Ngành Kỹ thuật Hạ tầng cơ sở

Ngành đào tạo:           KỸ THUẬT HẠ TẦNG CƠ SỞ (Infrastructure Engineering)

Trình độ đào tạo:       Đại học

Thời gian đào tạo:      5 năm

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Mục tiêu chung

– Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Hạ tầng cơ sở nhằm trang bị cho người tốt nghiệp kiến thức khoa học cơ bản, cơ sở và kiến thức kỹ thuật chuyên môn vững chắc, năng lực thực hành nghề nghiệp cao, có khả năng thích ứng cao với môi trường kinh tế – xã hội, làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết tốt những vấn đề khoa học và kỹ thuật của ngành hạ tầng cơ sở, có chuẩn mực đạo đức cao trong nghề nghiệp, trung thành với Tổ quốc, phục vụ tốt đất nước và xã hội.

– Người tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Hạ tầng cơ sở có khả năng tham gia xây dựng dự án, lập dự án, thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành và khai thác các hệ thống kỹ thuật hạ tầng cơ sở về nhà, giao thông, nước ở vị trí công việc khác nhau của kỹ sư: thiết kế, vận hành khai thác, sửa chữa, quản lý sản xuất hoặc giảng dạy, nghiên cứu v.v.

Mục tiêu cụ thể

Người tốt nghiệp chương trình đại học ngành Kỹ thuật Hạ tầng cơ sở cần có những năng lực như sau:

– Khả năng áp dụng toán học, khoa học và kỹ thuật để nhận biết, phân tích và giải quyết sáng tạo và hiệu quả những vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực kỹ thuật hạ tầng cơ sở.

– Khả năng xây dựng và tiến hành thực nghiệm, thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu trong các hệ thống kỹ thuật hạ tầng cơ sở.

– Khả năng thiết kế và triển khai các hệ thống, quy trình quản lý, khai thác, sửa chữa, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đặt ra trong điều kiện thực tế ràng buộc.

– Năng lực tìm tòi, tiếp cận, ứng dụng hiệu quả và sáng tạo các kỹ thuật, kỹ năng và công cụ hiện đại để giải quyết những vấn đề thực tế của kỹ thuật hạ tầng cơ sở.

– Phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, tư duy hệ thống và tư duy phân tích, khả năng trình bày, khả năng giao tiếp và làm việc hiệu quả trong nhóm (đa ngành), hội nhập được trong môi trường quốc tế.

– Hiểu biết về các giá trị đạo đức và nghề nghiệp, ý thức về những vấn đề đương đại, hiểu rõ vai trò của các giải pháp kỹ thuật trong bối cảnh kinh tế, môi trường, xã hội toàn cầu và trong bối cảnh riêng của đất nước.

– Ý thức cao được vai trò và trách nhiệm của bản thân trong việc đóng góp xây dựng nền công nghiệp hiện đại, tiên tiến và sự phồn vinh của đất nước.

– Ý thức được sự cần thiết phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ, có năng lực chuyên môn và khả năng ngoại ngữ để tự học suốt đời.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Danh mục các học phần bắt buộc

Kiến thức giáo dục đại cương

1

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin

8

Vật lý 1

2

Tư tưởng Hồ Chí Minh

9

Vật lý 2

3

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

10

Hóa học đại cương

4

Ngoại ngữ cơ bản

11

Tin học đại cương

5

Đại số

12

Giáo dục thể chất

6

Giải tích 1

13

Giáo dục quốc phòng – an ninh

7

Giải tích 2

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

Kiến thức cơ sở ngành

1

Hình họa

10

Thủy văn công trình

2

Vẽ kỹ thuật

11

Trắc địa công trình

3

Cơ học cơ sở

12

Kết cấu bê tông cốt thép

4

Sức bền vật liệu

13

Kết cấu thép

5

Kỹ thuật điện

14

Nền và móng

6

Cơ học kết cấu

15

Kinh tế xây dựng và quản lý dự án

7

Thủy lực cơ sở

16

Môi trường và phát triển bền vững

8

Vật liệu xây dựng

17

An toàn lao động

9

Địa kỹ thuật

Kiến thức ngành

1

Quy hoạch và thiết kế đô thị

6

Tin học ứng dụng

2

Quy hoạch giao thông và thiết kế đường

7

Thực tập và đồ án

3

Cấp nước và xử lý nước cấp

8

Thực tập tốt nghiệp

4

Chuẩn bị kỹ thuật

9

Đồ án tốt nghiệp

5

Công nghệ và quản lý xây dựng

Nội dung các học phần bắt buộc (Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)

Hình họa:

+ Biểu diễn các đối tượng như điểm, đường thẳng, mặt phẳng, đa diện, mặt cong.

+ Bài toán liên thuộc

+ Bài toán vị trí: giao của các đối tượng.

+ Biến đổi hình chiếu, các bài toán về lượng.

+ Các bài toán về tập hợp, mặt tiếp xúc.

Vẽ kỹ thuật:

+ Các tiêu chuẩn trong vẽ kỹ thuật.

+ Kỹ thuật vẽ phẳng.

+ Các hình biểu diễn: Hình chiếu, hình cắt, mặt cắt, hình chiếu trục đo, hình trích.

+ Phân tích, đọc hiểu bản vẽ phẳng, vật thể xuyên.

+ Biểu diễn các chi tiết ghép và mối ghép.

+ Một số kết cấu kỹ thuật điển hình.

+ Lập bản vẽ công trình và chi tiết kết cấu bằng Auto_CAD 2D và 3D.

Cơ học cơ sở:

+ Về hệ tiên đề cơ học, lý thuyết về lực, bài toán cân bằng lực, các chuyển động cơ bản của vật rắn, các định luật Niuton, các định lý tổng quát của động lực học, nguyên lý Đalembe và nguyên lý di chuyển khả dĩ.

+ Chuyển động tương đối, lý thuyết va chạm, các mạnh đề cơ bản của cơ học giải tích, lý thuyết ổn định của chuyển động và dao động của cơ hệ.

Sức bền vật liệu:

Về nội lực và ứng suất trong thanh chịu lực dọc, trạng thái ứng suất đơn và phức tạp trong thanh và dầm, các thuyết bền, đặc trưng hình học của thanh và dầm, dầm chịu uốn và xoắn, dầm chịu lực phức tạp, ổn định của thanh chịu nén đúng tâm, dầm chịu tải trọng động.

Kỹ thuật điện:

Khái niệm cơ bản về mạch điện, dòng điện hình sin, các phương pháp giải mạch điện, mạch điện ba pha, khái niệm cơ bản về máy điện, máy biến áp, động cơ không đồng bộ ba pha, máy điện một chiều, máy điện đồng bộ.

Cơ học kết cấu:

+ Cấu tạo hình học của hệ thanh, phân tích nội lực của hệ thanh tĩnh định chịu tải trọng tĩnh bất động và di động, tính toán hệ không gian tĩnh định.

+ Xác định chuyển vị của hệ thanh phẳng tĩnh định, khái niệm về hệ thanh siêu tĩnh và siêu động, phương pháp lực để tính hệ thanh siêu tĩnh, phương pháp chuyển vị tính nội lực của hệ siêu động.

Thủy lực cơ sở:

Thủy tĩnh lực học, thủy động lực học chất lỏng, tổn thất cột nước, trạng thái chảy tầng và chảy rối trong ống, dòng chảy có áp trong ống, dòng chảy đều không áp, dòng chảy đều và không đều trong kênh hở, nước nhảy, đập tràn, thấm; tương tác giữa chất lỏng và kết cấu; mô hình vật lý các hiện tượng thủy lực.

Vật liệu xây dựng:

Tính năng cơ lý và các yêu cầu kỹ thuật của các loại vật liệu xây dựng phổ biến: đá thiên nhiên, bê tông xi măng, bê tông nhẹ, bê tông asphal, bê tông chịu được môi trường biển, kim loại, chất kết dính vô cơ, gỗ; phương pháp kiểm tra đánh giá các chỉ tiêu cơ lý; các phụ gia bê tông và công nghệ chế tạo bê tông cường độ cao.

Địa kỹ thuật:

Địa chất công trình, cơ học đất, cơ học đá, cụ thể gồm:

Nguồn gốc hình thành của đất đá, đất đá trong xây dựng, những hiện tượng địa chất liên quan đến xây dựng công trình; tính chất cơ lý của đất đá; ứng suất biến dạng của đất đá, sức chịu tải của đất đá.

Thủy văn công trình:

Trang bị cho sinh viên các kiến thức về sự hình thành dòng chảy sông ngòi, các phương pháp tính toán các đặc trưng thủy văn thiết kế, điều tiết dòng ứng dụng trong thiết kế, quy hoạch các công trình hạ tầng và quản lý tài nguyên nước. Cụ thể gồm: sự hình thành dòng chảy sông ngòi, tính toán các đặc trưng thủy văn thiết kế, tính toán điều tiết dòng chảy. Các biện pháp phòng chống thiên tai.

Trắc địa công trình:

Định vị điểm, định hướng đường thẳng, bản đồ địa hình, sử dụng bản đồ, tính toán trắc địa, đo góc, đo dài, đo cao; lưới khống chế mặt bằng, lưới khống chế độ cao; đo vẽ bản đồ, đo vẽ mặt cắt địa hình; các dạng bố trí địa hình, bố trí đường cong tròn; đo vẽ hoàn công; quan trắc biến dạng công trình.

Kết cấu bê tông cốt thép:

Tính toán và cấu tạo các cấu kiện bê tông cốt thép chịu nén, kéo, uốn và xoắn; tính toán biến dạng và nứt, tính toán và cấu tạo các cấu kiện bê tông cốt thép ứng suất trước, tính toán và cấu tạo sàn phẳng.

Kết cấu thép:

Vật liệu thép trong kết cấu xây dựng, cấu tạo và tính toán các loại liên kết bằng hàn, bu lông và đinh tán; tính toán và thiết kế các cấu kiện cơ bản như dầm thép, cột thép và dàn thép.

Nền và móng:

Các nguyên tắc tính toán và thiết kế nền móng công trình, tính toán móng nông, tính toán móng sâu, giải pháp gia cố nền đất yếu, tính toán móng chịu tải trọng động, tải trọng động đất.

Kinh tế xây dựng và quản lý dự án:

Lợi ích kinh tế xã hội của công trình, nội dung phân tích kinh tế, phân tích tài chính, mục tiêu và mục tiêu lợi ích của dự án xây dựng. Quản lý dự án bao gồm quản lý các thành phần cấu thành hoạt động suốt vòng đời dự án: Quản lý đầu tư, quản lý khai thác vận hành dự án.v.v.

Môi trường và phát triển bền vững:

Đề cập về các vấn đề về môi trường sinh thái, tài nguyên, khí hậu và các hoạt động của con người trong lĩnh vực xây dựng giao thông vận tải liên quan đến môi trường. Tổng quát về phát triển bền vững đặt ra với việc xây dựng cơ sở hạ tầng.

An toàn lao động:

Giới thiệu bảo vệ con người trong quá trình làm việc, khoa học về an toàn lao động, các phương pháp đảm bảo an toàn cho người lao động ở các công trình xây dựng. Giới thiệu luật an toàn và bảo hộ lao động.

Quy hoạch và thiết kế đô thị:

Quy trình và nội dung xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, Quy hoạch đô thị. Lý thuyết về quy hoạch đô thị, Quy hoạch các chức năng trong đô thị. Tổng quát về thiết kế đô thị, mối liên hệ giữa thiết kế và quy hoạch, nội dung và quản lý thiết kế đô thị.

Quy hoạch giao thông và thiết kế đường:

Quy hoạch phát triển giao thông vận tải là thành phần không thể thiếu được trong phát triển kinh tế xã hội. Nội dung đề cập quy hoạch cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, quy hoạch phương tiện giao thông vận tải, quy hoạch quản lý giao thông vận tải và phát triển nguồn lực.

Thiết kế đường đề cập những vấn đề cốt lõi trong thiết kế hình học và cơ học công trình đường bộ.

Cấp nước và xử lý nước cấp:

Quản lý tài nguyên nước, quy hoạch và thiết kế vận hành hệ thống cấp nước đô thị và khu công nghiệp; tiêu chuẩn cấp nước, các phương pháp xử lý nước; vận hành mạng lưới, trạm bơm, bể chứa và trạm xử lý nước.

Chuẩn bị kỹ thuật:

Phương pháp quy hoạch chiều đứng, nội dung quy hoạch chiều đứng phục vụ thoát nước san nền và giao thông vận tải của vùng, của đô thị. Xây dựng bản đồ cao đồ thiết kế và cao độ khống chế, thích ứng với môi trường và xây dựng hạ tầng.

Công nghệ và quản lý xây dựng:

Giới thiệu các phương pháp thi công trong xây dựng: Công tác đất, công tác sản xuất vật liệu, công tác sản xuất cấu kiện vật liệu trong xây dựng.

Hệ thống quản lý công trường xây dựng, tiến độ và các phương pháp tổ chức thi công xây dựng công trình, quản lý chất lượng xây dựng công trình.

Tin học ứng dụng:

Khái quát về tự động hóa thiết kế và sử dụng máy tính điện tử. Giới thiệu phương pháp xây dựng thuật toán. Giới thiệu phần mềm hiện hành và thông dụng.

Thực tập tốt nghiệp:

+ Hiểu được cơ cấu tổ chức, chức năng các bộ phận của cơ sở đến thực tập.

+ Hiểu được vị trí của người kỹ sư sau khi tốt nghiệp đại học tại cơ sở thực tập.

+ Đi sâu vào 1, 2 vấn đề chuyên môn (chuyên ngành mà kỹ sư thực hiện).

Đồ án tốt nghiệp:

Sinh viên được giao đề tài tốt nghiệp với nội dung và mục tiêu cụ thể nhằm giải quyết khá trọn vẹn một số vấn đề của khoa học kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên môn cơ bản của ngành được đào tạo. Sử dụng các kiến thức được trang bị để giải quyết các nội dung của đề tài tốt nghiệp theo mục tiêu đề ra. Khuyến khích sinh viên bổ sung kiến thức bằng các chuyên đề đa dạng. Sản phẩm của đồ án tốt nghiệp được thể hiện qua thuyết minh đồ án, bản vẽ kỹ thuật, chương trình, phần mềm.