Ngành Văn học

Ngành đào tạo:          VĂN HỌC (Literature)

Trình độ đào tạo:       Đại học

Thời gian đào tạo:      4 năm

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

            Đào tạo cử nhân làm công tác nghiên cứu văn học và những lĩnh vực có liên quan đến văn học (giảng dạy văn học ở các bậc học; hoạt động trong lĩnh vực báo chí, xuất bản; theo dõi và quản lý hoạt động văn hoá, văn học…). Sinh viên tốt nghiệp phải có phẩm chất chính trị, đạo đức; có ý thức phục vụ nhân dân; có khả năng nghiên cứu, bảo tồn di sản văn học dân tộc; có thể tham gia giới thiệu những nền văn học lớn trên thế giới vào Việt Nam và giới thiệu di sản văn học Việt Nam ra nước ngoài; đồng thời có thể tham gia trực tiếp vào đời sống văn học đương đại (phê bình, thẩm định sáng tác văn học đương đại phục vụ cho các cơ quan báo chí, xuất bản; giới thiệu văn học đương đại Việt Nam ra nước ngoài), góp phần vào việc xây dựng một đời sống văn học lành mạnh, ngày càng phát triển, nâng cao đời sống tinh thần  của người Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

            Nhằm hướng đến việc trang bị cho sinh viên những kiến thức vừa đáp ứng được yêu cầu mang tính phổ cập của giáo dục đại học, vừa đáp ứng được yêu cầu chuyên sâu của chuyên ngành, chương trình được xây dựng trên cơ sở kết hợp các kiến thức cơ bản, những kiến thức thuộc các bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những kiến thức văn học sử chuyên sâu về văn học Việt Nam và các nền văn học lớn trên thế giới và những kiến thức lý luận văn học. Để thực hiện tốt nhiệm vụ nói trên, chương trình còn cung cấp những kiến thức về ngôn ngữ học, Hán Nôm, về những hệ tư tưởng và các triết thuyết lớn của nhân loại.

            Sau khi hoàn thành chương trình học tập, sinh viên phải có khả năng thẩm định giá trị của các tác phẩm văn chương, có những kỹ năng cơ bản về nghiên cứu và phê bình văn học.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Danh mục các học phần bắt buộc

Kiến thức giáo dục đại cương

1

Triết học Mác – Lênin

7

Giáo dục thể chất

2

Kinh tế chính trị Mác – Lênin

8

Giáo dục Quốc phòng

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

9

Phương pháp nghiên cứu khoa học

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

10

Tin học

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

11

Thống kê xã hội

6

Ngoại ngữ

12

Môi trường và con người

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

a. Kiến thức cơ sở của khối ngành và ngành

1

Lôgic học đại cương

4

Hán văn cơ sở

2

Xã hội học đại cương

5

Chữ nôm

3

Cơ sở văn hoá Việt Nam

6

Thực hành văn bản tiếng Việt

b. Kiến thức ngành

1

Nguyên lý lý luận văn học

8

Văn học Việt Nam từ 1930 đến 1945

2

Tác phẩm văn học và thể loại văn học

9

Văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975

3

Tiến trình văn học

10

Văn học Việt Nam từ 1975 đến nay

4

Văn học dân gian Việt Nam

11

Văn học Trung Quốc

5

Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XVIII

12

Văn học Pháp

6

Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX

13

Văn học Nga

7

Văn học Việt Nam từ 1900 đến 1930


N
ội dung các học phần bắt buộc(Phần kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)

Lôgic học đại cương

Cung cấp những kiến thức cơ bản về lôgic học hình thức, mối liên hệ hữu cơ giữa lôgic học và triết học, các phương pháp nghiên cứu đặc thù của lôgic học hình thức, các quy luật lôgic cơ bản và vai trò, ý nghĩa quan trọng của lôgic học trong việc hình thành, rèn luyện thói quen tư duy lôgic chặt chẽ, trình bày vấn đề một cách khoa học.

Học phần cũng trang bị những kiến thức về nguồn gốc, bản chất, đặc điểm và quan hệ của các khái niệm phán đoán, suy luận, chứng minh lôgic thường dùng, từ đó vận dụng các quy luật lôgic trong tư duy, tránh sai lầm thường gặp trong suy nghĩ và trình bày vấn đề.

Xã hội học đại cương

Cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về xã hội học bao gồm quá trình hình thành và phát triển cũng như đối tượng nghiên cứu xã hội học, những khái niệm cơ bản và một số trường phái xã hội học, những thiết chế và tổ chức xã hội cơ bản.

Học phần cũng trang bị cho sinh viên kỹ năng thực hành, sử dụng các phương pháp định tính, định lượng trong nghiên cứu xã hội học.

Cơ sở văn hoá Việt Nam

Cung cấp những khái niệm chung về văn hoá học và văn hoá Việt Nam, về hệ thống các thành tố văn hoá Việt Nam và những đặc trưng của chúng.

Học phần cũng trang bị cho sinh viên những kỹ năng, phương pháp tiếp cận tìm hiểu và nghiên cứu những vấn đề của văn hóa Việt Nam.

Hán văn cơ sở

Cung cấp những kiến thức cơ sở về Hán văn, bao gồm những nguyên tắc cấu tạo hệ thống văn tự hiểu ý của người Hán, các quy tắc cú pháp, các hư từ quan trọng và vốn chữ Hán thường dùng.

Học phần cũng trang bị cho sinh viên những khái niệm chung, những tri thức thông thường về thể loại Hán văn Việt Nam và những tri thức văn hoá có liên quan để có thể lý giải được những văn bản Hán văn đơn giản.

Chữ Nôm

Cung cấp những kiến thức cơ bản về một nền văn tự cổ của Việt Nam đã từng được sử dụng để ghi chép về văn hoá và văn chương Việt Nam trong suốt 800 năm lịch sử: điều kiện ra đời và quá trình phát triển của chữ Nôm, đặc điểm loại hình văn tự khối vuông biểu ý, tính chất ghi âm đặc biệt của chữ Nôm, cấu trúc của chữ Nôm và cách đọc.

Học phần cũng trang bị cho sinh viên kỹ năng phân biệt các cách đọc âm khác nhau trong chữ Nôm (Tiền Hán Việt, Hán Việt, Hán Việt Việt hoá, đọc chỉnh âm), kỹ năng phân tích các kiểu mô thức cấu trúc của chữ Nôm (chữ đơn hay vay mượn, chữ ghép hay sáng tạo, các tiểu loại chữ Nôm …) để vận dụng trong việc đọc các loại văn bản chữ Nôm.

Thực hành văn bản tiếng Việt

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức tổng quát và kỹ năng thực hành ngôn ngữ văn bản (chủ yếu là văn bản khoa học) tiếng Việt. Ngoài việc nâng cao nhận thức về thực hành văn bản trên hai phương diện tiếp nhận và tạo lập, học phần còn giúp cho sinh viên nắm được những kỹ năng quan trọng trong việc phân tích và tạo lập văn bản khoa học tiếng Việt.

Nguyên lý lý luận văn học

Cung cấp cho sinh viên những cơ bản về văn học (mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống xã hội, đặc trưng của văn học, các chức năng và tính khuynh hướng của văn  học, quá trình sáng tạo của nhà văn và quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học), giúp sinh viên hiểu được những nguyên lý tổng quát và nội hàm các khái niệm của lý luận văn học (tư duy nghệ thuật, hình tượng nghệ thuật, điển hình hoá…). Đồng thời, học phần cũng rèn luyện kỹ năng phát hiện các vấn đề trong đời sống văn học, đánh giá đúng các hiện tượng văn chương.

Tác phẩm văn học và thể loại văn học

Cung cấp những kiến thức lý luận về ba phương thức biểu đạt chính của văn học (tự sự, trữ tình, kịch), nguồn gốc, quá trình hình thành của các thể loại văn học, những quan niệm về thể loại qua những thời đại lịch sử khác nhau. Đồng thời, học phần còn cung cấp những kiến thức chuyên môn sâu về tác phẩm văn học với tư cách là một chính thể thẩm mỹ với các thành tố cấu thành cơ bản như chủ đề, đề tài, giọng điệu trong thơ trữ tình, vấn đề nhân vật, tính cách, kết cấu, cốt truyện trong tác phẩm tự sự. Những kiến thức lý luận nói trên là chìa khoá để sinh viên có khả năng phân tích, giải mã tác phẩm đúng và hay.

Tiến trình văn học

Cung cấp các kiến thức, khái niệm, phạm trù về tiến trình văn học làm cơ sở tìm hiểu sự vận động, giao lưu, biến đổi của văn học trong quá trình lịch sử. Học phần cũng giúp hình thành kỹ năng nhìn nhận văn học trong sự vận động và liên hệ lẫn nhau, bước đầu biết liên hệ, phân tích các mối quan hệ văn học trong tiến trình lịch sử.

Văn học dân gian Việt Nam

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức lý luận khái quát nhất về khoa học nghiên cứu văn học – văn hoá dân gian (đối tượng nghiên cứu, những lĩnh vực nghiên cứu, phân loại văn học dân gian trên thế giới…). Trên cơ sở đó, đi sâu vào thực tế văn học dân gian Việt Nam (các vùng và các thời kỳ phát triển của văn học dân gian Việt Nam, các thể loại nòng cốt…)

Học phần cũng trang bị cho sinh viên những kỹ năng cơ bản về thao tác thực tế điền dã, thao tác phân tích trực tiếp các tác phẩm văn học dân gian, khả năng nhận thức giá trị phản ánh, giá trị thẩm mỹ và quá trình lịch sử văn học dân gian.

Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XVIII

Cung cấp những kiến thức căn bản về văn học Việt Nam trong tám thế kỷ khởi đầu dưới ba triều đại Lý, Trần, Lê và ba thời kỳ phát triển chính: thế kỷ X-XIV, thế kỷ XV và thế kỷ XVI – giữa thế kỷ XVIII, bao gồm: quá trình hình thành và những đặc điểm của từng thời kỳ, những ảnh hưởng Phật giáo dưới triều Lý, Trần và ảnh hưởng của Nho giáo dưới triều Lê; sự ra đời và phát triển của văn học viết bằng chữ Nôm; những tác giả tiêu biểu thời Lý, Trần, Nguyễn Trãi, nhóm Tao đàn, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Hàng, Nguyễn Dữ.

Cùng với những kiến thức văn học sử, sinh viên còn được trang bị những phương pháp, kỹ năng, thao tác cơ bản khi tiếp cận với một hiện tượng của nền văn học dân tộc thời kỳ trung đại.

Văn học Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX

Cung cấp những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX với hai thời kỳ phát triển chính: từ nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX và từ giữa đến cuối thế kỷ XIX. Bao gồm: những thành tựu rực rỡ của văn học viết bằng chữ Nôm, của những thể loại đặc định dân tộc (truyện thơ, ngâm khúc, hát nói) mang nội dung nhân đạo chủ nghĩa, những tác gia lớn (Đặng Trần Côn, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát); sự khủng hoảng của văn học nhà Nho và sự xuất hiện những dấu hiệu tiên báo quá trình hiện đại hoá ở nửa sau thế kỷ XIX khi có cuộc xâm lược của thực dân Pháp, đặc điểm dáng tác của những nhà tiêu biểu: Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương.

Văn học Việt Nam từ 1900 đến 1930

Cung cấp những kiến thức nền tảng về diện mạo văn học sử, đặc điểm sáng tác của những tác giả lớn, những quy luật của tiến trình văn học trong ba thập niên đầu thế kỷ XX. Đây là thời kỳ diễn ra bước chuyển giao giữa hai thời đại lớn của văn học dân tộc với hai quá trình diễn ra đồng thời: sự phân rã của văn học truyền thống sau những nỗ lực cách tân bất thành (sáng tác của Phan Bội Châu, Tản Đà) và sự lớn mạnh từng bước chiếm lĩnh văn đàn của bộ phận văn học sáng tác theo mô hình văn học thế giới.

Văn học Việt Nam từ 1930 đến 1945

Cung cấp những kiến thức cơ bản về diện mạo văn học sử, đặc điểm sáng tác của những tác giả lớn, những quy luật của tiến trình văn học trong giai đoạn 1932-1945, với những hiện tượng văn học như Tự lực văn đoàn, phong trào Thơ mới, khuynh hướng hiện thực và sự lớn mạnh của văn học yêu nước vô sản với các tác gia tiêu biểu như Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mạc Từ, Nguyễn Bính….

Văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975

Cung cấp những kiến thức cơ bản về diện mạo văn học sử, đặc điểm sáng tác của những tác giả lớn, những quy luật của tiến trình văn học trong giai đoạn 1945-1975, khi văn học vận động dưới sự lãnh đạo và đường lối văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam; trong hoàn cảnh hai cuộc kháng chiến liên tiếp và kéo dài, những ảnh hưởng từ văn học Liên Xô (cũ), văn học Trung Quốc và văn học phương Tây đối với quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam.

Văn học Việt Nam 1975 đến nay       

Cung cấp những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam sau 1975: những xu hướng, phong cách, thể loại, những tác gia, tác phẩm tiêu biểu, những thành tựu và hạn chế văn học Việt Nam trong giai đoạn đất nước hoà bình, thống nhất, những triển vọng phát triển.

Văn học Trung Quốc

Cung cấp những kiến thức cơ bản về đặc điểm tiến trình văn học Trung Quốc từ Tiên Tần đến đương đại, trên những phương diện đặc trưng thể loại, các môtip nhân vật, cá tính sáng tạo của những tác gia tiêu biểu, những thành tựu và hạn chế của văn học Việt Nam trong giai đoạn đất nước hoà bình, thống nhất, những triển vọng phát triển.

Văn học Pháp

Cung cấp những kiến thức cơ bản về đặc điểm tiến trình văn học Pháp từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XX, trên những phương diện trào lưu, thể loại, tập trung vào sáng tác của những tác gia tiêu biểu; đồng thời học phần cũng trang bị cho sinh viên kỹ năng tiếp cận những hiện tượng văn học nước ngoài từ góc độ văn hoá học..

Văn học Nga

Cung cấp những kiến thức cơ bản về đặc điểm tiến trình văn học Nga từ thế kỷ XIX đến thế kỷ XX, trên những phương diện vấn đề,môtip nhân vật, những khuynh hướng phong cách thể loại, tập trung vào sáng tác của những tác gia tiêu biểu; đồng thời cũng trang bị cho sinh viên kỹ năng tiếp cận những hiện tượng văn học nước ngoài từ góc độ văn hoá học