Ngành Kế toán

Ngành đào tạo:           KẾ TOÁN (Accounting)

Trình độ đào tạo:        Đại học

Thời gian đào tạo:      4 năm

Mục tiêu đào tạo

Đào tạo cử nhân Kế toán có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt; Nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế-xã hội, quản trị kinh doanh, qui trình công nghệ kế toán, kiểm toán, phân tích hoạt động kinh doanh; Có khả năng hoạch định chính sách kế toán, kiểm toán. Sinh viên tốt nghiệp làm việc ở các doanh nghiệp và các bộ phận chức năng kế toán kiểm toán tại các Bộ, Ngành và các cơ quan nhà nước khác.  

Chương trình đào tạo

Danh mục các học phần bắt buộc                                    

Kiến thức giáo dục đại cương                                          

1

Triết học Mác-Lênin

7

Toán cao cấp

2

Kinh tế chính trị Mác-Lênin

8

Lý thuyết xác suất và thống kê toán

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

9

Pháp luật đại cương

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

10

Tin học đại cương

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

11

Giáo dục Thể chất

6

Ngoại ngữ

12

Giáo dục Quốc phòng

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp                                   

a. Kiến thức cơ sở của khối ngành                                              

1

Kinh tế vi mô I

2

Kinh tế vĩ mô I

b. Kiến thức cơ sở của ngành                                                    

1

Tài chính – Tiền tệ

3

Marketing căn bản

2

Nguyên lý thống kê kinh tế

4

Luật kinh tế

c. Kiến thức ngành  Kế toán                                                     

1

Nguyên lý kế toán

3

Kế toán quản trị

2

Kế toán tài chính I

4

Kiểm toán căn bản

Nội dung các học phần bắt buộc (Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)

Kinh tế vi mô I           

Giới thiệu các kiến thức cơ bản và cơ sở về hoạt động của nền kinh tế thị trường thông qua việc phân tích các quy luật kinh tế cơ bản như quy luật cung  cầu, quy luật cạnh tranh. Học phần còn đề cập đến hành vi của các thành viên trong một nền kinh tế: người tiêu dùng, doanh nghiệp và chính phủ. Qua đó sinh viên sẽ được trang bị công cụ phân tích để hiểu và có thể áp dụng khi học các  học phần tiếp theo.

Kinh tế  vĩ mô I          

Giới thiệu một số khái niệm cơ bản của kinh tế vĩ mô, bao  gồm: Đo lường tổng sản lượng và mức giá của nền kinh tế; Mô tả hành vi của nền kinh tế trong dài hạn: các nhân tố qui định tăng trưởng kinh tế, thất nghiệp và lạm phát trong dài hạn; Giới thiệu những tư tưởng chính về tổng cung, tổng cầu và cân bằng kinh tế vĩ mô; Lạm phát và thất nghiệp trong ngắn hạn; Giới thiệu các vấn đề kinh tế vĩ mô của một nền kinh tế mở bao gồm cán cân thanh toán, tỷ giá hối đoái và các chính sách thương mại.

Tài chính – Tiền tệ   

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản như: Chức năng tài chính -tiền tệ và cấu trúc hệ thống tài chính trong nền kinh tế; Hoạt động của thị trường tài chính; Các tổ chức tài chính trung gian; Hoạt động khu vực tài chính nhà nước: ngân sách và chính sách tài khoá; Hoạt động khu vực tài chính doanh nghiệp: vốn, nguồn vốn, quản lý vốn; Hoạt động của hệ thống ngân hàng (Ngân hàng thương mại, ngân hàng trung ương) nhằm ổn định tiền tệ, cung ứng vốn, dịch vụ thanh toán cho nền kinh tế.

Nguyên lý thống kê kinh tế 

Cung cấp một cách có hệ thống các phương pháp điều tra thống kê bao gồm  việc thu thập thông tin ban đầu về các hiện tượng kinh tế-xã hội và việc xử lý các thông tin đã thu thập. Trang bị các phương pháp phân tích kinh tế-xã hội làm cơ sở cho dự đoán các mức độ của hiện tượng trong tương lai nhằm giúp cho việc ra quyết định ở tầm vi mô và vĩ mô.

Marketing căn bản  

Học phần cung cấp những hiểu biết và kiến thức căn bản về những nguyên lý Marketing và sự vận dụng chúng vào thực tiễn doanh nghiệp như: hệ thống thông tin và nghiên cứu Marketing, Môi trường Marketing và thị trường các doanh nghiệp; Nhận dạng nhu cầu và hành vi khách hàng; Phương pháp luận nghiên cứu Marketing và nguyên lý ứng xử của doanh nghiệp với thị trường, gồm: các chiến lược thị trường, các chính sách Maketing căn bản và tổ chức quản trị Marketing của doanh nghiệp.

Luật kinh tế  

Học phần trang bị những kiến thức cơ bản về pháp luật và điều chỉnh lĩnh vực kinh doanh, làm cơ sở cho việc nghiên cứu các luật chuyên ngành tài chính, ngân hàng, luật thương mại cũng như các chế độ pháp lý điều chỉnh cơ cấu tổ chức, hoạt động và quản lý các loại hình doanh nghiệp.

Nội dung bao gồm: Địa vị pháp lý của các doanh nghiệp; Những nghĩa vụ kinh doanh; Quan hệ lao động trong doanh nghiệp; Chế độ hợp đồng kinh tế, cách thức giao dịch, ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế; Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh tế và phá sản doanh nghiệp.

Nguyên lý kế toán

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về lý thuyết kế toán: Các khái niệm, bản chất, đối tượng, mục đích, chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu của kế toán; Các phương pháp kế toán; Quá trình thu thập, ghi chép số liệu kế toán; Trình tự kế toán các quá trình kinh doanh chủ yếu; Các hình thức kế toán; Nội dung và các hình thức tổ chức công tác kế toán.

Kế toán tài chính I  

Học phần cung cấp kiến thức chuyên ngành về kế toán tài chính doanh nghiệp: Các khái niệm và nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận; Nội dung tổ chức công tác kế toán các yếu tố của quá trình kinh doanh trong doanh nghiệp.

Kế toán quản trị 

Học phần cung cấp những thông tin cơ bản về: Bản chất, chức năng, nội dung và các phương pháp của kế toán quản trị; Sự khác biệt và mối quan hệ giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị; Các kiến thức cơ bản về phân loại chi phí và giá thành trong kế toán quản trị. Trên cơ sở đó xây dựng các phương pháp tính giá, phương pháp lập dự toán, kiểm soát chi phí, phân tích chi phí trong mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận cũng như tạo lập và cung cấp thông tin thích hợp cho quá trình ra quyết định ngắn hạn và dài hạn của nhà quản trị.

Kiểm toán căn bản     

Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản về: Bản chất, chức năng, đối tượng và phương pháp của kiểm toán; Các hình thức kiểm toán và chủ thể kiểm toán; Các khái niệm cơ bản sử dụng trong kiểm toán; Quy trình và phương pháp kiểm toán; Tổ chức công tác kiểm toán và bộ máy kiểm toán.