Ngành Diễn viên sân khấu kịch hát

Ngành đào tạo:           DIỄN VIÊN SÂN KHẤU KỊCH HÁT

(Acting for Traditional Theatre)

Trình độ đào tạo:        Đại học

Thời gian đào tạo:      4 năm

 

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo ngành Diễn viên sân khấu kịch hát trình độ đại học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Diễn viên sân khấu kịch hát, đáp ứng nhu cầu hoạt động biểu diễn trong các lĩnh vực kịch hát dân tộc.

Mục tiêu cụ thể

Phẩm chất đạo đức

Có lập trường tư tưởng vững vàng, có đạo đức và nếp sống lành mạnh, say mê nghề nghiệp; nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đặc biệt trên lĩnh vực Văn hóa nghệ thuật.

Kiến thức

Nắm vững những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, hệ thống các kiến thức chung, kiến thức cơ sở và kiến thức ngành Diễn viên sân khấu kịch hát ở trình độ đại học.

Kỹ năng

Có kỹ năng về nghệ thuật biểu diễn kịch hát; có khả năng độc lập sáng tạo vai diễn và tư duy khoa học; có năng lực biểu diễn thể hiện vai diễn trong các lĩnh vực kịch hát dân tộc.

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Danh mục các học phần bắt buộc

Kiến thức giáo dục đại cương

1

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin

7

Tin học đại cương

2

Tư tưởng Hồ Chí Minh

8

Lịch sử văn học Việt Nam

3

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

9

Lịch sử sân khấu Việt Nam

4

Đường lối văn hóa – văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam

10

Lịch sử nghệ thuật tạo hình Việt nam

5

Cơ sở văn hóa Việt Nam

11

Giáo dục thể chất

6

Ngoại ngữ

12

Giáo dục quốc phòng – an ninh

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp    

 

Kiến thức cơ sở ngành 

 

 

1

Âm nhạc cơ bản

4

Múa cơ huấn

2

Hoá trang

5

Thanh nhạc

3

Phương pháp sân khấu dân tộc

 

 

 

Kiến thức ngành         

 

 

1

Ca hát 1

5

Múa cơ bản 1

2

Ca hát 2

6

Biểu diễn 1

3

Ca hát 3

7

Biểu diễn 2

4

Ca hát 4

8

Biểu diễn 3

 

Thực tập nghề nghiệp

 

 

 

Khóa luận (hoặc thi) tốt nghiệp

 

 

Nội dung các học phần bắt buộc (Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)

Âm nhạc cơ bản         

Nội dung: giới thiệu những kiến thức cơ bản về âm nhạc, những khái niệm cụ thể về cao độ, trường độ, quãng, hợp âm, tiết tấu, gam, điệu thức, giọng và một số ký hiệu, thuật ngữ thông thường sử dụng trong âm nhạc.

Hóa trang

Nội dung: học phần được chia làm hai phần, gồm:

+ Phần 1: giới thiệu các loại phấn định trang; trang điểm để tôn vẻ đẹp các loại gương mặt.

+ Phần 2: hóa trang các loại mặt ở các độ tuổi khác nhau; hóa trang các loại mặt có tính cách cụ thể ở các dạng nhân vật của nghệ thuật sân khấu kịch hát dân tộc.

Phương pháp sân khấu dân tộc

Nội dung: những kiến thức cốt lõi về tiền đề triết học; những quan điểm về cái đẹp phương Đông; những phương pháp, thủ pháp, phương thức thể hiện của nghệ thuật sân khấu.

Múa cơ huấn  

Nội dung: những kiến thức về khởi động khớp, giải phóng gân bắp, luật cân bằng, luật chuyển động; những động tác hình thể tạo sự mềm mại, dẻo dai trong mọi hoạt động của hình thể.

Thanh nhạc

Nội dung: những khái niệm cụ thể về thanh nhạc và kỹ thuật thanh nhạc; phương pháp luyện thanh và hệ thống kỹ thuật cơ bản của nghệ thuật ca hát; cách xử lý các loại kỹ thuật luyến âm, nhấn âm, rung âm nhả chữ… để lột tả rõ tính chất của từng điệu ca hát.

Ca hát 1          

Nội dung: những kiến thức và kỹ năng cơ bản, giúp sinh viên luyện tập giọng hát nhằm mở rộng tầm cữ, chất giọng vang sáng, cơ cấu phát âm và các xoang tạo ra độ vang của tiếng nói; các loại kỹ thuật phát âm tạo sự tròn vành, rõ chữ trong giọng hát; một số phương pháp bảo vệ bộ phận phát âm, gìn giữ cổ họng và giọng hát; thực hành một số bài tập về làn điệu.

Ca hát 2          

Nội dung: những kiến thức và kỹ năng cơ bản trong hệ thống các làn điệu ca; giới thiệu về phương pháp luyện giọng truyền thống; thực hành một số bài tập về làn điệu.

Ca hát 3          

Nội dung: những kiến thức về kỹ thuật rung luyến, chạy chữ, lách nhịp, tiết tấu, phân biệt tính chất giữa các giọng; nâng cao kỹ thuật một số làn điệu; thực hành một số bài tập về làn điệu.

Ca hát 4          

Nội dung: những kiến thức về nghệ thuật ca hát và giai điệu, phương pháp nhả chữ, nhấn từ, buông câu để đạt được sự mềm mại, sâu lắng. Thông qua , sinh viên nắm được kỹ thuật của một số làn điệu và thực hành.

Múa cơ bản 1 

Nội dung: giới thiệu luật chuyển động của hình thể diễn viên; trang bị cho sinh viên những bài tập khi di chuyển, đi đứng, chạy nhảy tới lui, quay vòng một cách uyển chuyển, nhẹ nhàng và linh hoạt.

Biểu diễn 1

Nội dung: kỹ thuật tâm lý: khái niệm về nghệ thuật sân khấu, hành động sân khấu; quá trình hành động, xây dựng tiểu phẩm; kỹ thuật biểu diễn cơ bản: quá trình rèn luyện của người diễn viên. Sinh viên học lý thuyết song song với thực hành có sự hướng dẫn của giảng viên chuyên môn trên sàn diễn.

Biểu diễn 2     

Nội dung: kỹ thuật tâm lý: xây dựng nội dung tiểu phẩm, tiểu phẩm tổng hợp có bài ca; những đặc điểm của nghệ thuật biểu diễn, các loại động tác trong nghệ thuật biểu diễn, điều độ sân khấu. Sinh viên được thực hành một số bài tập theo nội dung của học phần biểu diễn 2 với sự hướng dẫn của giảng viên chuyên môn trên sàn diễn (học kết hợp song song với lý thuyết)

Biểu diễn 3

Nội dung: trích đoạn và vai mẫu; thông qua một số nhân vật điển hình.