Ngành Kỹ thuật Tàu thủy

Ngành đào tạo:           KỸ THUẬT TÀU THỦY (Naval Architecture and Marine Engineering)

Trình độ đào tạo:       Đại học

Thời gian đào tạo:      5 năm

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Tàu thuỷ nhằm trang bị cho sinh viên có đủ kiến thức lý thuyết cơ bản và kiến thức thực tế cần thiết của kỹ sư về lĩnh vực thiết kế tàu thuỷ và công trình nổi, có thể công tác tại các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, sản xuất  và quản lý liên quan đến tàu thuỷ, có thể tiếp tục học sau đại học ở trong và ngoài nước.

Mục tiêu cụ thể

Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư ngành Kỹ thuật Tàu thuỷ đạt được:

– Trình độ lý thuyết: Nắm vững các kiến thức chuyên ngành trên nền tảng các kiến thức cơ bản về toán học, khoa học và kỹ thuật.

– Trình độ thực tế: Có kiến thức và kỹ năng thực hành đại cương, cơ sở và chuyên ngành áp dụng vào thực tế thiết kế và đóng mới các loại tàu thuỷ và công trình nổi với việc sử dụng hiệu quả các phương pháp tính toán hiện đại trong công nghệ thiết kế.

– Có khả năng làm việc tập thể, nghiên cứu khoa học và triển khai các dự án, ứng dụng kiến thức được đào tạo vào hoạt động sản xuất và đời sống. Có khả năng tự học để nâng cao trình độ.

– Có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, có ý thức phục vụ nhân dân, đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ trong thực tiễn chuyên ngành.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Danh mục các học phần bắt buộc

Kiến thức giáo dục đại cương

1

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin

8

Giải tích 1

2

Tư tưởng Hồ Chí Minh

9

Giải tích 2

3

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

10

Vật lý 1

4

Ngoại ngữ cơ bản

11

Vật lý 2

5

Giáo dục thể chất

12

Hoá học đại cương

6

Giáo dục quốc phòng – an ninh

13

Tin học đại cương

7

Đại số

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

Kiến thức cơ sở ngành

1

Cơ học lý thuyết

6

Nguyên lý máy

2

Sức bền vật liệu

7

Vật liệu kỹ thuật

3

Kỹ thuật nhiệt

8

Hình hoạ-Vẽ kỹ thuật

4

Kỹ thuật điện

9

Cơ sở thiết kế máy

5

Cơ học thuỷ khí ứng dụng

10

Kỹ thuật điện tử

Kiến thức ngành

1

Lý thuyết tàu

5

Trang bị điện – Điện tử tàu thuỷ

2

Vẽ tàu

6

Công nghệ đóng tàu

3

Kết cấu tàu thuỷ

7

Sức bền tàu thuỷ

4

Thiết kế tàu thuỷ

8

Công ước trong đóng tàu

Thực tập và đồ án

1

Thực tập kỹ thuật

3

Đồ án tốt nghiệp

2

Thực tập tốt nghiệp

Nội dung các học phần bắt buộc (Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)

Cơ học lý thuyết

+ Tĩnh học: Xây dựng mô hình lực, thu gọn hệ lực phẳng; thành lập phương trình cân bằng của hệ lực phẳng tác dụng lên vật rắn và hệ vật rắn, thu gọn hệ lực không gian, phương trình cân bằng của hệ lực không gian, trọng tâm vật rắn.

+ Động học: Các đặc trưng động học của vật rắn và các điểm thuộc vật. Công thức tính vận tốc và gia tốc với chuyển động cơ bản của vật rắn. Tổng hợp chuyển động điểm, chuyển động vật.

+ Động lực học: Động lực học chất điểm và hệ cơ, các định luật Newton, các định lý tổng quát của động lực học, nguyên lý Đalambe, phương pháp tĩnh hình học- động lực, phương trình chuyển động của máy.

Sức bền vật liệu

Các kiến thức cơ bản, thanh chịu kéo, nén, uốn, xoắn, thanh chịu lực phức tạp, tính toán ổn định, tính chuyển vị. Giải bài toán siêu tĩnh bằng phương pháp lực, tính toán tải trọng động, tính toán ống dày, tính độ bền khi ứng suất thay đổi.

Kỹ thuật nhiệt

Nhiệt động kỹ thuật và truyền nhiệt gồm qui luật biến đổi năng lượng (nhiệt năng và cơ năng), tính chất của các loại môi chất. Nguyên lý làm việc của các đông cơ nhiệt (động cơ đốt trong, động cơ phản lực, turbine hơi và turbine khí nhà máy nhiệt điện) và máy lạnh. Các dạng truyền nhiệt cơ bản: dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ. Hiện tượng truyền nhiệt tổng hợp và các loại trao đổi nhiệt.

Nguyên lý máy

Cấu trúc và xếp loại cơ cấu, phân tích động học cơ cấu phẳng, lực cơ cấu phẳng, hiệu suất ma sát, truyền động thực của máy, cơ cấu cam, cân bằng máy, cơ cấu bánh răng và hệ bánh răng, cơ cấu bánh răng không gian.

Cơ học thuỷ khí ứng dụng

Giới thiệu các tính chất cơ bản của chất lỏng, chất khí. Nghiên cứu tĩnh học, động học, động lực học chất lỏng và các trạng thái dòng chảy, tính toán dòng chảy thực (phương trình Navie-Stock). Lực tương tác giữa vật rắn và chất lỏng. Tính toán thuỷ lực đường ống, tính toán lớp biên. Lý thuyết thứ nguyên tương tự và ứng dụng.

Kỹ thuật điện 

Khái niệm cơ bản về mạch điện, dòng điện hình sin, các phương pháp giải mạch điện, mạch điện ba pha, khái niệm cơ bản về máy điện, máy biến áp, động cơ không đồng bộ ba pha, máy điện một chiều, máy điện đồng bộ.

Cơ sở thiết kế máy

Nghiên cứu về phương pháp tính toán thiết kế hợp lý các chi tiết công dụng chung làm cơ sở cho việc tính toán thiết kế máy công tác.

Vật liệu kỹ thuật

Giới thiệu cấu trúc tinh thể của vật liệu, quá trình hình thành và biến đổi tổ chức của vật liệu, các tính chất cơ, lý, hoá của vật liệu, các phương pháp xử lý nhiệt và bề mặt vật liệu để thay đổi cơ tính vật liệu phù hợp với yêu cầu. Quá trình ăn mòn và bảo vệ vật liệu. Giới thiệu các nhóm vật liệu kỹ thuật gồm: vật liệu kim loại, vật liệu phi kim được sử dụng phổ biến trong công nghiệp, đặc biệt trong ngành kỹ thuật tàu thuỷ và trong đời sống.

Hình hoạ – Vẽ kỹ thuật

Biểu diễn phẳng các đối tượng hình học bằng các hình chiếu thẳng góc. Vấn đề liên thuộc: xác định một phần tử trên một đối tượng, xác định thấy khuất, giao của các đối tượng. Biến đổi hình chiếu và các bài toán về lượng: độ lớn thật, khoảng cách, góc… các bài toán về tập hợp và mặt tiếp xúc. Quy ước trong bản vẽ kỹ thuật, khai triển các hình khối cơ bản, xây dựng các bản vẽ chi tiết, xây dựng các bản vẽ lắp.

Kỹ thuật điện tử

Diode và Transistor, khuếch đại sử dụng transistor, khuếch đại thuật toán, hệ thống số, mạch logic tổ hợp, mạch logic dãy, bộ nhớ bán dẫn, biến đổi A/D và D/A.

Lý thuyết tàu  

Tĩnh học tàu thuỷ gồm các khái niệm cơ bản, các yếu tố thuỷ lực tàu thuỷ: hình học thân tàu, tính nổi, tính chống chìm. Xây dựng bản vẽ tuyến hình. Động lực học tàu thuỷ: lực cản, tính ổn định và ăn lái của tàu…

Vẽ tàu 

Các qui định, qui ước của bản vẽ đóng tàu. Nội dung và trình tự hoàn thành bản vẽ tuyến hình. Nội dung và trình tự hoàn thành bản vẽ bố trí chung. Nội dung và trình tự hoàn thành bản vẽ kết cấu tàu. Bản vẽ nhóm kết cấu vỏ tàu và thiết bị.

Thiết kế tàu thuỷ

Phương pháp xác định các đặc trưng thiết kế của tàu dân dụng. Phương pháp xây dựng tuyến hình lý thuyết. Phương pháp luận trong thiết kế tàu thuỷ. Phương pháp tối ưu hóa tàu thiết kế. Các nguyên tắc cơ bản trong bố trí chung và kiến trúc tàu thủy.

Kết cấu tàu thuỷ

Những khái niệm cơ bản về kết cấu thân tàu, điều kiện làm việc của các kết cấu và thân tàu, các kết cấu điển hình của một số dạng tàu đặc trưng. Phân tích đánh giá lựa chọn tải trọng, xây dựng mô hình tính toán, lựa chọn phương án, rèn luyện kỹ năng tính toán thiết kế v.v.. Sử dụng quy phạm để thực hành thiết kế kết cấu cho một con tàu cụ thể.

Trang bị điện – điện tử tàu thuỷ

Trạm  phát điện tàu thủy, tự động điều khiển quá trình phát điện, lưới điện tàu thủy, thiết bị điều khiển động cơ điện, truyền động điện tàu thủy, chiếu sáng tàu thủy. Các nguồn điện hoá học. Hệ thống liên lạc nội bộ. Nghi khí hàng hải. Liên lạc vô tuyến.

Công nghệ đóng tàu

Mô hình và qui mô của nhà máy đóng tàu. Nguyên tắc cơ bản và qui trình công nghệ đóng tàu.

Sức bền tàu thuỷ

Độ bền dọc của tàu, tính toán các loại tải trọng, lực cắt, moment uốn và độ võng. ảnh hưởng dạng và chiều cao sóng đến sức bền dọc. Phân tích sức bền cục bộ, mô hình kết cấu chịu tải trọng cục bộ khung phẳng, hệ dàn và các phương pháp tính.  Tính toán độ bền trên triền và ụ.

Công ước trong đóng tàu

Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển, phòng chống ô nhiễm môi trường biển, mạn khô, phòng tránh va chạm trên biển, đo dung tích tàu.

Thực tập kỹ thuật

Tìm hiểu nhà máy đóng tàu, nắm được qui trình công nghệ đóng một con tàu hoặc một công trình nổi. Tham gia lao động sản xuất cùng công nhân, cán bộ kỹ thuật tại nhà máy.