–
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Phân tích được bản vẽ chế tạo cơ khí, bản vẽ lắp các bộ phận máy, bản vẽ sơ sơ đồ động của các loại máy công cụ thông dụng;
+ Hiểu được các quy ước, ký hiệu và dung sai lắp ghép trên bản vẽ, biết tra bảng dung sai theo tiêu chuẩn Việt Nam, hiểu tính chất, công dụng của các loại lắp ghép cơ bản, cấp chính xác và độ trơn nhẵn của bề mặt chi tiết;
+ Biết tính chất, công dụng, ký hiệu của các vật liệu thông dụng trong ngành cơ khí, biết chọn vật liệu chế tạo chi tiết máy đơn giản, dụng cụ thường dùng và phương pháp nhiệt luyện chi tiết máy, dụng cụ đơn giản;
+ Trình bày được kết cấu, nguyên lý truyền động các máy công cụ điển hình, máy công cụ CNC;
+ Trình bày được kỹ thuật sửa chữa máy công cụ và tổ chức quản lý công tác sửa chữa máy công cụ;
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Vẽ được bản vẽ chi tiết gia công và bản vẽ lắp có tới 20 chi tiết;
+ Thiết kế được một số chi tiết máy ở dạng 3D trên máy tính. Lắp ghép được thành một cụm chi tiết hay bộ phận máy đã vẽ ở dạng 3D;
+ Sử dụng được các loại trang thiết bị, dụng cụ nghề nguội, dụng cụ đo – kiểm tra thông dụng của nghề;
+ Làm thành thạo các công việc nguội cơ bản và một số công việc bổ trợ của nghề để phục vụ cho sửa chữa, phục hồi chi tiết máy thông thường, đúng yêu cầu kỹ thuật;
+ Chế tạo được dụng cụ nguội đơn giản và dụng cụ phi tiêu chuẩn phục vụ cho công việc sửa chữa;
+ Vận hành đúng kỹ thuật máy tiện vạn năng, máy phay, máy công cụ
+ Tháo lắp, điều chỉnh, kiểm tra các mối ghép, cơ cấu, bộ phận máy, tổng thành máy công cụ đúng tiêu chuẩn kỹ thuật;
+ Sửa chữa được máy công cụ đạt tiêu chuẩn của nhà sản xuất, tiết kiệm, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường;
+ Sửa chữa được các bộ phận cơ bản trong các máy công cụ điều khiển bằng hệ thống thủy lực và khí nén;
+ Lập được kế hoạch bảo dưỡng và thực hiện được các công việc bảo dưỡng máy công cụ và máy công cụ CNC;
+ Có kỹ năng giao tiếp tốt vào các tình huống hàng ngày và trong hoạt động nghề nghiệp sau này;
+ Thực hiện đúng các biện pháp an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp;
+ Có khả năng làm việc độc lập, tạo ra việc làm và biết tổ chức làm việc theo nhóm; có khả năng tự học tập, nghiên cứu, hoặc học lên trình độ cao hơn để hoàn thành tốt nhiệm vụ thuộc phạm vi nghề nghiệp của mình.
3- Cơ hội việc làm:
– Sau khi tốt nghiệp Cao đẳng nghề, sinh viên làm việc được trong các công ty cơ khí, doanh nghiệp sản xuất, sửa chữa, lắp ráp máy, các khu công nghiệp với trách nhiệm là người trực tiếp sản xuất, kỹ thuật viên hoặc tổ trưởng sản xuất trong lĩnh vực sửa chữa, lắp ráp công cụ, thiết bị công nghiệp;
– Được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm để trở thành giáo viên dạy nghề tại các trường Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề hoặc Trung tâm dạy nghề;
– Được học liên thông lên trình độ cao hơn nếu có nhu cầu học tập.
4- Các môn học chính:
– Vẽ kỹ thuật
– Dung sai lắp ghép
– Vật liệu
– Cơ kỹ thuật
– Thiết lập bản vẽ kỹ thuật bằng AUTOCAD
– Kỹ thuật điện – điện tử công nghiệp
– Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
– Sử dụng dụng cụ đo, kiểm tra
– Gia công nguội cơ bản
– Tiện cơ bản
– Phay cơ bản
– Máy công cụ
– Thủy lực – Khí nén
– Công nghệ sửa chữa máy công cụ
– Tháo, lắp điều chỉnh mối ghép ren, then, chốt
– Tháo, lắp, điều chỉnh cơ cấu truyền động quay
– Tháo, lắp điều chỉnh cơ cấu biến đổi chuyển động
– Tháo, lắp điều chỉnh cơ cấu ly hợp
– Tháo, lắp, điều chỉnh bộ phận máy công cụ
– Sửa chữa chi tiết, cơ cấu máy
– Sửa chữa máy Khoan
– Sửa chữa máy Tiện
– Nguyên lý chi tiết máy
– Công nghệ chế tạo – Đồ gá
– Bảo dưỡng máy công cụ
– Sửa chữa máy Phay
– Sửa chữa các bộ phận chính của hệ thống thủy lực
– Tổ chức và quản lý sản xuất
– Kỹ năng giao tiếp
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Phân tích được bản vẽ chế tạo cơ khí, bản vẽ lắp các bộ phận máy, bản vẽ sơ sơ đồ động của các loại máy công cụ thông dụng;
+ Hiểu được các quy ước, ký hiệu và dung sai lắp ghép trên bản vẽ, biết tra bảng dung sai theo tiêu chuẩn Việt Nam, hiểu tính chất, công dụng của các loại lắp ghép cơ bản, cấp chính xác và độ trơn nhẵn của bề mặt chi tiết;
+ Biết tính chất, công dụng, ký hiệu của các vật liệu thông dụng trong ngành cơ khí, biết chọn vật liệu chế tạo chi tiết máy đơn giản, phương pháp nhiệt luyện chi tiết máy, dụng cụ đơn giản;
+ Trình bày được kết cấu, nguyên lý truyền động các máy công cụ điển hình;
+ Trình bày được kỹ thuật sửa chữa máy công cụ: Máy tiện, máy khoan.
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Vẽ được bản vẽ chi tiết gia công và bản vẽ lắp đơn giản;
+ Sử dụng được các loại trang thiết bị, dụng cụ nghề nguội, dụng cụ đo – kiểm tra thông dụng của nghề;
+ Làm được các công việc nguội cơ bản và một số công việc bổ trợ của nghề để phục vụ cho sửa chữa, phục hồi chi tiết máy thông thường đúng yêu cầu kỹ thuật;
+ Chế tạo được dụng cụ nguội đơn giản và dụng cụ phi tiêu chuẩn phục vụ cho công việc sửa chữa;
+ Vận hành đúng kỹ thuật máy Tiện vạn năng, máy Phay;
+ Tháo lắp, điều chỉnh, kiểm tra các mối ghép, cơ cấu, bộ phận máy, tổng thành máy công cụ đúng tiêu chuẩn kỹ thuật;
+ Sửa chữa được máy Khoan, Tiện… đạt tiêu chuẩn của nhà sản xuất, tiết kiệm, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường;
+ Thực hiện đúng các biện pháp an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp;
+ Có khả năng làm việc độc lập, tạo ra việc làm và biết tổ chức làm việc theo nhóm, để hoàn thành tốt nhiệm vụ thuộc phạm vi nghề nghiệp của mình.
3- Cơ hội việc làm:
+ Sau khi tốt nghiệp Trung cấp nghề, học sinh làm việc được trong các công ty cơ khí, doanh nghiệp sản xuất, sửa chữa, lắp ráp máy công cụ với trách nhiệm là người trực tiếp sản xuất, kỹ thuật viên trong lĩnh vực sửa chữa, lắp ráp máy công cụ;
+ Được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm để trở thành giáo viên dạy nghề tại các Trung tâm dạy nghề nếu có nhu cầu;
+ Được học liên thông lên cao đẳng nghề hoặc trình độ cao hơn nếu có nhu cầu học tiếp.
4- Các môn học chính:
– Vẽ kỹ thuật
– Dung sai lắp ghép
– Vật liệu
– Cơ kỹ thuật
– Thiết lập bản vẽ kỹ thuật bằng AUTOCAD
– Kỹ thuật điện – điện tử công nghiệp
– Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
– Sử dụng dụng cụ đo, kiểm tra
– Gia công nguội cơ bản
– Tiện cơ bản
– Phay cơ bản
– Máy công cụ
– Thủy lực – Khí nén
– Kỹ thuật sửa chữa máy công cụ
– Tháo, lắp điều chỉnh mối ghép ren, then, chốt
– Tháo, lắp cơ cấu truyền động quay
– Tháo, lắp điều chỉnh cơ cấu ly hợp
– Tháo, lắp điều chỉnh cơ cấu biến đổi chuyển động
– Tháo, lắp, điều chỉnh bộ phận máy công cụ
– Sửa chữa chi tiết, cơ cấu máy
– Sửa chữa máy Khoan
– Sửa chữa máy Tiện