Quản lý điện nông thôn

Tên nghề:         QUẢN LÝ ĐIỆN NÔNG THÔN
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Có sức khỏe, trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học
Số lượng môn học, mô-đun đào tạo: 05
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp: 
– Kiến thức:
+ Trình bày được quy cách, số liệu kỹ thuật và công dụng của các thiết bị, vật liệu dùng để thay thế sửa chữa lưới điện hạ áp;
+ Mô tả được kết cấu lưới điện hạ áp, cấu tạo nguyên lý làm việc, cách sử dụng các trang thiết bị trên lưới điện hạ áp;
+ Trình bày được các quy trình, quy phạm quản lý, vận hành, kiểm tra sửa chữa lưới điện, chế độ quy định về lập phiếu thao tác, phiếu công tác trong sửa chữa cũng như vận hành, quy trình kinh doanh điện nông thôn, kỹ thuật an toàn điện và phòng chống cháy nổ;
+ Nêu được công dụng, phương pháp sử dụng và bảo quản các dụng cụ đo đếm như: Ampe mét, Ampe kìm, Vôn mét, Terômét, Mêgôm mét, các loại công tơ hữu công và vô công… ;
+ Trình bày được cách sử dụng các thiết bị dùng phục vụ cho công tác xây dựng lắp đặt, bảo dưỡng và sửa chữa trong lưới điện 0,4 kV và trình tự thực hiện;
+ Nêu được quy phạm kỹ thuật xây dựng, cải tạo đường dây 0,4 kV: dựng cột điện, rải dây, căng dây, lấy độ võng, cố định dây dẫn trên sứ, làm tiếp địa đường dây hạ thế…;
+ Trình bày được các quy định của Luật Điện lực liên quan đến quản lý vận hành lưới điện hạ áp;
+ Mô tả được quy trình kinh doanh điện nông thôn.
– Kỹ năng:
+ Lắp đặt, sửa chữa được đường dây hạ áp 0,4 kV.
+ Đọc được bản vẽ và trực tiếp lắp đặt điện sinh hoạt;
+ Lắp được các đồng hồ đo lường và bảng điện đúng kỹ thuật, đảm bảo mỹ thuật;
+ Sử dụng thành thạo các dụng cụ thi công đường dây 0,4 kV, dụng cụ đo như vôn mét, ampe mét, công tơ 1 pha và 3 pha, mêgôm mét, terômét…;
+ Tham gia thực hiện được các công việc đào móng, dựng cột, đổ bê tông đúng kỹ thuật các loại cột chữ H, cột ly tâm;
+ Nối thành thạo các loại cáp và dây dẫn hạ áp;
+ Thay thế được các thiết bị trong lưới điện hạ áp;
+ Lắp đặt công tơ, ghi chỉ số công tơ, lập hoá đơn thu tiền điện;
+ Kiểm tra giám sát việc sử dụng điện của các hộ dùng điện, lập biên bản các trường hợp vi phạm để báo cáo cơ quan chuyên môn xử lý;
+ Hướng dẫn nhân dân sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, giảm tổn thất điện năng;
+ Chọn vật tư, thiết bị đúng quy cách, mã hiệu cần thiết cho việc kéo dây từ trục chính vào các hộ dùng điện;
+ Làm được các báo cáo định kỳ, đột xuất về giá điện, về thu chi tiền điện, tổn thất điện năng, tình trạng thực tế về kỹ thuật của lưới điện hạ áp, chấp hành nội quy sử dụng điện… cho cơ quan quản lý;
+ Kiểm tra được điện trở nối đất. Sửa chữa, thay thế được tiếp địa cột, tiếp địa lặp lại của đường dây;
+ Thao tác vận hành các thiết bị lưới điện hạ áp đúng quy trình;
– Thái độ:
+ Có ý thức tự giác chấp hành kỷ luật lao động, lao động có kỹ thuật, lao động có chất lượng và năng suất cao, có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp;
+ Có ý thức trách nhiệm đối với công việc được giao, có ý thức bảo vệ của công;
+ Luôn chấp hành các nội quy, qui chế của đơn vị và của ngành Điện;
+ Có trách nhiệm, thái độ ứng xử, giải quyết vấn đề nghiệp vụ hợp lý.
2. Cơ hội việc làm:
+ Làm việc tại các tổ dịch vụ bán lẻ điện năng, vận hành lưới điện nông thôn các xã, thôn, bản theo hợp đồng với các công ty phân phối điện các tỉnh thành trên toàn quốc.
+ Làm việc tại các công ty xây lắp điện.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:          
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu
– Thời gian đào tạo : 03 tháng
– Thời gian học tập : 10 tuần
– Thời gian thực học tối thiểu : 400 giờ
– Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi tốt nghiệp: 20 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 6 giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:
– Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 389 giờ
– Thời gian học lý thuyết: 94 giờ; thời gian học thực hành: 295 giờ; thời gian ôn, kiểm tra kết thúc môn học, mô đun: 11 giờ.
III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ-ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN
Mã MH, MĐ
Tên môn học,  mô-đun
Thời gian đào tạo (giờ)
Tổng số
Trong đó
Lý thuyết
Thực hành
Kiểm tra
 
Các môn học, mô-đun đào tạo nghề
 
 
 
 
MH01
Những kiến thức cơ bản về điện
45
26
16
3
MH02
Kỹ thuật an toàn
30
18
11
1
MĐ03
Quản lý vận hành lưới điện hạ áp
120
20
97
3
MĐ04
Kinh doanh điện nông thôn
45
10
34
1
MĐ05
Lắp đặt, sửa chữa lưới điện và thiết bị điện hạ áp
160
20
137
3
 
Tổng cộng
400
94
295
11
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO
1. NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ ĐIỆN
Mã số của môn học: MH1
Thời gian của môn học: 45 giờ;  (Lý thuyết: 26 giờ; Thực hành: 19 giờ)
Mục tiêu môn học:
– Trình bày được quy ước chung biểu diễn sơ đồ điện; sơ đồ nguyên lý, sơ đồ lắp ráp, sơ đồ đấu dây của mạch điện đơn giản.
– Trình bày được các định nghĩa, khái niệm, biểu thức, đơn vị tính của các đại lượng điện trong mạch điện theo nội dung bài học
– Vẽ và đọc được sơ đồ nguyên lý, sơ đồ lắp ráp, sơ đồ đấu dây của mạch điện đơn giản.
– Vận dụng các biểu thức và tính toán các thông số, đại lượng cơ bản của mạch điện một chiều, xoay chiều 1 pha và 3 pha theo tiêu chuẩn và chọn phương pháp giải các bài toán về mạch điện đơn giản. Phân tích được mạch ba pha đối xứng và không đối xứng.
– Có tư duy khoa học, lô gíc, cẩn thận, tự giác.
Nội dung tổng quát môn học:
Vẽ điện
– Quy ước chung biểu diễn sơ đồ điện.
– Các sơ đồ điện.
Mạch điện một chiều
– Những khái niệm cơ bản về dòng điện một chiều
– Mạch điện và các yếu tố cơ bản của mạch điện
– Các định luật Ôm
– Công, công suất tác dụng của dòng điện
– Các phương pháp giải mạch điện một chiều
Mạch điện xoay chiều 1 pha
– Định nghĩa, nguyên lý tạo ra sức điện động xoay chiều hình sin một pha
– Chu kỳ, tần số, pha, góc lệch pha
– Giải mạch xoay chiều không phân nhánh
– Giải mạch xoay chiều phân nhánh
Mạch điện xoay chiều 3 pha
– Hệ thống điện ba pha
– Nối cuộn dây máy phát thành hình sao
– Mạch phụ tải 3 pha đấu hình sao
– Mạch phụ tải 3 pha đấu tam giác
2. KỸ THUẬT AN TOÀN
Mã số của môn học: MH2
Thời gian của môn học: 30 giờ   (Lý thuyết: 18 giờ; Thực hành: 12 giờ)
Mục tiêu môn học
– Mô tả được tác hại của dòng điện đi qua cơ thể con người và các biện pháp an toàn khi làm việc gần các thiết bị mang điện.
– Trình bày các trường hợp tiếp xúc với điện và cách nối đất an toàn điện
– Trình bày được các quy định về an toàn điện
– Trình bày được các nguyên nhân và cách phòng chữa cháy, nổ do điện.
– Thực hiện được các biện pháp cấp cứu người bị bị điện giật
– Vận dụng được các biện pháp an toàn khi công tác với các thiết bị điện hạ áp: tháo lắp đồng hồ, rơle và ghi chỉ số công tơ…
– Có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong làm việc khoa học của người công nhân.
Nội dung tổng quát môn học:
Kỹ thuật an toàn điện
– Tác hại của dòng điện đối với cơ thể con người
– Các tr­ường hợp tiếp xúc với điện
– Nối đất an toàn
– Các quy định về an toàn điện
Những điều quy định cho tất cả những ng­ười làm công tác về điện
– Những nguyên nhân và cách phòng chữa cháy, nổ do điện
– Những điều kiện đ­ược công tác trong ngành điện
– Cấp cứu ngư­ời bị điện giật
Biện pháp an toàn khi công tác ở lưới điện hạ áp
– Những biện pháp an toàn chung khi công tác ở lưới điện hạ áp
– Biện pháp an toàn khi làm công tác quản lý, vận hành, sửa chữa đường dây hạ áp
– Biện pháp an toàn khi lắp đặt lưới điện hạ áp
– Biện pháp an toàn khi công tác ở trạm biến áp và kiểm tra vận hành thiết bị
– Những biện pháp an toàn khi tháo lắp đồng hồ, rơle và ghi chỉ số công tơ
3. QUẢN LÝ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN HẠ ÁP
Mã số mô đun: MĐ3
Thời gian mô đun: 120 giờ  (Lý thuyết: 20 giờ; Thực hành: 100 giờ)
Mục tiêu mô đun:
– Trình bày được công dụng, cấu tạo và nguyên lý làm việc của các thiết bị đo lường điện thông dụng;
– Trình bày được công dụng cấu tạo, nguyên lý làm việc và nguyên tắc chọn các khí cụ điện bảo vệ, khí cụ đóng cắt điện trong mạch điện của hệ thống điện;
– Nêu được các nguyên tắc dập hồ quang của các khí cụ đóng cắt điện;
– Trình bày được công dụng, cấu tạo máy biến áp 1 pha, 3 pha; cấu tạo của động cơ không đồng bộ 3 pha và 1 pha; cấu tạo của máy điện một chiều;
– Trình bày được các tiêu chuẩn kỹ thuật vận hành cho phép đối với các thiết bị trên đường dây và trạm biến áp trong hệ thống phân phối điện;
– Trình bày được quy trình quản lý vận hành đối với từng thiết bị, phụ kiện, các phần tử trên đường dây và trạm biến áp;
– Sử dụng được các thiết bị đo lường điện: đấu nối thiết bị đo lường điện trong mạch điện; đọc chính xác kết quả đo lường điện; nhận xét được các thông số cần đo; xử lý được những sai số và những tình trạng khác thường của các thiết bị đo;
– Thao tác đóng, cắt điện đối với các thiết bị đóng cắt đúng quy trình đảm bảo an toàn;
– Ghi chép đầy đủ, chính xác các thông số vận hành;
– Sử dụng được các phiếu thao tác theo quy định;
– Làm được các biện pháp an toàn trong quản lý vận hành hệ thống phân phối điện;
– Kiểm tra được các thiết bị trên đường dây và trạm biến áp trong vận hành.
– Xử lý các tình trạng không bình thường và sự cố đối với các thiết bị trên đường dây và trạm biến áp.
Các bài trong mô đun:
– Quản lý vận hành trạm biến áp phân phối
– Quản lý vận hành thiết bị đóng cắt trong hệ thống phân phối điện
– Quản lý vận hành thiết bị bảo vệ trong hệ thống phân phối điện
– Quản lý vận hành đường dây hạ áp
4. KINH DOANH ĐIỆN NÔNG THÔN
Mã số của mô đun: MĐ4
Thời gian của môn học: 45 giờ;   (Lý thuyết: 10 giờ; Thực hành: 35 giờ)
Mục tiêu của mô đun:
– Trình bày được đặc điểm, vai trò của công tác kinh doanh điện năng, hợp đồng và quản lý hợp đồng mua bán điện, lắp đặt và quản lý hệ thống đo đếm điện năng, ghi chỉ số công tơ, lập hoá đơn tiền điện, thu tiền điện và theo dõi nợ tiền điện; các quy định kiểm tra cung ứng, sử dụng điện và xử lý vi phạm hợp đồng mua bán điện.
– Có khả năng lập được hợp đồng và quản lý hợp đồng mua bán điện, lắp đặt và quản lý hệ thống đo đếm điện năng, ghi chỉ số công tơ, lập hoá đơn tiền điện, thu tiền điện và theo dõi nợ tiền điện; các quy định kiểm tra cung ứng, sử dụng điện và xử lý vi phạm hợp đồng mua bán điện.
– Tuân thủ đúng các quy định trong kinh doanh điện nông thôn; có tư duy khoa học, lô gíc, cẩn thận, tự giác, có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp.
Các bài trong mô đun:
– Đặc điểm, vai trò của công tác kinh doanh điện năng
– Quản lý hợp đồng mua bán điện
– Quản lý hệ thống đo đếm điện năng
– Ghi chỉ số công tơ
– Lập hoá đơn tiền điện
– Thu tiền điện và theo dõi nợ tiền điện
– Kiểm tra việc cung ứng và sử dụng điện và xử lý vi phạm hợp đồng mua bán điện
– Tuyên truyền và giải quyết thắc mắc của hộ tiêu thụ điện
5. LẮP ĐẶT, SỬA CHỮA LƯỚI ĐIỆN VÀ CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN HẠ ÁP
Mã số mô đun: MĐ5
Thời gian mô đun: 160 giờ  (Lý thuyết: 20 giờ; Thực hành: 140 giờ)
Mục tiêu mô đun:
– Mô tả được các biện pháp an toàn trong thi công đường cáp hạ áp;
– Trình bày được quy trình giác móng, đào móng, đúc móng cột; quy trình dụng cột bằng tời kết hợp với chạc, dựng cột bằng tó kết hợp với pa lăng;
– Trình bày được quy trình rải dây và căng dây lấy độ võng đường dây hạ áp trên tuyến đường dây theo các môi trường;
– Trình bày được quy trình đấu dây, treo và tháo hòm công tơ;
– Tính chọn và đấu được mạch điện cơ bản ;
– Thống kê được các phép đo dòng điện và điện áp lưới điện hạ thế ;
– Sử dụng được thiết bị đo và kiểm tra ;
– Lắp đặt được tuyến đường dây hạ áp;
– Sử dụng thành thạo các thiết bị, dụng cụ, phương tiện thi công đường dây hạ áp;
– Làm được các biện pháp an toàn trong từng công việc thi công đường dây hạ áp ;
– Sử dụng và bảo quản tốt các vật tư kỹ thuật trong thi công ;
– Lựa chọn được công tơ và đấu được hòm công tơ ;
– Sửa chữa được các hư hỏng trên lưới điện hạ áp và một số các thiết bị điện khác.
– Treo được hòm công tơ điện đúng yêu cầu kỹ thuật;
– Sử dụng được Tê rô mét kiểm tra điện trở nối đất của trạm biến áp và của cột điện ;
– Thực hành đo và đánh giá được kết quả đo so với giá trị tiêu chuẩn.
Các bài học trong mô đun:
– Bài mở đầu
– Sử dụng đồng hồ vạn năng model 1008
– Sử dụng Am pe kìm 2608A
– Lắp mạch điện chiếu sáng
– Thi công móng cột điện
– Lắp dựng cột điện
– Lắp xà, sứ cách điện
– Rải dây và căng dây cáp hạ áp
– Kết nối đường dây vào trạm biến áp
– Lắp và treo hòm công tơ điện
– Sửa chữa đường dây hạ áp
– Sửa chữa nhỏ các thiết bị điện hạ áp
– Kiểm tra, sửa chữa mạch điện chiếu sáng