Ngành đào tạo: KỸ THUẬT LUYỆN KIM (Metallurgical Engineering)
Trình độ đào tạo: ĐẠI HỌC
Thời gian đào tạo:
5 năm
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Luyện kim nhằm trang bị cho sinh viên:
– Những kiến thức cơ bản của khối ngành kỹ thuật và kiến thức cơ sở về vật liệu kim loại; kiến thức chuyên ngành về các quá trình luyện kim, gia công tạo hình và xử lý nhiệt đối với vật liệu kim loại;
– Các kỹ năng ban đầu về kỹ thuật của các quá trình nêu trên, có khả năng làm việc trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng, nghiên cứu hoặc giảng dạy có liên quan đến vật liệu kim loại.
– Kỹ sư ngành Kỹ thuật luyện kim được đào tạo theo mô hình ngành rộng, sinh viên có điều kiện lĩnh hội các hiểu biết sâu về quá trình luyện kim, quan hệ giữa thành phần, cấu trúc và tính chất của vật liệu kim loại để áp dụng linh hoạt trong việc chế tạo và sử dụng chúng.
– Chương trình chú trọng trang bị các kiến thức toán học, hoá học, vật lý, cơ học để sau khi tốt nghiệp kỹ sư dễ dàng tiếp cận được các công nghệ mới, thích nghi nhanh chóng khi thay đổi đối tượng công nghệ hoặc vật liệu trong điều kiện hội nhập của nền kinh tế tri thức toàn cầu.
NỘI DUNG ĐÀO TẠO
Danh mục các học phần bắt buộc
Kiến thức giáo dục đại cương |
|
|
|
1 |
Triết học Mác-Lênin |
9 |
Đại số |
2 |
Kinh tế chính trị Mác –Lênin |
10 |
Giải tích 1 |
3 |
Chủ nghĩa xã hội khoa học |
11 |
Giải tích 2 |
4 |
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt |
12 |
Vật lý 1 |
5 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
13 |
Vật lý 2 |
6 |
Ngoại ngữ cơ bản |
14 |
Hoá học đại cương |
7 |
Giáo dục thể chất |
15 |
Tin học đại cương |
8 |
Giáo dục quốc phòng |
|
|
Kiến thức cơ sở ngành |
|
|
|
16 |
Phương pháp tính |
24 |
Hình họa |
17 |
Xác suất thống kê |
25 |
Vẽ kỹ thuật |
18 |
Kỹ thuật điện |
26 |
Hoá vô cơ |
19 |
Kỹ thuật điện tử |
27 |
An toàn lao động và kỹ thuật môi trường |
20 |
Kỹ thuật nhiệt |
28 |
Sức bền vật liệu |
21 |
Cơ học lý thuyết |
29 |
Thuỷ khí động lực học |
22 |
Cơ khí đại cương |
30 |
Máy nâng chuyển |
23 |
Ngoại ngữ khoa học kỹ thuật |
31 |
Chi tiết máy |
Kiến thức ngành |
|
|
|
32 |
Hoá lý luyện kim |
39 |
Công nghệ vật liệu III |
33 |
Vật liệu học cơ sở |
40 |
Lý thuyết các quá trình luyện kim |
34 |
Vật liệu học ứng dụng |
41 |
Các phương pháp số |
35 |
Phương pháp đánh giá vật liệu |
42 |
Cơ sở tự động hoá và kiểm nhiệt |
36 |
Ăn mòn và bảo vệ vật liệu |
43 |
Lò công nghiệp |
37 |
Công nghệ vật liệu I |
44 |
Đồ án Lò công nghiệp |
38 |
Công nghệ vật liệu II |
|
|
Thực tập và đồ án tốt nghiệp |
|
|
|
45 |
Thực tập |
46 |
Đồ án tốt nghiệp |
Nội dung các học phần bắt buộc (Kiến thức CS ngành và Kiến thức ngành)
Phương pháp tính
Sai số. Giải gần đúng phương trình và hệ phương trình. Nội suy và phương pháp bình phương tối thiểu. Tính gần đúng đạo hàm. Tích phân. Giải gần đúng bài toán Cauchy cấp I.
Xác suất thống kê
Sự kiện ngẫu nhiên và phép tính xác suất, đại lượng ngẫu nhiên, phân phối xác suất, véc tơ ngẫu nhiên, lý thuyết ước lượng thống kê, lý thuyết quyết định thống kê.
Kỹ thuật điện
– Mạch điện: Những khái niệm cơ bản về mạch điện. Dòng điện sin. Các phương pháp phân tích mạch điện. Mạch ba pha. Quá trình quá độ trong mạch điện.
– Máy điện: Khái niệm chung về máy điện. Máy biến áp. Động cơ không đồng bộ. Máy điện đồng bộ. Máy điện một chiều.
– Điều khiển máy điện.
Kỹ thuật điện tử
1-Khái niệm cơ bản; 2-Linh kiện thụ động; 3-Điot bán dẫn; 4- Tranzitor; 5-Khuyếch đại; 6-Các mạch dao động; 7-Bộ chỉnh lưu; 8- Kỹ thuật số; 9- ứng dụng trong công nghiệp.
Kỹ thuật nhiệt
1-Khái niệm cơ bản; 2-Chất môi giới chất tải nhiệt; 3-Các quá trình nhiệt động hoá khí và hơi; 4-Chu trình nhiệt động; 5-Dẫn nhiệt; 6-Đối lưu; 7-Bức xạ; 8-Truyền nhiệt và thiết bị trao đổi nhiệt.
Cơ học lý thuyết
Tĩnh học: Xây dựng mô hình lực, thu gọn hệ lực phẳng, thành lập phương trình cân bằng của hệ lực phẳng tác dụng lên vật rắn và hệ vật rắn. Thu gọn hệ lực không gian. Phương trình cân bằng của hệ lực không gian. Trọng tâm vật rắn.
Động học: Các đặc trưng động học của vật rắn và các điểm thuộc vật. Công thức tính vận tốc và gia tốc với chuyển động cơ bản của vật rắn. Tổng hợp chuyển động điểm, chuyển động vật.
Động lực học: Động lực học chất điểm và cơ hệ. Các định luật
Cơ khí đại cương
Các khái niệm cơ bản. Vật liệu dùng trong công nghiệp. Xử lý nhiệt bề mặt vật liệu và sản phẩm. Công nghệ đúc kim loại và hợp kim. Công nghệ gia công biến dạng tạo hình. Công nghệ hàn và cắt kim loại. Gia công cắt gọt trên máy công cụ. Gia công nguội, lắp ráp và bảo quản sản phẩm.
Ngoại ngữ khoa học kỹ thuật
Tiếng Anh trong các tình huống giao tiếp theo các ngành kỹ thuật, công nghệ. Phương pháp viết các tài liệu kỹ thuật, công nghệ.
Hình họa – vẽ kỹ thuật
Biểu diễn phẳng các đối tượng hình học bằng các hình chiếu thẳng góc. Vấn đề liên thuộc: xác định một phần tử trên một đối tượng. Xác định thấy khuất. Giao của các đối tượng. Biến đổi hình chiếu và các bài toán về lượng: độ lớn thật, khoảng cách, góc… Các bài toán về tập hợp và mặt tiếp xúc.
Biểu diễn phẳng các vật thể (chi tiết máy) trên bản vẽ kỹ thuật. Đọc hiểu bản vẽ phẳng: 2D sang 3D. Vẽ kỹ thuật trên CAD 2D.
Hóa vô cơ
Môn học phổ cập kiến thức cơ bản về các nguyên tố hoá học và khả năng phản ứng của chúng tạo các hợp chất hoá học để hình thành vật liệu vô cơ. Biết cách lựa chọn các nguyên tố hoá học để chế tạo ra vật liệu phục vụ cho mục tiêu sử dụng. Môn học gồm các chương: 1-Cấu tạo phân tử các chất vô cơ; 2-Liên kết phân tử; 3-Trạng thái tập hợp các chất vô cơ; 4-Khái quát các phản ứng hoá học.
Hóa lý luyện kim
Các vấn đề cơ bản về nhiệt động học, động học và cơ học thống kê của hoá lý có liên quan đến các quá trình luyện kim.
Vật liệu học cơ sở
Trình bày những kiên thức cần thiết về cấu trúc , biến đổi và tính chất của các nhóm vật liệu
Vật liệu học ứng dụng
Môn học này nghiên cứu các VL cơ bản ( VL kim loại, VL vô cơ, VL hữu cơ) và một số VL kỹ thuật chủ yếu ( VL compozit, VL có tính chất vật lý đặc biệt) , làm sáng tỏ mối quan hệ tương hỗ, vốn có giữa cấu trúc với tính chất, có tính đến các yếu tố quan trọng là gia công chế tạo và hiệu năng sử dụng, cho phép phân tích đúng đắn chất lượng các VL và đề ra các nguyên tắc kỹ thuật chính xác để chế tạo các VL theo yêu cầu .
Phương phápđánh giá vật liệu
Trình bày các phương pháp kiểm tra và đánh giá vật liệu như: phương pháp phân tích cấu trúc rơnghen, phương pháp hiển vi quang học và điện tử, các phương pháp xác định tính chất vật lý, các phương pháp xác định khuyết tật vĩ mô (các phương pháp không phá huỷ).
An toàn và kỹthuật môi trường
Môn học trình bày các khái niệm về nguyên nhân gây tai nạn lao động, nguyên nhân gây cháy nổ trong sản xuất và đời sống, các khái niệm về hệ sinh thái và môi trường sống, hiện trạng ô nhiễm môi trường sống hiện nay cũng như các giải pháp sử lý ô nhiễm môi trường không khí, nước và đất.
Qua đó nâng cao tinh thần trách nhiệm, trình độ quản lý cơ sở vật chất cũnh như ý thức bảo hộ lao động, bảo vệ môi trường trong nhà trường và xã hội.
Ăn mòn và bảo vệ vật liệu
1-Ăn mòn và bảo vệ kim loại; 2-Ăn mòn liên quan đến phá huỷ cơ học; 3-Ăn mòn trong một số môi trường; 4- Ăn mòn khô; 5-Sự thoái hoá vật liệu polymer; 5- Ăn mòn vật liệu vô cơ.
Công nghệ vật liệu I
Học phần gồm 14 chương, giới thiệu về Công nghệ luyện gang, Công nghệ luyện thép, Công nghệ luyện Ferro.
Công nghệ vậtliệu II
Trang bị cho sinh viên các cơ sở lý thuyết về quá trình đông đặc (chuyển pha lỏng – đặc) trong quá trình hình thành vật đúc cũng như mối hàn; các biện pháp tác động vào quá trình để nâng cao chất lượng sản phẩm. Cơ sở lý thuyết và công nghệ tạo hình bằng phương pháp đúc và hàn thông dụng, các hướng công nghệ mới. Tìm hiểu thực tế quá trình đúc trong điều kiện nhà máy.
Công nghệ vật liệu III
Trang bị cho sinh viên các cơ sở lý thuyết vật lý của quá trình biến dạng, lý thuyết về cơ học vật liệu, các dạng chuyển pha của kim loại và hợp kim trong trạng thái rắn, cũng như các cơ sở lý thuyết và công nghệ tạo hình bằng phương pháp rèn, cán thông dụng, các dạng nhiệt luyện và xử lý bề mặt thép, gang và hợp kim màu; đồng thời nắm được các hướng công nghệ mới. Tìm hiểu thực tế quá trình gia công áp lực và nhiệt luyện trong điều kiện nhà máy.
Lý thuyết các quá trình luyện kim
Nội dung môn học gồm các phần hoả luyện, thuỷ luyện, điện phân được trình bày trong 8 chương về : Quá trình cháy nhiên liệu, quá trình phân ly ôcxit, cacbonat và sulfua kim loại, hoàn nguyên, vấu trúc, tính chất của xỉ và kim loại lỏng, quá trình oxy hoá, khử oxy, tinh luyện thép ngoài lò, tinh luyện bằng điện xỉ, nấu luyện và tinh luyện bằng plasma. Học phần dành 1 đơn vị học trình cho các bài thí nghiệm
Các phươngpháp số
Các định luật cơ bản của môi trường liên tục; Phương pháp sai phân hữu hạn; Ví dụ.
Cơ sở tự động hóa và kiểm nhiệt
1-Cảm biến và chuyển đổi đo; 2-Thiết bị chỉ thị đo nhiệt độ, áp suất,…; 3-Mô tả động học hệ thống điều khiển tự động nhiệt độ, áp suất,…; 4-Khảo sát hệ thống điều khiển tự động; 5- Các hệ thống điều khiển công nghiệp.
Lò công nghiệp
1- Các đặc trưng cơ bản của lò; 2-Công tác nhiệt; 3- Thiết bị đốt; 4-Thể xây và khung lò; 5-Hệ thống thoát khói và cấp gió; 6-Lò đốt nhiên liệu; 7-Lò điện.
Đồ án lò công nghiệp
Thiết kế lò nung
Sức bền vật liệu
Các kiến thức cơ bản; thanh chịu kéo; nén; uốn; xoắn; thanh chịu lực phức tạp; tính toán ổn định; tính chuyển vị; giải siêu tĩnh bằng phương pháp lực; tính toán tải trọng động; tính toán ống dày; tính độ bền khi ứng suất thay đổi .
Chi tiết máy
Các khái niệm cơ bản về thiết kế chi tiết máy: Tải trọng, ứng suất, chỉ tiêu về khả năng làm việc, độ bền mỏi … Các chi tiết máy máy ghép. Các bộ truyền : Bộ truyền đai, xích, bánh răng (bánh răng trụ răng thẳng, răng nghiêng, bộ truyền bánh răng côn), bộ truyền trục vít.
Bài tập lớn chi tiết máy : Quy trình tính toán thiết kế chi tiết máy. Tính thiết kế trục, ổ trượt. Chọn ổ lăn, khớp nối.
Thủy khí động lực học
Thủy lực học nghiên cứu các quy luật cân bằng và chuyển động cơ học (vĩ mô) của chất lỏng, các lực tương tác giữ chất lỏng và vật ngập trong nó và cách ứng dụng các quy luật đó vào sản xuất.
Bản chất của hiện tượng Thủy lực là vật lí hoặc Cơ học. Công cụ để giải những bài toán thủy lực là Toán học; Vì vậy phải nắm vững một số kiến thức về Toán Cơ, Lí, và một số khái niệm về Sức bền vật liệu.
Máy nâng chuyển
– Tìm hiểu về phương tiện cơ giới hoá việc nâng chuyển vật nặng, bao gồm 2 nhóm máy: máy nâng và máy chuyển liên tục. – Các chi tiết và thiết bị nâng. – Các yêu cầu an toàn thiết bị nâng.