Ngành Giáo dục Chính trị

Ngành đào tạo:          GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ (Polictical Education)

Trình độ đào tạo:       Đại học

Thời gian đào tạo:      4 năm

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Mục tiêu chung

Đào tạo cử nhân khoa học ngành Giáo dục chính trị giảng dạy tốt môn Giáo dục Công dân ở các trường Trung học phổ thông, có thể trở thành giảng viên các môn khoa học Mác – Lênin, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường đại học, cao đẳng, các trường chính trị ở địa phương, giáo viên chính trị ở các trường trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề, cán bộ trong các lĩnh vực chính trị – xã hội.

Mục tiêu cụ thể

Về phẩm chất đạo đức

Có phẩm chất cơ bản của nhà giáo trong nhà trường XHCN Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu người học, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm cao, có đạo đức tốt, có tác phong mẫu mực của nhà giáo.

Về kiến thức

Trang bị cho người học hệ thống những kiến thức cơ bản, hiện đại, rộng và sâu về các môn khoa học Mác – Lênin, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh; những kiến thức cơ bản, cập nhật và thiết thực về khoa học giáo dục, nghiệp vụ sư phạm; những vấn đề quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam.

Về kỹ năng

Biết vận dụng lý luận vào thực tiễn và kỹ năng sư phạm để hoàn thành tốt nhiệm vụ của nhà giáo đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục, CNH, HĐH ở nước ta hiện nay.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Danh mục các học phần bắt buộc

Kiến thức giáo dục đại cương

1

Triết học Mác – Lênin

8

Giáo dục Quốc phòng

2

Kinh tế chính trị Mác – Lênin

9

Phương pháp nghiên cứu khoa học

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

10

Tin học

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

11

Tâm lý học

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

12

Giáo dục học

6

Ngoại ngữ

13

Quản lý hành chính Nhà nước và Quản lý ngành giáo dục và đào tạo

7

Giáo dục Thể chất

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

1

Văn hóa học

10

Giáo dục gia đình

2

Lịch sử triết học trước Mác

11

Pháp luật học

3

Lịch sử triết học Mác – Lênin

12

Hiến pháp và định chế chính trị

4

Logic hình thức

13

Lý luận dạy học môn Giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông

5

Đạo đức học

14

Lịch sử các học thuyết kinh tế

6

Xã hội học

15

Kinh tế học đại cương

7

Chính trị học

16

Giới thiệu tác phẩm Kinh điển của Mác – Ăngghen

8

Những vấn đề của thời đại ngày nay

17

Giới thiệu tác phẩm kinh điển của Lêninh

9

Lịch sử tư tưởng XHCN

Nội dung các học phần bắt buộc (Phần kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)

Lịch sử triết học trước Mác

Trình bày kiến thức cơ bản về quá trình phát sinh, hình thành và phát triển của tư tưởng triết học phương Đông và phương Tây cổ – trung đại; cận đại; triết học cổ điển Đức, những quan điểm triết học phương Tây hiện đại ngoài mácxít.

Lịch sử triết học Mác – Lênin

Trình bày quá trình hình thành và phát triển triết học Mác – Lênin. Những  tri thức về triết học hiện đại; những tri thức về điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, lịch sử, văn hóa đã góp phần tạo nên những tư tưởng triết học Mác – Lênin; triết học Mác – Lênin là đỉnh cao lịch sử triết học nhân loại.

Lịch sử các học thuyết kinh tế

Trình bày hoàn cảnh ra đời, nội dung và ý nghĩa của từng học thuyết kinh tế từ khi CNTB ra đời đến nay; đánh giá khách quan những tiến độ và hạn chế của từng học giả, trường phái kinh tế trong lịch sử; liên hệ những vấn đề của môn học với đường lối và chính sách phát triển kinh tế xã hội nước ta hiện nay.

Lịch sử tư tưởng XHCN

Trình bày lịch sử hình thành và phát triển tư tưởng XHCN từ không tưởng trở thành khoa học. Quá trình đó là một dòng chảy lịch sử tự nhiên, tuân theo những quy luật khách quan.

Pháp luật

Bao gồm những kiến thức chung nhất về nhà nước và pháp luật theo quan điểm mácxít; trình bày một số ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

Logíc hình thức

Trình bày những tri thức về logíc học với tư cách là khoa học của tư duy.

Đạo đức học

Trình bày bản chất của đạo đức; những vấn đề của đạo đức học mácxít và đạo đức truyền thống Việt Nam.

Xã hội học

Trình bày các quan điểm về xã hội; trình bày bản chất, quy luật xã hội theo quan điểm mácxít; những quy luật xã hội ở Việt Nam trong lịch sử cũng như trong công cuộc đổi mới hiện nay.

Kinh tế học đại cương

Trình bày những vấn đề cơ bản kinh tế học (kinh tế học vĩ mô, kinh tế học vi mô) theo quan điểm mácxít. Từ đó có những nhận thức đúng đắn về việc phát triển và quản lý nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở nước ta hiện nay.

Chính trị học

Giới thiệu sơ lược lịch sử các học thuyết chính trị phương Đông và phương Tây; bản chất quy luật, các phạm trù của chính trị học mácxít; những quan điểm chính trị học hiện đại; liên hệ với Việt Nam trong lịch sử cũng như trong công cuộc đổi mới hiện nay.

Hiến pháp và định chế chính trị

Trình bày hệ thống tri thức cơ bản về Hiến pháp của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các định chế chính trị.

Giới thiệu tác phẩm Kinh điển của Mác – Ăngghen  

Giới thiệu 3 tác phẩm tiêu biểu của Mác, Ăngghen về triết học, kinh tế chính trị, chủ nghĩa cộng sản khoa học…

(Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Chống Đuyrinh, Tư bản).

Giới thiệu tác phẩm kinh điển của Lênin

Giới thiệu 5 tác phẩm của Lênin, trình bày những tri thức về triết học, kinh tế chính trị, chủ nghĩa xã hội khoa học và xây dựng Đảng.

Lý luận dạy học môn GDCD ở trường THPT

Trình bày bản chất, nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Giáo dục công dân ở trường Trung học phổ hông Những vấn đề đổi mới dạy học bộ môn; vấn đề thay đổi nội dung chương trình môn Giáo dục công dân.

Những vấn đề của thời đại ngày nay

Giới thiệu những vấn đề mang tính toàn cầu trong thời đại ngày nay như: Vấn đề bùng nổ dân số, môi trường, việc làm, bệnh dịch, chiến tranh và hòa bình, bảo tồn di sản văn hóa trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, quốc gia và công dân về các vấn đề trên.

Giáo dục gia đình

Chương trình giới thiệu một hệ thống kiến thức về vai trò, vị trí, chức năng và các đặc trưng… của gia đình với tư cách là tế bào của xã hội để nuôi dưỡng giáo dục con người trở thành những chủ thể của xã hội.

Văn hóa học

Giới thiệu đại cương về văn hóa học; những vấn đề văn hóa Việt Nam: lịch sử, đặc trưng, truyền thống… từ đó hiểu được quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước xem văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế – xã hội.