Ngành đào tạo: QUỐC TẾ HỌC (International Studies)
Trình độ đào tạo: Đại học
Thời gian đào tạo: 4 năm
Mục tiêu đào tạo
* Đào tạo cử nhân Quốc tế học đạt được những yêu cầu cơ bản sau đây:
– Có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân.
– Nắm vững kiến thức cơ bản và hệ thống về khoa học xã hội – nhân văn, về Quốc tế học và chuyên ngành; có khả năng vận dụng vào nghiên cứu những vấn đề quốc tế, khu vực và quan hệ quốc tế.
– Sử dụng thành thạo một ngoại ngữ để nghiên cứu chuyên môn với 4 kỹ năng nói, nghe, đọc, viết.
– Có kỹ năng thực hành nghiệp vụ nghiên cứu, giảng dạy, giao dịch và các công tác trong lĩnh vực quốc tế và quan hệ đối ngoại.
– Chương trình có thể hướng sâu vào các chuyên ngành như Châu Âu học, Châu Mỹ học, Châu Phi học, Châu á học, Quan hệ quốc tế…
* Những người tốt nghiệp ngành Quốc tế học có khả năng công tác trên các lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy hoặc phục vụ trong các ngành liên quan đến các vấn đề quốc tế và quan hệ đối ngoại. Cụ thể, họ có thể đảm nhận công việc về các khu vực Âu, Mỹ, Á, Phi hoặc về quan hệ quốc tế tại các trường đại học, các cơ quan đối ngoại, an ninh, truyền thông; các văn phòng đại diện, các doanh nghiệp nhà nước hoặc tư nhân; các tổ chức chính phủ và phi chính phủ trong nước hoặc nước ngoài.
Chương trình đào tạo
Danh mục các học phần bắt buộc
Kiến thức giáo dục đại cương |
|||
1 |
Triết học Mác – Lênin |
7 |
Giáo dục Thể chất |
2 |
Kinh tế chính trị Mác – Lênin |
8 |
Giáo dục Quốc phòng |
3 |
Chủ nghĩa xã hội khoa học |
9 |
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học |
4 |
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt |
10 |
Tin học |
5 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
11 |
Thống kê xã hội |
6 |
Ngoại ngữ |
12 |
Môi trường và phát triển |
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp |
|||
a) Kiến thức cơ sở của khối ngành và của ngành |
|||
1 |
Nhập môn khu vực học |
6 |
Kinh tế học đại cương |
2 |
Xã hội học đại cương |
7 |
Cơ sở văn hoá Việt |
3 |
Cơ sở ngôn ngữ học |
8 |
Lịch sử Việt |
4 |
Lịch sử văn minh thế giới |
9 |
Luật pháp Việt |
5 |
Dân tộc học đại cương |
10 |
Địa lý thế giới |
b) Kiến thức ngành |
|||
1 |
Lịch sử quan hệ quốc tế |
5 |
Công pháp quốc tế |
2 |
Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt |
6 |
Tư pháp quốc tế |
3 |
Kinh tế học quốc tế |
7 |
Thể chế chính trị thế giới |
4 |
Kinh tế đối ngoại Việt |
Nội dung các học phần bắt buộc (Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)
Nhập môn khu vực học
Cung cấp những kiến thức nhập môn về lý thuyết khu vực học hiện đang được áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn: lịch sử hình thành và phát triển của khu vực học với tư cách một khoa học liên ngành; những khái niệm cơ bản; vai trò của khu vực học trong xu thế phát triển của khoa học hiện nay; đối tượng của khu vực học; giới hạn phạm vi nghiên cứu.
Học phần cũng trang bị phương pháp tiếp cận và những thao tác của nghiên cứu khu vực để ứng dụng vào thực tiễn phục vụ các chương trình phát triển cũng như tổ chức các đề tài và chương trình nghiên cứu liên ngành.
Xã hội học đại cương
Cung cấp cho sinh viên những tri thức cơ bản về xã hội học: đối tượng nghiên cứu xã hội học; những khái niệm, lý thuyết và những chuyên ngành chính của xã hội học; các thiết chế và tổ chức xã hội cơ bản; quá trình hình thành và phát triển một số trường phái xã hội học.
Học phần cũng trang bị những kỹ năng sử dụng các phương pháp định tính, định lượng trong việc nghiên cứu xã hội học.
Cơ sở ngôn ngữ học
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ sở, cơ bản về ngôn ngữ học, từ đó tạo điều kiện cho sinh viên có thể hiểu sâu hơn về ngoại ngữ mà họ đang học.
Về nhận thức, sinh viên được cung cấp kiến thức tổng luận về ngôn ngữ học (như bản chất, chức năng, nguồn gốc, sự phát triển của ngôn ngữ, hệ thống tín hiệu ngôn ngữ, v.v) và kiến thức về các phân ngành của ngôn ngữ học (ngữ âm học, từ vựng – ngữ nghĩa học, ngữ pháp học, v.v.).
Về kỹ năng, học phần giúp sinh viên nâng cao các thao tác thực hành ngoại ngữ như phát âm chuẩn các âm tố, phân biệt âm vị và các biến thể; phân biệt được đa nghĩa và đồng âm, xác định cơ cấu nghĩa của từ; phân loại câu, viết câu đúng ngữ pháp,…
Lịch sử văn minh thế giới
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản và hệ thống về sự phát triển văn minh nhân loại (qua những nền văn minh tiêu biểu ở Ai Cập, Lưỡng Hà, ấn Độ, Trung Hoa, Hy – La…), về bước chuyển sang nền văn minh công nghiệp và văn minh thông tin; những nguyên tắc và mối tương quan giữa hội nhập văn minh thế giới và giữ vững và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc…
Dân tộc học đại cương
Cung cấp những kiến thức cơ bản về dân tộc học: lịch sử phát triển của dân tộc học thế giới, các trường phái trong dân tộc học và lịch sử phát triển của dân tộc học Việt Nam; về cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam: đặc điểm, sự phân bố và đặc trưng văn hoá của các tộc người ở Việt Nam (vùng, nhóm ngôn ngữ, tộc người); tính thống nhất và đa dạng của văn hoá tộc người Việt Nam; nguyên tắc cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta; vị trí của vấn đề dân tộc trong tiến trình lịch sử và trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Học phần cũng trang bị những nguyên tắc cơ bản của phương pháp và thao tác trong nghiên cứu dân tộc học, vận dụng vào việc tiếp cận các vấn đề văn hoá và văn hoá tộc người.
Kinh tế học đại cương
Cung cấp những kiến thức cơ bản về kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô: cơ chế hoạt động của nền kinh tế thị trường và vai trò chi phối của chính phủ vào nền kinh tế; các vấn đề liên quan đến sự lựa chọn của người tiêu dùng và hoạt động của các nhà sản xuất; những điều kiện cân đối tổng thể của nền kinh tế, vai trò của các hoạt động đầu tư, tiết kiệm, chi tiêu của Chính phủ và ngoại thương, đặc biệt là các chính sách tài chính và tiền tệ tác động đến phát triển kinh tế; các hiện tượng kinh tế (lạm phát, thất nghiệp…).
Trên cơ sở đó, sinh viên được nâng cao trình độ tư duy phân tích, đánh giá và vận dụng những nguyên lý chung vào điều kiện phát triển kinh tế thị trường ở Việt
Cơ sở văn hóa Việt Nam
Cung cấp những khái niệm chung về văn hóa học và văn hoá Việt
Học phần cũng trang bị những kỹ năng, phương pháp tiếp cận tìm hiểu và nghiên cứu những vấn đề của văn hoá Việt
Lịch sử Việt Nam
Cung cấp những kiến thức tổng quát về quá trình phát triển liên tục với những đặc điểm chủ yếu, những quy luật chung nhất của lịch sử Việt Nam, trong đó nắm được đặc điểm nổi bật và xuyên suốt tiến trình lịch sử Việt Nam là công cuộc giữ nước chống ngoại xâm luôn song hành cùng công cuộc xây dựng và phát triển của đất nước.
Ngoài việc nắm vững những chặng đường lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, sinh viên được trang bị nhận thức lịch sử Việt Nam với tư cách là lịch sử của các cộng đồng quốc gia, dân tộc đã và đang sống trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay, cùng góp phần sáng tạo và bảo tồn nền văn hoá Việt Nam.
Luật pháp Việt Nam
Giới thiệu khái quát hệ thống các ngành luật ở Việt
Trên cơ sở đó, sinh viên có điều kiện thuận lợi khi tiếp cận với các học phần về Luật pháp quốc tế và vận dụng kiến thức về luật vào những công việc có liên quan trong công tác đối ngoại.
Địa lý thế giới
Cung cấp những kiến thức địa lý thế giới, bao gồm các đặc điểm tự nhiên của các khu vực lớn trên thế giới và đặc điểm kinh tế xã hội của một số quốc gia lớn.
Trên cơ sở đó, nâng cao khả năng tư duy tổng hợp, phân tích của sinh viên đối với các hiện tượng tự nhiên cũng như kinh tế xã hội đang diễn ra trên thế giới.
Lịch sử quan hệ quốc tế
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức khái quát và hệ thống về quá trình phát triển của quan hệ quốc tế từ sau những phát kiến địa lý lớn đến nay để hiểu được các giai đoạn cơ bản, các diễn biến chính, các sự kiện điển hình trong mối quan hệ giữa các quốc gia trong khoảng thời gian từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XXI.
Trên cơ sở đó, sinh viên có thể tiếp nhận kiến thức chuyên môn về những vấn đề quan hệ quốc tế chung của thế giới cũng như trong từng khu vực.
Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam
Trình bày đường lối, quan điểm, chính sách, những diễn biến chính và những bài học kinh nghiệm trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay.
Trên cơ sở đó, sinh viên sẽ tiếp thu thuận lợi, đi sâu nghiên cứu và vận dụng trong công tác thực tiễn về quan hệ đối ngoại của Việt Nam với các quốc gia, các tổ chức quốc tế và khu vực trong thời kỳ đổi mới.
Kinh tế học quốc tế
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về kinh tế quốc tế, về các lĩnh vực đầu tư, thương mại, tiền tệ và quan hệ kinh tế quốc tế.
Trên cơ sở đó, sinh viên có thể tiếp nhận kiến thức về sự phát triển kinh tế, quan hệ kinh tế quốc tế của các nước và các khu vực cũng như trên phạm vi thế giới.
Kinh tế đối ngoại Việt Nam
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực kinh tế đối ngoại; những thành tựu trong quan hệ kinh tế với các khu vực, các quốc gia trên các lĩnh vực ngoại thương, đầu tư, tín dụng, du lịch, hợp tác lao động…; những kinh nghiệm thực tiễn.
Trên cơ sở đó, sinh viên hiểu được những vấn đề đang đặt ra và những giải pháp cấp thiết nhằm tăng cường quan hệ kinh tế đối ngoại của nước nhà, có khả năng tham gia hoạt động kinh tế đối ngoại tuỳ theo công việc được đảm nhiệm sau này.
Công pháp quốc tế
Cung cấp kiến thức về những khái niệm, đặc điểm của chủ thể, nguồn, bản chất, vai trò và những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế; các vấn đề về dân cư, lãnh thổ, biên giới quốc gia; luật điều ước, luật ngoại giao và lãnh sự; luật biển quốc tế, luật môi trường, luật lệ và tập quán quốc tế về chiến tranh…
Trên cơ sở đó, sinh viên có thể đi sâu những vấn đề công pháp trong khi nghiên cứu hoặc làm các công việc có liên quan đến các quốc gia và các tổ chức khu vực châu Âu, châu Mỹ cũng như trong quan hệ quốc tế.
Tư pháp quốc tế
Cung cấp kiến thức về các hệ thống pháp luật dân sự cơ bản trên thế giới, các nguyên tắc giải quyết xung đột về mặt pháp luật trong quan hệ về quyền sở hữu, hợp đồng dân sự, thừa kế, hôn nhân và gia đình, lao động và tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài…
Trên cơ sở đó, sinh viên có thể đi sâu những vấn đề tư pháp trong khi nghiên cứu hoặc làm việc có liên quan đến các quốc gia và các tổ chức khu vực châu Âu, châu Mỹ cũng như trong quan hệ quốc tế.
Thể chế chính trị thế giới
Cung cấp những khái niệm cơ bản về thể chế chính trị thế giới: cơ sở hình thành, bản chất, cấu trúc và các loại hình thể chế chính trị trên thế giới.
Trên cơ sở đó, sinh viên sẽ nâng cao trình độ tư duy biện chứng, phân tích, tổng hợp và liên hệ với đời sống chính trị thực tế.