PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH THỦY SẢN

 

TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

1- Kiến thức nghề:

+ Trình bày được các đặc điểm của dụng cụ, thiết bị và hóa chất phòng thí nghiệm; đặc điểm về thành phần hoá học và các quá trình chuyển hoá, tổng hợp của các chất: Protein, glucid, lipit, vitamin; đặc điểm của các nhóm vi sinh vật; công tác an toàn lao động trong phòng và chữa bệnh thủy sản.

+ Trình bày được phương pháp giải phẫu và chức năng sinh lý của từng tổ chức, từng cơ quan của động vật thủy sản (ĐVTS); các phương pháp quan sát các biểu hiện lâm sàng bên ngoài và bên trong của ĐVTS; phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu kiểm tra bệnh và phương pháp chẩn đoán và xử lý/chữa bệnh cho ĐVTS; các yêu cầu về sử dụng thuốc và hóa chất trong phòng bệnh và quản lý các yếu tố môi trường, quản lý địch hại cũng như trong thực hiện an toàn sinh học trong nuôi thủy sản.

+ Mô tả được quy trình sản xuất giống và nuôi ĐVTS; các nội dung của pháp luật liên quan đến kiểm dịch giống thủy sản tại cơ sở sản xuất, sản phẩm thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu và chuyển vùng; những nội dung cơ bản của các văn bản pháp luật hiện hành liên quan đến lĩnh vực thủy sản.

2- Kỹ năng nghề:

+ Sử dụng thành thạo dụng cụ, trang thiết bị phân tích bệnh và nuôi trồng; sơ cấp cứu được nạn nhân bị tai nạn lao động hoặc đuối nước.

+ Thực hiện thành thạo các phản ứng sinh hóa, quy trình phân lập, nuôi cấy, tách dòng vi sinh vật; sử dụng thành thạo thuốc và hóa chất trong phòng bệnh và quản lý các yếu tố môi trường, quản lý được địch hại trong nuôi thủy sản và một số công tác liên quan đến điều tra dịch bệnh, quan trắc môi trường phục vụ cho công tác giám sát và cảnh báo dịch bệnh thủy sản.

+ Xác định được các biểu hiện bệnh lâm sàng của ĐVTS trong ao; thực hiện thành thạo các bước trong qui trình thu, bảo quản mẫu, giải phẫu chẩn đoán bệnh và xử lý/ chữa bệnh cho ĐVTS; phân tích được qui luật biến động của các yếu tố môi trường nước, sản xuất giống và nuôi được một số loài ĐVTS có giá trị kinh tế.

+ Thực hiện thành thạo việc tra cứu, phân tích văn bản pháp luật, quy định liên quan đến thủy sản.

3- Cơ hội việc làm

– Người lao động kỹ thuật trình độ cao đẳng nghề phòng và chữa bệnh thủy sản có cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, phòng thí nghiệm, nghiên cứu, cơ sở dạy nghề, cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến sản xuất, nuôi trồng hoặc chẩn đoán bệnh thủy sản, ở các vị trí:

+ Nhân viên các phòng nông nghiệp, trạm khuyến nông, cơ quan kiểm ngư, kiểm soát dịch bệnh;

+ Nhân viên tại các trang trại nuôi, sản xuất giống thủy sản;

+ Nhân viên các công ty thuốc, hóa chất thủy sản;

+ Nhân viên tại các nhà máy, xí nghiệp sản xuất thuốc, hóa chất thủy sản;

+ Giáo viên giảng dạy trong các cơ sở đào tạo nghề.

4- Một số môn học chính:

– Hóa sinh

– Vi sinh vật

– An toàn lao động trong chẩn đoán, phòng và chữa bệnh thủy sản

– Quản lý địch hại trong nuôi thủy sản

– Quản lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản

– Kiểm soát dịch bệnh thủy sản

– Văn bản pháp luật về thủy sản

– Sản xuất giống động vật thủy sản

– Nuôi động vật thủy sản

– Kỹ thuật phòng thí nghiệm

– Thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học và dưỡng chất trong nuôi trồng thủy sản

– Kiểm dịch động vật thủy sản

– Giải phẫu bệnh lý động vật thủy sản

– Thu mẫu và bảo quản bệnh phẩm thủy sản

– Phòng bệnh tổng hợp trong nuôi thủy sản

– Chẩn đoán và xử lý bệnh thủy sản do môi trường

– Chẩn đoán và xử lý bệnh thủy sản do dinh dưỡng

– Chẩn đoán và chữa bệnh thủy sản do nấm

– Chẩn đoán và chữa bệnh thủy sản do vi khuẩn

– Chẩn đoán và xử lý bệnh thủy sản do virus

– Chẩn đoán và chữa bệnh thủy sản do ký sinh trùng

TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

1- Kiến thức nghề nghiệp:

+ Trình bày được các đặc điểm của dụng cụ, thiết bị và hóa chất phòng thí nghiệm; đặc điểm của các nhóm vi sinh vật; công tác an toàn lao động trong phòng và chữa bệnh thủy sản.

+ Trình bày được phương pháp giải phẫu và chức năng sinh lý của từng tổ chức, từng cơ quan của động vật thủy sản (ĐVTS); các phương pháp quan sát các biểu hiện lâm sàng bên ngoài và bên trong của ĐVTS; phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu kiểm tra bệnh và phương pháp chẩn đoán và xử lý/chữa bệnh cho ĐVTS; các yêu cầu về sử dụng thuốc và hóa chất trong phòng bệnh và quản lý các yếu tố môi trường, quản lý địch hại trong nuôi thủy sản.

+ Mô tả được quy trình sản xuất giống và nuôi ĐVTS; các nội dung của pháp luật liên quan đến kiểm dịch giống thủy sản tại cơ sở sản xuất.

2- Kỹ năng nghề nghiệp:

+ Sử dụng được dụng cụ, trang thiết bị phân tích bệnh và nuôi trồng; sơ cấp cứu được nạn nhân bị tai nạn lao động hoặc đuối nước.

+ Sử dụng được thuốc và hóa chất trong phòng bệnh và quản lý các yếu tố môi trường, quản lý địch hại trong nuôi thủy sản;

+ Xác định được các biểu hiện bệnh lâm sàng của ĐVTS trong ao; thực hiện được các bước trong qui trình thu, bảo quản mẫu, giải phẩu chẩn đoán bệnh và xử lý, chữa được một số bệnh cho ĐVTS; phân tích được qui luật biến động của các yếu tố môi trường nước, sản xuất giống và nuôi được một số loài ĐVTS có giá trị kinh tế.

3- Cơ hội việc làm

– Người lao động kỹ thuật trình độ trung cấp nghề phòng và chữa bệnh thủy sản có nhiều cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, phòng thí nghiệm, nghiên cứu, cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến nuôi trồng hoặc chẩn đoán bệnh thủy sản, ở các vị trí:

+ Nhân viên phòng nông nghiệp, trạm khuyến nông, cơ quan kiểm ngư;

+ Nhân viên tại các trang trại nuôi, sản xuất giống thủy sản;

+ Nhân viên các công ty thuốc, hóa chất thủy sản;

+ Nhân viên tại các nhà máy, xí nghiệp sản xuất thuốc, hóa chất thủy sản.

4- Một số môn học chính:

– Vi sinh vật

– An toàn lao động trong chẩn đoán, phòng và chữa bệnh thủy sản

– Quản lý địch hại trong nuôi thủy sản

– Quản lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản

– Sản xuất giống động vật thủy sản

– Nuôi động vật thủy sản

– Văn bản pháp luật về thủy sản

– Kỹ thuật phòng thí nghiệm

– Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

– Thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học và dưỡng chất trong nuôi trồng thủy sản

– Kiểm dịch động vật thủy sản

– Giải phẫu bệnh lý động vật thủy sản

– Thu mẫu và bảo quản bệnh phẩm thủy sản

– Phòng bệnh tổng hợp trong nuôi thủy sản

– Chẩn đoán và xử lý bệnh thủy sản do môi trường

– Chẩn đoán và xử lý bệnh thủy sản do dinh dưỡng

– Chẩn đoán và chữa bệnh thủy sản do nấm

– Chẩn đoán và chữa bệnh thủy sản do vi khuẩn

– Chẩn đoán và chữa bệnh thủy sản do ký sinh trùng

– Chẩn đoán và xử lý bệnh thủy sản do virus