Ngành Sư phạm Kỹ thuật

Ngành đào tạo:           SƯ PHẠM KỸ THUẬT (Engineering Education)

Trình độ đào tạo:       Đại học

Thời gian đào tạo:      4,5 năm

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Mục tiêu chung

Tốt nghiệp ngành Sư phạm Kỹ thuật, người học có thể:

– Giảng dạy lý thuyết và thực hành ở các cơ sở dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp và các trung tâm kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp.

– Nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kỹ thuật và Sư phạm Kỹ thuật.

– Học các bậc tiếp theo.

Mục tiêu cụ thể

Sau khi tốt nghiệp, người học có:

* Về kiến thức:

– Kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác-Lê Nin, tư tưỏng Hồ Chí Minh, đường lối và quan điểm giáo dục của Đảng, các chủ trương chính sách về giáo dục của nhà nước

– Kiến thức khoa học cơ bản, kỹ thuật cơ sở và chuyên ngành để giảng dạy

– Kiến thức về khoa học giáo dục.

* Về kỹ năng:

– Kỹ năng thực hành nghề

– Kỹ năng vận dụng các kiến thức khoa học giáo dục vào quá trình dạy học

– Kỹ năng áp dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục và khoa học công nghệ vào lĩnh vực chuyên ngành được đào tạo

* Về thái độ:

Phẩm chất đạo đức người giáo viên và tác phong sư phạm mẫu mực.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Danh mục các học phần bắt buộc

Kiến thức giáo dục đại cương

1

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin

8

Giải tích 1

2

Tư tưởng Hồ Chí Minh

9

Giải tích 2

3

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

10

Vật lý 1

4

Ngoại ngữ cơ bản

11

Vật lý 2

5

Giáo dục thể chất

12

Hoá học đại cương

6

Giáo dục quốc phòng – an ninh

13

Tin học đại cương

7

Đại số

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

Kiến thức cơ sở ngành

1

Tâm lý học đại cương

8

Kỹ thuật điện

2

Lôgic học

9

Kỹ thuật điện tử

3

Giáo dục học nghề nghiệp

10

Kỹ thuật nhiệt

4

Tâm lý học Sư phạm Kỹ thuật nghề

11

Hình học hoạ hình

5

Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục

12

Vẽ kỹ thuật

6

Phương pháp tính

13

Cơ kỹ thuật

7

Xác xuất thống kê

Kiến thức ngành

1

Phương pháp và kỹ năng dạy học chuyên ngành kỹ thuật

Thực tập và đồ án

1

Thực tập tốt nghiệp

2

Đồ án tốt nghiệp

Nội dung các học phần bắt buộc (Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)

Tâm lý học đại cương

+ Bản chất, chức năng của tâm lý người.

+ Sự nảy sinh và phát triển tâm lý – ý thức.

+ Các hoạt động giao tiếp, hoạt động nhận thức.

+ Tình cảm và ý chí, các thuộc tính tâm lý điển hình của nhân cách.

Logic học

+ Các quy luật cơ bản của logic hình thức

+ Các yếu tố cấu thành tư duy trừu tượng/các hình thức của tư duy (khái niệm, phán đoán, suy luận)

+ Chứng minh và giả thuyết

Giáo dục học nghề nghiệp

Khái niệm về giáo dục nghề nghiệp, mục đích, nguyên lí và mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp; nội dung, đặc điểm, nguyên tắc và phương pháp của quá trình giáo dục nhân cách người học nghề và quá trình dạy học nghề; những vấn đề chung về quản lý quá trình dạy học nghề.

Tâm lý học Sư phạm kỹ thuật nghề (SPKTN)

Bản chất, đặc điểm của hoạt động dạy, hoạt động học; quá trình hình thành tri thức lý thuyết và tư duy kỹ thuât; quá trình hình thành kỹ năng, kỹ xảo, tay nghề; đặc điểm tâm lý người học nghề và quá trình giáo dục, tác phong công nghiệp cho người học nghề; cơ sở tâm lý học của tổ chức lao động khoa học và tâm lý học về nhân cách người giáo viên SPKTN.

Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục (NCKHGD)

Các khái niệm cơ bản về nghiên cứu khoa học, khoa học và công nghệ, phương pháp nghiên cứu khoa học. Cấu trúc một đề tài NCKHGD, các giai đoạn nghiên cứu một đề tài NCKHGD, vận dụng các phương pháp NCKH vào thực tiễn giảng dạy.

Phương pháp tính

Sai số, giải gần đúng phương trình và hệ phương trình, nội suy và phương pháp bình phương tối thiểu, tính gần đúng đạo hàm, tích phân, giải gần đúng bài toán Côsi cấp I.

Xác xuất thống kê

+ Phần 1. Cơ sở toán học của thống kê ứng dụng (sự kiện ngẫu nhiên, xác suất, biến số ngẫu nhiên, luật phân phối xác suất, kỳ vọng, phương sai, phân phối chuẩn, biến hai chiều, hiệp phương sai…)

+ Phần 2. Phần công cụ thống kê (mẫu thống kê, đặc trưng mẫu, ước lượng đ         điểm, khoảng tin cậy, kiểm định giả thuyết, hồi quy…)

Kỹ thuật điện

+ Mạch điện: Những khái niệm cơ bản về mạch điện, dòng điện sin, các phương pháp phân tích mạch điện, mạch ba pha, quá trình quá độ trong mạch điện.

+ Máy điện: Khái niệm chung về máy điện, máy biến áp, động cơ không đồng bộ, máy điện đồng bộ, máy điện một chiều.

Kỹ thuật điện tử

+ Cấu kiện điện tử: Điốt bán dẫn, Tranzito (Bipolar và FET), các phần tử nhiều mặt ghép PN(SCR), các vi mạch tương tự và vi mạch số.

+ Kỹ thuật mạch tương tự: Các mạch khuếch đại, tạo dao động, các mạch điện tử chức năng sử dụng khuếch đại thuật toán, nguồn cung cấp điện một chiều.

+ Kỹ thuật xung-số: Các mạch tạo xung (xung vuông, xung tam giác), cơ sở đại số logic (Đại số Boole), các phần tử logic cơ bản, thông dụng, biểu diễn và tối thiểu hóa các hàm logic.

Kỹ thuật nhiệt

Nhiệt động kỹ thuật và truyền nhiệt gồm quy luật biến đổi năng lượng (Nhiệt năng và Cơ năng), tính chất của các loại môi chất. Nguyên lý làm việc của các động cơ nhiệt (động cơ đốt trong, động cơ phản lực, turbine hơi và turbine khí nhà máy Nhiệt điện) và máy lạnh, các dạng truyền nhiệt cơ bản: dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ, hiện tượng truyền nhiệt tổng hợp và các loại thiết bị trao đổi nhiệt.

Hình học hoạ hình

+ Biểu diễn các đối t­ượng như điểm, đ­ường thẳng, mặt phẳng, đa diện, mặt cong.

+ Bài toán liên thuộc

+ Bài toán vị trí: giao của các đối t­ượng

+ Biến đổi hình chiếu, các bài toán về l­ượng

+ Các bài toán về tập hợp, mặt tiếp xúc.

Vẽ kỹ thuật

+ Các tiêu chuẩn trong vẽ kỹ thuật

+ Kỹ thuật vẽ phẳng

+ Các hình biểu diễn: Hình chiếu, hình cắt, mặt cắt, hình chiếu trục đo, hình trích.

+ Phân tích, đọc hiểu bản vẽ phẳng, vật thể xuyên.

+ Biểu diễn các chi tiết ghép và mối ghép.

+ Biểu diễn các chi tiết truyền động và các bộ truyền động.

+ Một số kết cấu kỹ thuật điển hình.

+ Tạo bản vẽ lắp.

+ Đọc hiểu bản vẽ lắp và vẽ tách chi tiết.

+ Dung sai, lắp ghép, nhám bề mặt.

+ Sử dụng AutoCAD 2D và 3D

Cơ kỹ thuật    

+ Kiến thức cơ bản về nguyên lý máy: cấu trúc và nguyên lý truyền động của các cơ cấu thường gặp.

+ Kiến thức cơ bản về sức bền vật liệu: ứng suất, kéo, nén, cắt, xoắn…

+ Kiến thức cơ bản về chi tiết máy: chi tiết ghép, chi tiết truyền động, chi tiết đỡ.

Phương pháp và kỹ năng dạy học chuyên ngành kỹ thuật   

+ Phần 1: Phương pháp dạy học chuyên ngành kỹ thuật gồm đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của môn phương pháp dạy học chuyên ngành kỹ thuật; mục tiêu dạy học, phân tích nội dung chương trình, các kiểu bài dạy, các phương pháp dạy học có hiệu quả đối với các môn chuyên ngành; định hướng vận dụng.

+ Phần 2: Kỹ năng dạy học gồm kỹ năng soạn giáo án, kỹ năng mở đầu bài dạy, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng kiểm tra đánh giá, kỹ năng tổ chức hoạt động nhóm, kỹ năng trình diễn mẫu, kỹ năng sử dụng phương tiện dạy học.