nam.
Gia đình học
Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các cách tiếp cận, các khái niệm và những phương pháp nghiên cứu gia đình. Kết thúc học phần sinh viên có thể nắm được lịch sử của gia đình, sự hình thành và phát triển của gia đình, những mối quan hệ bên trong gia đình, mối quan hệ giữa gia đình và các thiết chế khác trong xã hội, những yếu tố ảnh hưởng đến gia đình cũng như những sự biến đổi của gia đình.
Phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu xã hội học
Cung cấp cho sinh viên một số kiến thức cơ bản và hệ thống về phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu xã hội học cụ thể và vận dụng các phương pháp trong nghiên cứu và hoạt động xã hội, cụ thể là: phương pháp luận, một số phương pháp cụ thể như phương pháp quan sát, phân tích tư liệu, phương pháp phỏng vấn cá nhân, phỏng vấn nhóm, phương pháp phỏng vấn sâu, phỏng vấn tiểu sử, phương pháp chọn mẫu, phương pháp dân tộc học.
Tâm lý học xã hội
Học phần giới thiệu cho sinh viên hiểu được bản chất, nguồn gốc của các hiện tượng tâm lý xã hội, hiểu được các cơ chế ảnh hưởng xạ hội và một số hiện tượng tâm lý xã hội của nhóm; giúp sinh viên nắm được các hiện tượng tâm lý xảy ra trong các nhóm nhỏ và vấn đề quyền lực, các phong cách lãnh đạo trong nhóm nhỏ. Kết thúc học phần sinh viên sẽ nhận biết được các cử chỉ phi ngôn ngữ và các hình thức giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Tâm lý học phát triển
Học phần giúp sinh viên nắm vững bản chất của tâm lý học phát triển, nắm vững bản chất, quy luật của sự phát triển con người trong quá trình phát triển cá thể; nắm được các nhân tố và động lực của sự phát triển tâm lý và các đặc điểm phát triển tâm lý cơ bản của các lứa tuổi trong quá trình phát triển.
Hành vi con người và môi trường xã hội
Giúp sinh viên hiểu được các yếu tố cơ bản về sinh học, vật lý học, văn hoá và xã hội của mỗi cá nhân con người gắn liền với hệ thống xã hội. Làm rõ mối tương tác qua lại giữa hành vi con người với môi trường xã hội trong suốt vòng đời của các đối tượng khách hàng khác nhau, cá nhân, nhóm, gia đình, đặc biệt nhấn mạnh đến ảnh hưởng của giá trị, nhu cầu, mục đích của hệ thống xã hội, gắn liền với thực tiễn công tác xã hội.
Nhập môn công tác xã hội
Học phần giúp sinh viên hiểu được Công tác xã hội là một ngành khoa học và một nghề riêng biệt. Sinh viên sẽ được giới thiệu đôi nét về lịch sử hình thành, nền tảng triết lý và khoa học, các đặc trưng cơ bản của công tác xã hội, các giá trị và quy tắc đạo đức và nguyên tắc hành động của ngành, quan hệ giữa Công tác xã hội với các ngành khoa học khác như Triết học, Xã hội học, Sinh học, Y học. Đồng thời giúp sinh viên nhận thức rõ các lĩnh vực hoạt động của Công tác xã hội.
Công tác xã hội với cá nhân
Giới thiệu cho sinh viên mục đích, vị trí, vai trò và nội dung của phương pháp Cọng tác xã hội với cá nhân, lịch sử hình thành và phát triển của phương pháp này, quan hệ giữa nhân viên Công tác xã hội với khách hàng (thân chủ), hiểu rõ các bước đi, nguyên tắc của phương pháp này. Qua đó, sinh viên vừa được nâng cao nhận thức, vừa được trang bị một số kỹ năng riêng của công tác xã hội với cá nhân (với từng thân chủ cụ thể).
Công tác xã hội với nhóm
Giới thiệu cho sinh viên khái niệm nhóm trong công tác xã hội, công tác xã hội nhóm, sự khác nhau giữa công tác xã hội nhóm với tâm lý nhóm, mục đích, nội dung phương pháp công tác xã hội với nhóm, bước đầu vận dụng kiến thức và kỹ năng về hành động nhóm, vai trò cán bộ xã hội tác động vào tiến trình nhóm.
Tổ chức và phát triển cộng đồng
Giúp sinh viên hiểu rõ khái niệm cộng đồng, phát triển cộng đồng và phương pháp tổ chức và phát triển cộng đồng. Hiểu rõ mục đích, nội dung, biện pháp tổ chức và phát triển cộng đồng, chú trọng đặc biệt xây dựng nguồn lực và tạo quyền chủ động cho cộng đồng để giải quyết các vấn đề hiện tại, tương lai để phát triển bền vững.
Thực hành công tác xã hội I
Trong công tác xã hội thực hành, nghĩa là thực hành các phương pháp Công tác xã hội dưới sự hướng dẫn của một cán bộ công tác xã hội có kinh nghiệm, sinh viên sẽ có cơ hội tiếp cận với các vấn đề xã hội được nghe ở lớp, nối kết lý thuyết và thực tế, nhất là phát triển thái độ nghề nghiệp và áp dụng phương pháp, kỹ năng Công tác xã hội học trên lớp.
Sinh viên thực tập về phương pháp Công tác xã hội cá nhân và nhóm tại một số cơ sở có ỏp dụng Công tác xã hội chuyên môn. Trong trường hợp ngược lại và tại đơn vị không có cán bộ Công tác xã hội chuyên nghiệp thì nhà trường phải gửi cỏn bộ xã hội tới đó để hướng dẫn sinh viên.
Thực hành công tác xã hội II
Sinh viên tới một cộng đồng, cho dù nơi đó có thể có hay không có cơ sở xã hội thích hợp, nhưng điều quan trọng là sinh viên được hướng dẫn bởi một cán bộ chuyên nghiệp để áp dụng phương pháp phát triển cộng đồng.
Trong đợt thực tập tốt nghiệp sinh viên đảm nhận một trách nhiệm tổng hợp trong suốt một giai đoạn ngắn như mọi cán bộ Công tác xã hội khác.
An sinh xã hội và những vấn đề xã hội
Học phần giúp cho sinh viên tiếp cận khái niệm khoa học về vấn đề xã hội và An sinh xã hội. Từ đó hình thành bộ máy an sinh xã hội nhằm không chỉ giải quyết mà còn phòng ngừa và giảm thiểu tác hại của các vấn đề xã hội bằng các hoạt động phát triển xã hội. Học phần cũng giúp sinh viên phân tích, tìm giải pháp cho các vấn đề xã hội nảy sinh trong xã hội Việt Nam đương đại, phân tích mặt mạnh, mặt yếu của các thiết chế xã hội ở Việt Nam để đối phó với tình hình thực tiễn xã hội.
Chính sách xã hội
Giới thiệu một số quan điểm, quan niệm, khái niệm về chính sách xã hội, vai trò của chính sách xã hội trong quá trình phát triển xã hội, quan hệ giữa chính sách xã hội và công tác xã hội. Vận dụng một số kiến thức về chính sách xã hội vào thực tiễn xã hội Việt Nam.
Tham vấn
Học phần giới thiệu một số khái niệm cơ bản về tham vấn, một số phương pháp và kỹ năng cơ bản, các bước và các giai đoạn trong quá trình tham vấn. Đồng thời giúp sinh viên nắm vững các nguyên tắc trong tham vấn, các phẩm chất đạo đức cơ bản của nhà tham vấn.
Quản trị Công tác xã hội
Giúp sinh viên hiểu khái niệm Quản trị và Quản trị công tác xã hội. Hiểu rõ cán bộ Công tác xã hội cũng cần có những kiến thức và kỹ năng quản lý như cán bộ của mọi ngành khác. Xu hướng hành chính hoá có thể bỏ quên nhu cầu của con người nói chung và những nhóm dễ bị tổn thương nói riêng. Quản trị ngành Công tác xã hội sẽ giúp khắc phục nguy cơ này. Đặt con người lên hàng đầu là mục đích chính của quản trị trong Công tác xã hội. Học phần có thể đi chuyên sâu vào các vấn đề quản lý của cơ sở xã hội, của dự án phát triển tuỳ nhu cầu của cơ sở.