Ngành Sư phạm Tiếng Anh

Ngành đào tạo:          SƯ PHẠM TIẾNG ANH  (Teaching English as a Foreign Language)

Trình độ đào tạo:       Đại học

Thời gian đào tạo:      4 năm

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Mục tiêu chung:

Đào tạo cử nhân ngành Sư phạm Tiếng Anh có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để giảng dạy tiếng Anh ở các cấp học phổ thông, các trường sư phạm, các khoa sư phạm tiếng Anh của các trường cao đẳng, đại học ở Việt Nam; có khả năng học ở các trình độ cao hơn. Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp hệ đào tạo cử nhân Sư phạm Tiếng Anh có thể làm phiên dịch tiếng Anh hoặc những công việc có sử dụng tiếng Anh trong các tổ chức, công ty.

Mục tiêu cụ thể

Về phẩm chất đạo đức

Có phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà trường XHCN Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm cao, có đạo đức tốt, có tác phong mẫu mực của người giáo viên.

Về kiến thức

Nắm vững kiến thức khoa học có hệ thống ở trình độ đại học sư phạm về giảng dạy Tiếng Anh, bao gồm các kiến thức về cơ sở văn hoá Việt Nam, giáo dục học, tâm lý học, tiếng Anh, phương pháp dạy học tiếng Anh để giảng dạy tiếng Anh ở các cấp học phổ thông, các trường cao đẳng và đại học. Bên cạnh đó, nắm vững phương pháp nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ Anh và phương pháp dạy học tiếng Anh, có khả năng quản lý công tác giảng dạy tiếng Anh ở các cơ quan quản lý giáo dục.

Về kỹ năng

– Về tiếng Anh (bao gồm các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết) đạt trình độ post-intermediate (theo tiêu chuẩn quốc tế).

– Về nghiệp vụ sư phạm: nắm được và biết vận dụng các kĩ năng xây dựng kế hoạch giảng dạy tiếng Anh, tổ chức các hoạt động dạy – học và quản lý lớp học tiếng Anh cũng như các kiến thức về nghiên cứu ngôn ngữ, phương pháp dạy học tiếng Anh tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu.

– Về kỹ năng học tập: có khả năng tự học, tự nghiên cứu khoa học. Biết theo dõi và xử lý kịp thời các thông tin về chuyên ngành nhằm không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn.

– Về công tác xã hội: biết tổ chức, vận động phụ huynh học sinh, sinh viên, các tổ chức xã hội phối hợp với nhà trường trong công tác chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ. Có thể hỗ trợ cho các cơ quan quản lý giáo dục về công tác dạy học tiếng Anh.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Danh mục các học phần bắt buộc

Kiến thức giáo dục đại cương

1

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin

8

Tin học

2

Tư tưởng Hồ Chí minh

9

Tâm lý học

3

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

10

Giáo dục học

4

Ngoại ngữ (không phải tiếng Anh)

11

Quản lý hành chính Nhà nước và QL ngành GD và ĐT

5

Giáo dục thể chất

12

Cơ sở văn hoá Việt Nam

6

Giáo dục Quốc phòng

13

Dẫn luận ngôn ngữ học

7

Phương pháp nghiên cứu khoa học

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

Kiến thức cơ sở ngành

1

Ngữ âm – Âm vị học

2

Ngữ pháp học

Kiến thức ngành

1

Từ vựng – Ngữ nghĩa học

15

Kỹ năng nói 3

2

Ngữ dụng học

16

Kỹ năng nói 4

3

Văn hoá – Văn minh Anh

17

Kỹ năng viết 1

4

Văn hoá – Văn minh Mỹ

18

Kỹ năng viết 2

5

Kỹ năng nghe hiểu 1

19

Kỹ năng viết 3

6

Kỹ năng nghe hiểu 2

20

Kỹ năng viết 4

7

Kỹ năng nghe hiểu 3

21

Lý luận dạy học tiếng Anh

8

Kỹ năng nghe hiểu 4

22

Phương pháp dạy học tiếng Anh

9

Kỹ năng đọc hiểu 1

23

Kiểm tra đánh giá tiếng Anh

10

Kỹ năng đọc hiểu 2

24

Phân tích diễn ngôn

11

Kỹ năng đọc hiểu 3

25

Dịch

12

Kỹ năng đọc hiểu 4

26

Văn học Anh

13

Kỹ năng nói 1

27

Văn học Mỹ

14

Kỹ năng nói 2

Thực tập sư phạm

1

Thực tập sư phạm 1

2

Thực tập sư phạm 2

Nội dung các học phần bắt buộc (Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)

Ngữ âm – Âm vị học tiếng Anh          

Những nét đại cương về lý thuyết ngữ âm học và âm vị học tiếng Anh nhằm giúp người học nắm được các quy luật cơ bản của âm tiếng Anh, hỗ trợ cho người học trong quá trình học thực hành giao tiếp cũng như nghiên cứu tiếng Anh và giảng dạy tiếng Anh.

Ngữ pháp học tiếng Anh        

Đại cương về từ loại, các thành phần, chức năng ngữ pháp của các thành phần trong câu tiếng Anh, giới thiệu về ngữ pháp trên câu trong tiếng Anh, giúp người học củng cố ngữ pháp trong thực hành giao tiếp và trong nghiên cứu tiếng Anh và giảng dạy tiếng Anh.

Từ vựng – Ngữ nghĩa học

Những khái niệm cơ bản về các loại ngữ nghĩa nói chung và ngữ nghĩa trong tiếng Anh nói riêng, giúp người học củng cố năng lực giao tiếp và tạo điều kiện để nghiên cứu chuyên sâu về ngôn ngữ và phương pháp giảng dạy tiếng Anh.

Phân tích diễn ngôn

Những khái niệm cơ bản về diễn ngôn và văn bản, sự khác nhau giữa diễn ngôn và văn bản, khái niệm liên kết, mạch lạc, phuơng tiện tạo sản văn bản, kỹ năng phân tích văn bản thông qua cứ liệu là tiếng Anh, nhằm giúp người học củng cố được khả năng giao tiếp tiếng Anh và áp dụng những kiến thức đó vào việc nghiên cứu tiếng Anh cũng như  phương pháp giảng dạy tiếng Anh.

Ngữ dụng học

Những khái niệm cơ bản của ngữ dụng học như: hành động lời nói, hàm ngôn và hiển ngôn, nghĩa mệnh đề và lực ngôn trung nhằm giúp người học củng cố được khả năng giao tiếp tiếng Anh, và áp dụng những kiến thức đó vào việc nghiên cứu tiếng Anh cũng như  phương pháp giảng dạy tiếng Anh.

Dịch

Khái niệm dịch, các phương pháp xử lý bản dịch và kỹ năng dịch Anh – Việt và Việt – Anh thông qua thực hành dịch thuật các văn bản thuộc 3 chủ điểm thông thường, nhằm tạo điều kiện cho người học vận dụng mọi kiến thức và kỹ năng đã học về tiếng mà nâng cao khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh và giao tiếp liên ngôn, hỗ trợ cho người học tiến hành so sánh đối chiếu ngôn ngữ, nghiên cứu sâu hơn về tiếng Anh và giảng dạy tiếng Anh.

Văn hoá – Văn minh Anh        

Những kiến thức cơ bản về văn hoá – văn minh Anh liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ như lịch sử, địa lý, kinh tế, xã hội, tôn giáo, phong tục, tập quán, giúp người học tạo được nền tảng văn hoá cho việc sử dụng ngôn ngữ, đi sâu nghiên cứu tiếng Anh và phương pháp dạy tiếng Anh.

Văn hoá – Văn minh Mỹ         

Những kiến thức cơ bản về văn hoá – văn minh Mỹ liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ như lịch sử, địa lý, kinh tế, xã hội, tôn giáo, phong tục, tập quán, giúp người học tạo được nền tảng văn hoá cho việc sử dụng ngôn ngữ, đi sâu nghiên cứu tiếng Anh và phương pháp dạy tiếng Anh.

Văn học Anh

Những nét cơ bản về lịch sử văn học, các giai đọan phát triển, những trường phái chính, một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu trong văn học Anh, nhằm hỗ  trợ cho việc nâng cao kiến thức và năng lực giao tiếp tiếng Anh và dạy tiếng Anh.

Văn học Mỹ

Những nét cơ bản về lịch sử văn học, các giai đọan phát triển, những trường phái chính, một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu trong văn học Mỹ, nhằm hỗ  trợ cho việc nâng cao kiến thức và năng lực giao tiếp tiếng Anh và dạy tiếng Anh.

Kỹ năng nghe hiểu 1

Từ chỗ phát huy kiến thức và kỹ năng đã được học ở phổ thông kèm việc luyện âm đến chỗ nâng dần khả năng nghe ở trình độ sau sơ cấp với các tiểu kỹ năng nghe hiểu như nghe hiểu ý chính, nghe hiểu thông tin cụ thể, nghe và ghi lại thông tin, nghe và điền thông tin chi tiết, nghe và tổ chức thông tin, nghe và sắp xếp thông tin, nghe hiểu thái độ.

Kỹ năng nghe hiểu 2

Tạo dựng và phát triển kỹ năng nghe – ghi chép (note-taking skills) nội dung bài giảng, bài diễn thuyết để tiếp thu ngữ liệu và thông tin, tiếp tục phát triển các kỹ năng nghe hiểu đã học, đi sâu hơn vào khả năng nghe hiểu ghi chép bài giảng và nâng cao trình độ nghe hiểu tới trình độ trung cấp.

Kỹ năng nghe hiểu 3

Tiến tới trình độ hậu trung cấp, nghe hiểu các bản tin trên đài hoặc tivi, nắm vững và vận dụng thành thạo các tiểu kỹ năng nghe như nghe lấy ý chính, nghe và tóm tắt, có khả năng tham dự các hội thảo về dạy và học ngoại ngữ trình bày bằng tiếng Anh.

Kỹ năng nghe hiểu 4  

Đạt trình độ nghe hậu trung cấp theo tiêu chuẩn quốc tế (Post-Intermediate), nghe các bản tin trên đài hoặc tivi. Nắm vững và vận dụng thành thạo các tiểu kỹ năng nghe như nghe lấy tin chính, nghe – tóm tắt và bình luận về nội dung đã nghe, có khả năng tham dự các hội thảo về dạy và học ngoại ngữ trình bày bằng tiếng Anh.

Kỹ năng đọc hiểu 1

Phát huy kiến thức và kỹ năng đọc hiểu sơ cấp ở phổ thông, phát triển các kỹ năng như đọc lướt lấy ý chính, đọc hiểu thông tin chi tiết, đoán từ, suy đoán về nội dung cần đọc, v.v.. thông qua các bài khoá có độ dài phù hợp với các chủ đề trong cuộc sống thường ngày, phát triển khả năng tự tìm tài liệu đọc, đọc mở rộng (extensive reading) và chia sẻ thông tin.

Kỹ năng đọc hiểu 2

Phát triển khả năng đọc hiểu tài liệu ở trình độ từ Pre-Intermediate đến Intermediate trong hầu hết các lĩnh vực tự nhiên và xã hội, các nghiên cứu và một số tài liệu mang tính học thuật. Tiếp tục phát triển và sử dụng thành thạo các tiểu kỹ năng đọc hiểu như đọc lướt, đọc lấy ý chính, đọc hiểu được các thông tin chi tiết, hiểu ngụ ý của tác giả, suy luận thông tin dựa vào cấu trúc ngôn ngữ, đoán nghĩa từ vựng qua ngữ cảnh, hiểu dàn ý. Đạt được trình độ trung cấp (Intermediate) và phát triển các kỹ năng đọc chuyên sâu, đọc mở rộng, đọc các tài liệu thực tế (authentic materials).

Kỹ năng đọc hiểu 3

Đọc hiểu các tài liệu ở trình độ từ Intermediate đến Post-Intermediate không chỉ trong các lĩnh vực tự nhiên và xã hội thông th­ường mà cả các tài liệu cập nhật dưới dạng tin tức, báo chí, xã luận, các nghiên cứu và một số tài liệu mang nội dung học thuật.

Nắm vững và sử dụng thành thạo các tiểu kỹ năng đọc hiểu đã học, phát triển các kỹ năng đọc chuyên sâu, đọc mở rộng, hình thành thói quen đọc phê phán (critical reading) và nói hoặc viết bình luận về những nội dung đã đọc. Hướng tới các kỹ năng đọc hiểu cao hơn, phục vụ trực tiếp cho việc nghiên cứu các tài liệu trong các môn lý thuyết tiếng Anh và trong các hoạt động nghiên cứu khoa học.

Kỹ năng đọc hiểu 4

Đọc hiểu các tài liệu ở trình độ từ Post-Intermediate đến Advanced trong các lĩnh vực tự nhiên và xã hội thông th­ường và các văn bản mang tính học thuật. Nắm vững và sử dụng thành thạo các kỹ năng đọc hiểu nh­ư đọc lư­ớt, đọc lấy ý chính, đọc hiểu đư­ợc ẩn ý.

Kỹ năng nói 1

Phát huy kiến thức từ phổ thông, vận dụng vốn từ, cấu trúc câu, kết hợp với luyện âm, ngữ điệu để miêu tả, truyền tải thông tin, diễn đạt ý, đối đáp trong các tình huống đàm thoại. Biết nêu ý kiến về sở thích, đồng tình hoặc không đồng tình về một chủ đề, trình bày lý do ở trình độ sau sơ cấp.

Kỹ năng nói 2

Tiếp tục phát triển các kỹ năng nói đã học để miêu tả, so sánh và đánh giá; nắm vững các mẫu câu sử dụng trong hội thoại và có thể đối thoại một cách thành thạo trong các tình huống trong đời sống hàng ngày. Biết cách đưa ra ý kiến và lý lẽ tranh luận trong các tình huống dựa trên các chủ đề gợi ý.

Kỹ năng nói 3

Biết tổng hợp thông tin thu được thông qua các kỹ năng đọc hiểu, nghe hiểu để đáp lại một câu hỏi, một cuộc hội thoại, một bài phát biểu, hay một bài giảng một cách hợp lý.

Áp dụng hợp lý những kỹ năng học thuật (ghi chép, tóm tắt, diễn giải, tổng hợp) trong phát triển kỹ năng nói tiếng Anh. Trình bày quan điểm, ý kiến một cách rõ ràng, trực tiếp, có lôgic, với đầy đủ những chi tiết và ví dụ minh hoạ cần thiết.

Sử dụng tiếng Anh thành thạo trong môi trường học tập, trong quá trình thực tập sư phạm cũng như trong giao tiếp hàng ngày với người nước ngoài/người bản xứ.

Kỹ năng nói 4

Nắm vững và sử dụng thành thạo những kỹ năng học thuật trong phát triển kỹ năng nói tiếng Anh trong môi trường học tập, giảng dạy tiếng Anh ở phổ thông cũng như trong giao tiếp hàng ngày với người nước ngoài/người bản xứ, có thể tham gia các hội thảo khoa học chuyên ngành tiếng Anh; đạt trình độ hậu trung cấp (Post-Intermediate) theo tiêu chuẩn quốc tế.

Kỹ năng viết 1

Phát huy khả năng viết từng câu đúng từ phổ thông, nhận biết, phân tích, sửa lỗi sai ở cấp độ câu, viết được các loại câu đơn, câu phức đúng ngữ pháp và có ý nghĩa; viết một đoạn văn hoàn chỉnh theo chủ đề, viết thư, và một số dạng văn miêu tả.

Kỹ năng viết 2

Phát huy các kỹ năng viết đã học, viết các dạng bài văn trần thuật về một sự kiện, kể chuyện, tiểu sử; làm quen với các bước trong quy trình viết một bài luận theo các cấu trúc khác nhau.

Kỹ năng viết 3

Nắm vững và thực hành tốt một số kỹ năng viết cơ bản ở trình độ trung cấp (Intermediate) trong viết đoạn văn, các kỹ năng chuyên sâu và các phương thức tổ chức liên kết văn bản học thuật trong viết bài luận, bình luận, tiểu luận và nghiên cứu khoa học.

Phân tích các loại văn bản khác nhau trong tiếng Anh để hiểu cách viết các văn bản đó và áp dụng trong quá trình viết.

Kỹ năng viết 4

Phát huy các kỹ năng đã đạt được ở các học phần trước, nắm được các kỹ năng viết chuyên sâu; phát triển và sắp xếp ý rõ ràng, mạch lạc trong bài viết tiếng Anh.

Áp dụng các kỹ năng học thuật như ghi chép, tóm tắt, tổng hợp, v.v.. vào viết các bài luận với thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.

Lý luận dạy học tiếng Anh

Cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về dạy và học ngoại ngữ mà cụ thể là tiếng Anh, tạo điều kiện để người học thực hành tốt trong các khâu của việc dạy ngoại ngữ, đi sâu nghiên cứu trong trường và sau khi tốt nghiệp.

Phương pháp dạy học tiếng Anh

Học phần này nhằm giúp người học hiểu biết và thực hành tốt về việc dạy các thành tố và kỹ năng tiếng Anh.

Kiểm tra đánh giá tiếng Anh

Học phần này nhằm giúp người học nắm vững và thực hành tốt về các khâu khác trong dạy ngoại ngữ như: soạn chương trình, sách giáo khoa, kiểm tra đánh giá, quản lý lớp học.

Thực tập sư phạm 1

Sinh viên thực tập tại trường phổ thông 5 tuần tìm hiểu tình hình giáo dục ở địa phương, cơ cấu tổ chức của một trường học; làm công tác giáo dục ở một lớp  Chủ nhiệm; thực tập giảng dạy (dạy 02 tiết để giáo viên hướng dẫn đánh giá).

Thực tập sư phạm 2

Sinh viên thực tập tại trường phổ thông 05 tuần để củng cố những hiểu biết về thực tế giáo dục ở địa phương, chức năng nhiệm vụ của Ban giám hiệu, các tổ trưởng chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm lớp; thực tập làm công tác giáo dục ở lớp chủ nhiệm; nghiên cứu quy chế chuyên môn: kiểm tra, cho điểm, đánh giá xếp loại học lực của học sinh. Mỗi sinh viên phải giảng dạy 06 tiết với số giáo án phải soạn tối thiểu là 05.