HƯỚNG DẪN ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC – MÔN ĐỊA LÝ
1. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HÀ NỘI
* Phạm vi kiến thức:
Địa lý lớp 11: 30% (gồm toàn bộ phần địa lý các quốc gia và khu vực trên thế giới)
Địa lý lớp 12: 70% (gồm chuyên đề Địa lý tự nhiên, Dân cư, Địa lý ngành kinh tế và Địa lý vùng kinh tế).
* Các dạng câu hỏi thường gặp (gồm 10 câu trong bài thi ĐGNL):
+ Từ để hỏi: ý nghĩa, nguyên nhân chính, biện pháp chủ yếu, tại sao,…
+ Dạng bài hỏi kỹ năng Atlat địa lý Việt Nam: dựa vào trang nào để tìm hiểu nội dung nào đó.
+ Dạng bài biểu đồ: chọn nội dung chính của biểu đồ đã cho, chọn loại biểu đồ thích hợp nhất.
+ Dạng bài bảng số liệu: Nhận xét nào đúng nhất với bảng số liệu trên, chọn đáp án đúng nhất với bảng số liệu trên, …
* Phương pháp làm bài:
Bước 1: Đọc câu hỏi để hiểu tiêu đề và tập trung, gạch chân keywords để xác định vùng kiến thức cần khai thác.
Bước 2: Đọc lướt các đáp án gạch chân từ khoá liên quan từ khoá câu hỏi.
Bước 3: Đọc kỹ lại nội dung câu hỏi sau đó dùng phương pháp loại trừ hoặc tính toán để xác định đáp án đúng.
* Kinh nghiệm ôn thi: ôn hết tất các “ngóc ngách” trong quyển sách giáo khoa Địa lý lớp 12 và toàn bộ địa lí quốc gia và khu vực. Và hãy chọn một nơi để hướng dẫn chúng ta ôn luyện có hiệu quả hơn nhé!
Em có thể tham khảo đề minh hoạ Đánh giá năng lực Hà Nội các năm và thi thử MIỄN PHÍ tại đây.
2. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỒ CHÍ MINH
* Phạm vi kiến thức:
Địa lý lớp 11: 30% (gồm toàn bộ phần địa lý các quốc gia và khu vực trên thế giới)
Địa lý lớp 12: 70% (gồm chuyên đề Địa lý tự nhiên, Dân cư, Địa lý ngành kinh tế và Địa lý vùng kinh tế).
Toàn bộ kiến thức về địa lý về kinh tế, dân cư, xã hội các sự kiện này đều mang tính thời sự (mới và chính xác) được đưa trên các trang thông tin báo chí, truyền hình uy tín.
* Cấu trúc (10 câu hỏi)
Phần 1: Bốn câu trắc nghiệm 4 đáp án, lựa chọn đáp án đúng nhất.
Phần 2: Hai câu hỏi đọc hiểu mỗi câu có 3 câu con dạng trắc nghiệm 4 đáp án lựa chọn đáp án đúng nhất. (nội dung các câu hỏi xoay quanh đoạn văn đã cho)
* Kĩ năng làm bài đọc hiểu Địa lý:
Đọc kỹ câu hỏi, sau đó gạch chân keywords cần thiết.
Dùng phương pháp loại trừ những đáp án mà em thấy sai, sau đó chỉ tập trung vào những đáp án mà em phân vân.
Đọc kỹ câu hỏi và câu chứa thông tin trước khi đưa ra lựa chọn.
Gạch chân các thông tin cho câu hỏi trong bài, việc này sẽ giúp em xác định đúng vị trí thông tin cho các câu tiếp theo.
* Phương pháp làm bài:
Bước 1: Đọc câu hỏi để hiểu tiêu đề và tập trung, gạch chân keywords để xác định đúng đoạn văn cần đọc.
Bước 2: Đọc lướt bài đọc để xác định đúng từ khoá của câu hỏi.
Bước 3: Đọc kỹ lại nội dung sau đó dùng phương pháp loại trừ để xác định đáp án đúng.
Em có thể tham khảo đề minh hoạ Đánh giá năng lực Hồ Chí Minh các năm, phạm vi kiến thức chi tiết và thi thử MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY
3. MỘT SỐ TÍP HỌC VÀ ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HIỆU QUẢ
Đọc và hiểu chứ không nên học vẹt.
Nhiều người cho rằng, đối với các môn Địa lý thì chỉ cần học thuộc, học vẹt là đủ vì đây là môn học dễ không quan trọng. Đây là một quan niệm sai lầm. Bởi nếu bạn chỉ học thuộc một cách máy móc mà không thực sự hiểu được nội dung trọng tâm của bài học thì việc ghi nhớ kiến thức chỉ có tính tạm thời. Sau một thời gian không ôn tập lại bài học thì bạn sẽ nhanh chóng quên mất kiến thức đã được dạy. Chỉ khi thực sự hiểu rõ bản chất vấn đề, đọc và hiểu được kiến thức địa lý thì lúc đó, bạn mới có thể học tốt môn học này.
Các bạn cần ôn tập lại một số kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa. Đồng thời, cũng cần ghi chú thêm những nội dung mang tính chất nổi bật, được chú ý nhiều nhất hoặc đầu tiên của đối tượng địa lý mà bạn được học.
Sử dụng Atlat học song song với lý thuyết địa lí Việt Nam.
Atlat địa lý Việt Nam được sử dụng ở cấp học Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. Nội dung của Atlat trình bày chi tiết về đặc điểm của từng vùng miền trên lãnh thổ Việt Nam, như: Đất đai, khí hậu, thời tiết, dân số, vùng kinh tế, ngành kinh tế, … Có những kiến thức dù không có trong sách vở nhưng lại được đề cập cụ thể trong Atlat. Khi học địa lý, bạn không chỉ cần nắm vững lý thuyết mà còn phải biết kết hợp với việc đọc Atlat.
Sử dụng Atlat là một trong những cách học địa lý hiệu quả mà bất kỳ ai cũng cần áp dụng. Khi đã đọc hiểu những ký tự, số liệu,… trong Atlat thì bạn sẽ có được tư duy nhạy bén và logic đối với các con số. Sử dụng Atlat không chỉ giúp bạn ghi nhớ kiến thức lâu hơn, mà đây còn là một kỹ năng cơ bản và bắt buộc đối với những ai đang học môn địa lý.
Sử dụng học bằng bản đồ với địa lí quốc gia và khu vực trên thế giới.
Phần địa lí lớp 11 tương đối dài và khó nhớ chúng ta cần học lý thuyết song song với bản đồ.
—————————————–
LỜI KẾT
Trên đây là một vài phương pháp học môn Địa lý trong kì thi ĐGNL để đạt được hiệu quả. Chúc các em ôn luyện và học tập thật tốt!
Tuyensinh247
DÀNH CHO 2K6 – LỘ TRÌNH ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2024!
Bạn đăng băn khoăn tìm hiểu tham gia thi chưa biết hỏi ai?
Bạn cần lộ trình ôn thi bài bản từ những người am hiểu về kì thi và đề thi?
Bạn cần thầy cô đồng hành suốt quá trình ôn luyện?
Vậy thì hãy xem ngay lộ trình ôn thi bài bản tại ON.TUYENSINH247:
- Hệ thống kiến thức trọng tâm & làm quen các dạng bài chỉ có trong kỳ thi ĐGNL
- Phủ kín lượng kiến thức với hệ thống ngân hàng hơn 15.000 câu hỏi độc quyền
- Học live tương tác với thầy cô kết hợp tài khoản tự luyện chủ động trên trang
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí – TẠI ĐÂY
nguồn:tuyensinh247.com