Ngành Địa lý học

Ngành đào tạo:          ĐỊA LÝ HỌC (Geography)

Trình độ đào tạo:

       Đại học

Thời gian đào tạo:

      4 năm 

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Mục tiêu chung

Đào tạo cử nhân Địa lý học có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và sức khoẻ tốt, nắm vững tri thức lý luận và thực tiễn của địa lý kinh tế xã hội và nhân văn, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

Mục tiêu cụ thể

– Trang bị cho sinh viên tri thức về quy luật thành tạo, phân bố và sử dụng các dạng tài nguyên, quy luật phân bố dân cư và di dân, đặc điểm và sự phân hoá lãnh thổ của các ngành kinh tế, kinh tế vùng và tổ chức lãnh thổ sản xuất.

– Truyền đạt và rèn luyện kỹ năng thực hành các phương pháp nghiên cứu truyền thống và hiện đại, tổng hợp và chuyên ngành.

– Các cử nhân địa lý học có năng lực nghiên cứu khoa học, có thể giảng dạy địa lý ở bậc Đại học, Cao đẳng và Trung học Phổ thông (khi được bổ sung thêm kiến thức về sư phạm). Ngoài nghiên cứu và giảng dạy, các cử nhân Địa lý học có thể đảm nhận công việc trong các lĩnh vực tổ chức và quy hoạch lãnh thổ, quản lý tài nguyên, xây dựng và quản lý các dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn và đô thị.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Danh mục các học phần bắt buộc

Kiến thức giáo dục đại cương

1

Triết học Mác-Lênin

6

Ngoại ngữ

2

Kinh tế chính trị Mác-Lênin

7

Tin học đại cương

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

8

Giáo dục thể chất

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

9

Giáo dục quốc phòng

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

 

 

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

a. Kiến thức cơ sở khối ngành

1

Lịch sử văn minh thế giới

4

Pháp luật đại cương

2

Đại cương văn hóa Việt Nam

5

Logic học

3

Tâm lý học đại cương

6

Xã hội học đại cương

b. Kiến thức cơ sở ngành

1

Địa lý tự nhiên đại cương

5

Kinh tế học phát triển

2

Địa lý nhân văn

6

Toán cao cấp

3

Bản đồ học đại cương

7

Xác suất – Thống kê

4

Trắc địa đại cương

 

 

c. Kiến thức ngành

1

Dân số học và địa lý dân cư

5

Địa lý kinh tế – xã hội thế giới và khu vực

2

Địa lý Việt Nam

6

Hệ thông tin địa lý

3

Địa lý kinh tế vùng Việt Nam

7

Cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

4

Địa lý tự nhiên thế giới

 

 

Nội dung các học phần bắt buộc (Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)

Lịch sử văn minh thế giới:

Giới thiệu tổng quát về sự hình thành, phát triển các nền văn minh trên thế giới, các thành tựu chủ yếu, vai trò, vị trí của các nền văn minh này trong tiến trình lịch sử nhân loại với những nội dung cụ thể sau:

Văn minh Ai Cập, văn minh Lưỡng Hà, văn minh Ấn Độ, văn minh Trung Hoa, văn minh Hồi giáo, văn minh phương Tây từ cổ đại đến hiện đại.

Đại cương văn hoá Việt Nam

Bao gồm những kiến thức cơ bản về văn hoá, văn hoá học và văn hoá Việt Nam trong lịch sử hình thành và phát triển từ nền tảng văn hoá, văn hoá truyền thống đến hiện đại như văn hoá Việt Nam thời kỳ tiền sử, sơ sử, thời kỳ đầu công nguyên, thời Đại Việt và thời hiện đại. Nội dung trọng tâm là văn hoá truyền thống và văn hoá Việt Nam chuyển đổi từ truyền thống sang hiện đại .

Tâm lý học đại cương:

Giới thiệu những quy luật chung nhất trong sự hình thành, phát triển và vận hành tâm lý người, sự vận dụng vào việc giáo dục con người phát triển toàn diện. Nội dung cơ bản gồm những vấn đề: cơ sở tự nhiên và xã hội của tâm lý người, hoạt động giao tiếp – bản thể của tâm lý người, sự hình thành nhân cách trí nhớ, tính cách, khí chất và xu hướng năng lực

Pháp luật đại cương:

Nội dung bao gồm những kiến thức cơ bản về Nhà nước và pháp luật, quan hệ trách nhiệm pháp lý, các quy phạm, các văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống pháp luật Việt Nam, cấu trúc của bộ máy Nhà nước, cũng như chức năng, thẩm quyền và địa vị pháp lý của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam.

Logíc học:

Bao gồm các nội dung: Những vấn đề của lôgíc học truyền thống; một số nội dung của lôgíc học hiện đại; Lịch sử lôgíc; những quy luật, những hình thức cơ bản của tư duy.

Xã hội học đại cương:

Giới thiệu khái quát lịch sử hình thành, phát triển khoa học xã hội học, đối tượng và phương pháp nghiên cứu xã hội học. Một số lĩnh vực nghiên cứu xã hội học như: xã hội học đô thị và nông thôn, xã hội học hôn nhân và gia đình, xã hội học truyền thông, xã hội học văn hóa….

Địa lý tự nhiên đại cương

Cung cấp cho sinh viên những khái niệm cơ bản của địa lý tự nhiên đại cương: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu địa lý tự nhiên, lịch sử phát triển khoa học địa lý; Trái đất trong Vũ trụ; Các lớp vỏ thành phần của Trái đất: khí quyển, thuỷ quyển, thạch quyển, địa hình Trái đất, lớp phủ thổ nhưỡng, sinh quyển; Những quy luật địa lý chung của Trái đất: tính hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lý, sự tuần hoàn vật chất và năng lượng, các hiện tượng nhịp điệu, quy luật địa đới và phi địa đới; Địa lý học với vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường.

Địa lý nhân văn

Bao gồm những kiến thức cơ sở về lĩnh vực địa lý nhân văn như: Dân tộc-Dân cư và định cư; Điều kiện địa lý và sinh thái lãnh thổ với phân bố dân tộc và chủng tộc; Dân cư và không gian phân bố; Vấn đề định cư và an cư; Di cư: nguyên nhân di cư, thuộc tính cơ bản của cộng đồng và cá nhân di cư, không giannhập cư và sinh thái tộc người, thăm dò không gian di cư và quy hoạch tái định cư, tái định cư và sự phát triển cộng đồng; Văn hoá – Văn hoá dân gian (Folk) và văn hoá công cộng; Ngôn ngữ và địa lý; Địa lý tôn giáo; Địa lý kinh tế; Địa lý chính trị; Đô thị hoá, đô thị nông thôn và địa lý học; Chiến lược phát triển lâu bền.

Bản đồ học đại cương

Cung cấp cho sinh viên những khái niệm cơ bản về bản đồ học như: Những vấn đề chung của bản đồ học; Cơ sở toán học của bản đồ; Ngôn ngữ bản đồ và phương pháp thể hiện nội dung trên bản đồ; Tổng quát hoá bản đồ; Chú giải bản đồ và các phương pháp thành lập bản đồ; Tập bản đồ (Atlas); Các phương pháp phân tích, đánh giá bản đồ; Ứùng dụng bản đồ trong nghiên cứu địa lý; Bản đồ hiện đại: Khái niệm về bản đồ điện tử; So sánh giữa bản đồ điện tử và bản đồ truyền thống; Khái niệm về Atlas điện tử.

Trắc địa đại cương

Bao gồm những kiến thức cơ bản về bản đồ địa hình và đo đạc đại cương như: những kiến thức cơ bản về đo vẽ địa hình; sai số trong đo đạc; các nguyên lý và phương pháp đo góc, độ dài, độ cao; lưới khống chế đo vẽ bản đồ và phương pháp đo vẽ bản đồ; khái niệm về đo vẽ địa hình bằng ảnh hàng không; bản đồ địa hình và phương pháp sử dụng bản đồ địa hình.

Kinh tế học phát triển

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về kinh tế học phát triển, bao gồm các nội dung về những vấn đề lý luận của kinh tế học phát triển, cácnguồn lực phát triển (tài nguyên, nhân lực, khoa học, công nghệ, nguồn lực tài chính và vốn đầu tư), các ngành và lĩnh vực kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ …) trong phát triển.

Toán cao cấp

* Đại số tuyến tính và hình học giải tích: Trang bị cho sinh viên những khái niệm cơ bản về đại số tuyến tính và hình học giải tích. Nội dung bao gồm: Hình học vector (các phép tính toán và tính chất vector, vector n chiều và không gian Rn); Ma trận và các phép tính ma trận; Ma trận vuông cấp hai, ba và các quy tắc tính toán; Ma trận vuông cấp n và các quy tắc tính toán; Ma trận nghịch đảo và cách tính; Hệ phương trình đại số tuyến tính; Dạng toán phương trong không gian R3 và phương pháp đưa về dạng chính tắc; Phương trình tổng quát của các mặt và đường bậc hai.

* Phép tính vi phân của hàm số: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản cần thiết để ứng dụng tính vi phân và tích phân của hàm số với nội dung chính bao gồm: hàm số một biến số, hàm liên tục, đạo hàm và vi phân của hàm một biến số; đạo hàm của hàm hợp và hàm ngược; ứng dụng vi phân để tính gần đúng; đạo hàm và vi phân cao cấp; hàm nhiều biến; đạo hàm riêng cấp một và cấp cao của hàm nhiều biến; cực trị của hàm hai biến; phương trình tiếp tuyến và phương trình mặt phẳng tiếp xúc.

* Phép tính tích phân, chuỗi số, phương trình vi phân thường:

Phép tính tích phân của hàm số: nguyên hàm và tích phân xác định, tính tích phân xác định, tích phân suy rộng với cận vô hạn, tính tích phân hai lớp và ba lớp, tích phân mặt và cách tính, các công thức: Green, Stokes, Gauss, Ostrogradski.

Chuỗi số, luỹ thừa và chuỗi Fourier: sự hội tụ và phân kỳ của một chuỗi số, chuỗi dương, chuỗi đan dấu, chuỗi luỹ thừa, chuỗi Fourier.

Phương trình vi phân thường: phương trình vi phân cấp một, phương trình vi phân tuyến tính cấp hai, hệ phương trình vi phân tuyến tính cấp một với hệ số hằng số.

Xác suất-Thống kê

Cung cấp cho sinh viên hệ thống kiến thức cơ bản về xác suất-thống kê: Biến cố và xác suất của biến cố; Đại lượng ngẫu nhiên rời rạc; Vectơ ngẫu nhiên liên tục; Biến ngẫu nhiên tổng quát; Sự hội tụ của các biến ngẫu nhiên; Luật số lớn và các định lý giới hạn; Tổng các biến ngẫu nhiên độc lập.

Dân số học và địa lý dân cư

– Trang bị cho sinh viên hệ thống kiến thức cơ bản về dân số học và địa lý dân cư, bao gồm: các học thuyết về dân số, động lực phát triển dân số, kết cấu dân số, phân bố dân cư, các hình thức quần cư và vấn đề quan hệ giữa dân số với việc phát triển kinh tế – xã hội, tài nguyên môi trường và các chính sách dân số gắn với thực tiễn của thế giới và ở Việt Nam.

– Sau khi học xong học phần này, ngoài những tri thức cơ bản về dân số học và địa lý dân cư, sinh viên còn có khả năng xây dựng và phân tích tháp dân số, tính toán những chỉ tiêu chính về dân số.

Địa lý Việt Nam

Cung cấp cho sinh viên những khái niệm cơ bản về địa lý Việt Nam, bao gồm cả địa lý tự nhiên và địa lý kinh tế – xã hội như: Đặc điểm chung của thiên nhiên Việt Nam; Các hợp phần tự nhiên Việt Nam: cấu trúc địa chất và khoáng sản, địa hình, khí hậu, thủy văn, hải văn, thổ nhưỡng, sinh vật, đặc điểm và quy luật phân hoá của thiên nhiên Việt Nam; Khái quát các miền Địa lý tự nhiên; Địa lý dân cư Việt Nam; Địa lý các ngành kinh tế; Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường Việt Nam.

Địa lý kinh tế vùng Việt Nam

– Giới thiệu và trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về vùng và kinh tế vùng, nghiên cứu kinh tế vùng ở Việt Nam, địa lý kinh tế các vùng giáp biển, vùng trung du – miền núi phía Bắc, vùng Tây Nguyên, các vùng kinh tế trọng điểm.

– Sau khi học xong học phần này, sinh viên có những tri thức vềquản lý, sử dụng lãnh thổ các vùng trong tổng thể quốc gia Việt Nam, đồng thời có khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực hiện, quản lý quy hoạch phát triển kinh tế xã hội ngành, lĩnh vực và lãnh thổ.

Địa lý tự nhiên thế giới

– Trang bị cho sinh viên những kiến thức về đặc điểm chung, cấu trúc địa chất, địa hình, khoáng sản, đặc điểm khí hậu, nước lục địa, các đới cảnh quan của các lục địaÁ – Âu, Phi, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, lục địa Úc và các đảo thuộc châu Đại dương và lục địa Nam Cực.

– Sau khi học xong học phần này, sinh viên có khả năng vận dụng những quy luật địa lý chung của Trái đất để nghiên cứu đặc điểm tự nhiên của các lục địa và các khu vực lớn trên thế giới.

Địa lý kinh tế – xã hội thế giới và khu vực

– Trang bị cho sinh viên những kiến thức chung về nền kinh tế thế giới, những đặc điểm và xu hướng của nền kinh tế thế giới những năm cuối thế kỷ XX , đầu XXI cùng các trung tâm, các khu vực kinh tế, các tổ chức quốc tếchi phối sự phát triển kinh tế toàn cầu; Đặc điểm về tự nhiên, kinh tế xã hội ở một số quốc gia tiêu biểu với trình độ khác nhau; Cách tổ chức, quản lý, khai thác lãnh thổ, các chính sách đúng và phù hợp đã giúp nhiều quốc gia nghèo trở nên giàu có. – Sau khi học xong học phần này, sinh viên có khả năng ứng dụng kiến thức để nghiên cứu Việt Nam, học tập kinh nghiệm và tìm hiểu thị trường các nước, hỗ trợ trong các chính sách phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước.

Hệ thông tin địa lý

– Cung cấp cho sinh viên các kiến thức về lý thuyết Hệ thông tin địa lý, bao gồm: khái niệm, cấu tạo, chức năng, cấu trúc dữ liệu và cơ sở dữ liệu, chu trình công nghệ hệ thông tin địa lý, ứng dụng hệ thông tin địa lý.

– Sau khi học xong học phần này, sinh viên có khả năng ứng dụng kiến thức cơ bản để xây dựng một dự án GIS nhằm giải quyết một số vấn đề thực tiễn.

Cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

– Trình bày những khái niệm cơ bản về Tài nguyên, môi trường và phát triển; Những nguyên lý cơ bản của sinh thái học cảnh quan, địa lý học ứng dụng trong sử dụng và bảo vệ tài nguyên; Ảnh hưởng của hoạt động phát triển kinh tế xã hội tới môi trường và tài nguyên; Hiện trạng tài nguyên trên thế giới và Việt Nam; Ôâ nhiễm môi trường, các nguyên nhân và biện pháp phòng chống; Những vấn đề cơ bản về tài nguyên và môi trường ở các vùng lãnh thổ Việt Nam và hướng phát triển bền vững.

– Sau khi học xong, sinh viên có khả năng áp dụng kiến thức phân tích các vấn đề tài nguyên và môi trường liên quan tới các hoạt động phát triển phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.