–
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Vận dụng các kiến thức cơ sở và chuyên môn để phân tích được các mối ghép cơ khí, nguyên lý hoạt động, đặc tính kỹ thuật của các máy công cụ và các trang thiết bị cơ khí, thủy lực và khí nén;
+ Xây dựng được phương án lắp ráp các bộ phận cơ khí, thủy khí và hệ thống thiết bị cơ khí hoàn chỉnh đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật theo yêu cầu;
+ Xây dựng được phương án lắp đặt, vận hành và bàn giao thiết bị;
+ Vận dụng kiến thức về tổ chức quản lý để tổ chức nhóm làm việc có hiệu quả.
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ tháo, lắp, dụng cụ và thiết bị đo kiểm;
+ Có khả năng giao tiếp và tham khảo các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành bằng tiếng Anh, sử dụng thành thạo máy tính trong công việc văn phòng, tìm kiếm thông tin trên mạng Internet, các ứng dụng phực vụ chuyên ngành và quản lý tổ chức sản xuất;
+ Thiết lập được các bản vẽ kỹ thuật cơ khí, điện, thủy lực, khí nén trong Autocad ở mức độ phức tạp;
+ Lắp ráp được các mối ghép cơ khí đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;
+ Lăp được bộ phận của hệ thống truyền động thủy lực, khí nén đảm bảo yêu cầu;
+ Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào các công lắp ráp cơ khí, thủy khí;
+ Lắp đặt, vận hành và bàn giao được các thiết bị cơ khí;
+ Ứng dụng được các công nghệ tiến tiến trong công việc lắp ráp trong các dây chuyền sản xuất tiên tiến;
+ Thực hiện đầy đủ nội quy, quy định về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị;
+ Chủ động giải quyết công việc theo trình độ đào tạo, làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm;
+ Thực hiện đúng nội dung kèm cặp thợ bậc thấp về lý thuyết và thực hành.
3. Cơ hội việc làm
Sau khi tốt nghiệp ra trường học sinh nghề nguội lắp ráp có thể tìm kiếm việc tại các nhà máy, xí nghiệp cơ khí, các doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế với vị trí lắp ráp, vận hành và bảo dưỡng các máy móc thiết bị cơ khí.
4- Các môn học chính
– Vẽ kỹ thuật
– Vật liệu cơ khí
– Dung sai lắp ghép
– Công nghệ kim loại
– Cơ kỹ thuật I
– Cơ kỹ thuật II
– AutoCAD
– Kỹ thuật Điện
– Kỹ thuật điện tử
– Thiết bị cơ khí
– Trang bị điện trong thiết bị công nghiệp
– Tổ chức quản lý
– Kỹ thuật an toàn trong sửa chữa và bảo hộ lao động
– Đo lường kỹ thuật
– Chuẩn bị cho lắp ráp và vận hành thiết bị
– Gia công các chi tiết bằng dụng cụ cầm tay
– Gia công các chi tiết có sự hỗ trợ của máy
– Lắp ráp mạch điện cơ bản
– Hàn điện cơ bản
– Lắp ráp và sửa chữa mối ghép ren , mối ghép then
– Tháo lắp , điều chỉnh và sửa chữa ổ trục (ổ trượt, ổ lăn)
– Tháo lắp và điều chỉnh bộ truyền bánh răng, bộ truyền xích
– Tháo lắp và điều chỉnh bộ truyền đai, bánh ma sát
– Tháo lắp và điều chỉnh cơ cấu biến đổi chuyển động
– Lắp ráp và điều chỉnh các mối ghép của máy
– Nâng hạ, vận chuyển thiết bị bằng phương pháp thủ công và cơ giới
– Lắp ráp các bộ phận làm kín
– Lắp đặt đường ống
– Lắp đặt máy công cụ
– Lắp ráp máy nâng chuyển
– Lắp ráp đồ gá
– Lắp ráp các bộ phận của hệ thống thuỷ khí
– Lắp ráp phanh và cơ cấu an toàn
– Lắp ráp nâng cao
– Thực tập sản xuất
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Vận dụng các kiến thức để phân tích tình trạng kỹ thuật của các cụm kết cấu, các loại máy (công cụ và các máy cơ khí khác) thường sử dụng trong các cơ sở sản xuất cơ khí;
+ Lập phương án công nghệ lắp ráp, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa cơ khí một cách khoa học, hợp lý.
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Có khả năng lập phương án công nghệ lắp ráp cụm kết cấu, vận hành chạy thử, sửa chữa nhỏ, hiệu chỉnh, phục hồi được một số chi tiết máy thông thường đạt yêu cầu kỹ thuật; lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng và hiệu chỉnh được các loại máy, kết cấu trong ngành cơ khí đạt tiêu chuẩn của nhà sản tiết kiệm, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp;
+ Có khả năng làm việc độc lập và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc lắp ráp, hiệu chỉnh các loại máy móc, thiết bị cơ khí;
+ Có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.
3- Cơ hội việc làm:
Sau khi tốt nghiệp ra trường học sinh nghề Nguội lắp ráp có thể tìm kiếm việc tại các nhà máy, xí nghiệp cơ khí, các doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế với vị trí lắp ráp, vận hành và bảo dưỡng cho các máy móc thiết bị cơ khí.
4- Các môn học chính
– Vẽ kỹ thuật cơ khí
– Dung sai
– Vật liệu cơ khí
– Cơ kỹ thuật
– Kỹ thuật điện- điện tử
– Thiết bị cơ khí
– Công nghệ kim loại
– Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
– Đo lường kỹ thuật
– Chuẩn bị cho lắp ráp và vận hành thiết bị
– Gia công chi tiết bằng dụng cụ cầm tay
– Gia công chi tiết có sự hỗ trợ của máy
– Lắp ráp mạch điện cơ bản
– Hàn điện cơ bản
– Lắp ráp và sửa chữa mối ghép ren, mối ghép then
– Tháo lắp, điều chỉnh và sửa chữa ổ trục
– Tháo lắp và điều chỉnh bộ truyền bánh răng, bộ truyền xích
– Tháo lắp và điều chỉnh bộ truyền đai, bánh ma sát
– Tháo lắp và điều chỉnh cơ cấu biến đổi chuyển động
– Lắp ráp và điều chỉnh mối ghép của máy
– Nâng hạ, vận chuyển thiết bị bằng phương pháp thủ công và cơ giới
– Lắp đặt máy công cụ
– Lắp đặt đường ống
– Thực tập sản xuất