Ngành đào tạo: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG (Finance and Banking)
Trình độ đào tạo: Đại học
Thời gian đào tạo: 4 năm
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cử nhân Tài chính- Ngân hàng có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt; nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế- xã hội, quản trị kinh doanh và tài chính- ngân hàng; Có năng lực nghiên cứu, hoạch định chính sách và giải quyết vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực tài Tài chính- Ngân hàng. Sinh viên tốt nghiệp làm việc ở các cơ quan ngân hàng tài chính trung ương, đại phương hoặc doanh nghiệp.
Chương trình đào tạo
Danh mục các học phần bắt buộc
Kiến thức giáo dục đại cương |
|||
1 |
Triết học Mác-Lênin |
7 |
Toán cao cấp |
2 |
Kinh tế chính trị Mác-Lênin |
8 |
Lý thuyết xác suất và thống kê toán |
3 |
Chủ nghĩa xã hội khoa học |
9 |
Pháp luật đại cương |
4 |
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt |
10 |
Tin học đại cương |
5 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
11 |
Giáo dục Thể chất |
6 |
Ngoại ngữ |
12 |
Giáo dục Quốc phòng |
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp |
|||
a) Kiến thức cơ sở của khối ngành |
|||
1 |
Kinh tế vi mô I |
2 |
Kinh tế vĩ mô I |
b) Kiến thức cơ sở của ngành |
|||
1 |
Nguyên lý thống kê kinh tế |
3 |
Luật kinh tế |
2 |
Nguyên lý kế toán |
4 |
Kinh tế lượng |
c) Kiến thức ngành |
|||
1 |
Nhập môn Tài chính-Tiền tệ |
3 |
Tài chính quốc tế |
2 |
Tài chính doanh nghiệp |
Nội dung các học phần bắt buộc (Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)
Kinh tế vi mô I
Giới thiệu các kiến thức cơ bản và cơ sở về hoạt động của nền kinh tế thị trường thông qua việc phân tích các quy luật kinh tế cơ bản như quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh. Học phần còn đề cập đến hành vi của các thành viên trong một nền kinh tế: người tiêu dùng, doanh nghiệp và chính phủ. Qua đó sinh viên sẽ được trang bị công cụ phân tích để hiểu và có thể áp dụng khi học các học phần tiếp theo.
Kinh tế vĩ mô I
Giới thiệu một số khái niệm cơ bản của kinh tế vi mô, bao gồm: Đo lường tổng sản lượng và mức giá của nền kinh tế;
Mô tả hành vi của nền kinh tế trong dài hạn: Các nhân tố quy định tăng trưởng kinh tế, thất nghiệp và lạm phát trong dài hạn; Giới thiệu những tư tưởng chính về tổng cung, tổng cầu và cân bằng kinh tế vĩ mô; Lạm phát và thất nghiệp trong ngắn hạn; Giới thiệu các vấn đề kinh tế vĩ mô của một nền kinh tế mở bao gồm cán cân thanh toán, tỷ giá hối đoái và các chính sách thương mại.
Nguyên lý thống kê kinh tế
Cung cấp một cách có hệ thống các phương pháp điều tra thống kê bao gồm việc thu thập thông tin ban đầu về các hiện tượng kinh tế- xã hội và việc xử lý các thông tin đã thu thập. Trang bị các phương pháp phân tích kinh tế- xã hội làm cơ sở cho dự đoán các mức độ của hiện tượng trong tương lai nhằm giúp cho việc ra quyết định ở tầm vi mô và vĩ mô.
Nguyên lý kế toán
Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về lý thuyết kế toán: Các khái niệm, bản chất, đối tượng, mục đích, chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu của kế toán; Các phương pháp kế toán; Quá trình thu thập, ghi chép số liệu kế toán, trình tự kế toán các quá trình kinh doanh chủ yếu; Các hình thức kế toán; Nội dung và các hình thức tổ chức công tác kế toán.
Luật kinh tế
Học phần trang bị những kiến thức cơ bản về pháp luật và điều chỉnh lĩnh vực kinh doanh, làm cơ sở cho việc nghiên cứu các luật chuyên ngành về tài chính, ngân hàng,thương mại cũng như các chế độ pháp lý điều chỉnh cơ cấu tổ chức, hoạt động và quản lý các loại hình doanh nghiệp.
Nội dung bao gồm: Địa vị pháp lý của các doanh nghiệp; Những nghĩa vụ kinh doanh; Quan hệ lao động trong doanh nghiệp; Chế độ hợp đồng kinh tế, cách thức giao dịch, ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế; Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh tế và phá sản doanh nghiệp.
Kinh tế lượng
Học phần cung cấp các kỹ thuật ước lượng, hiệu chỉnh mô hình hồi quy một phương trình, cách phân tích tính đúng đắn về mặt kỹ thuật cũng như về kinh tế của mô hình. Học phần còn trang bị cho sinh viên cách thức vận dụng các công cụ phân tích định lượng vào một số vấn đề kinh tế, quản trị kinh doanh cơ bản trên cơ sở sử dụng phần mềm chuyên dùng và cơ sở dữ liệu của Việt
Nhập môn Tài chính- Tiền tệ
Đây là học phần lý luận cơ sở ngành giữ vị trí cầu nối giữa các học phần lý luận cơ bản và các học phần nghiệp vụ về tài chính.
Học phần trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về tài chính, tiền tệ,tín dụng và ngân hàng như: Tiền đề, bản chất, chức năng của tài chính; Hệ thống tài chính vai trò của các khâu trong hệ thống tài chính; Lý luận về thị trường tài chính; Công tác kiểm tra tài chính; Khái quát những nội dung chủ yếu của hoạt động tài chính trong các lĩnh vực như: Ngân sách Nhà nước, Bảo hiểm, Tín dụng, Tài chính doanh nghiệp, Tài chính quốc tế; Tiền tệ; Ngân hàng và các tổ chức tín dụng; Tiền tệ, thanh toán và tín dụng quốc tế.
Tài chính doanh nghiệp
Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về tài chính của doanh nghiệp với các nội dung chủ yếu là: Xác định nhu cầu vốn, tổ chức nguồn vốn và các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp; Quản lý và sử dụng vốn; Chi phí; Doanh thu và lợi nhuận; Kế hoạch hoá tài chính doanh nghiệp.
Tài chính quốc tế
Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản và lý luận nghiệp vụ về hoạt động tài chính diễn ra trên bình diện quốc tế với các nội dung chủ yếu là: Tổng quan về tài chính quốc tế; Thị trường tài chính quốc tế; Các định chế về tài chính quốc tế; Tài chính công ty đa quốc gia; Các hoạt động thanh toán, tín dụng, đầu tư quốc tế; Chính sách điều hành tỷ giá hối đoái và xác lập cán cân thanh toán quốc tế; Liên minh thuế quan giữa các quốc gia.