–
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Hiểu được một số thuật ngữ tiếng Anh giao tiếp thông thường;
+ Hiểu được một số thuật ngữ chuyên ngành bằng tiếng Anh;
+ Ứng dụng được tin học trong công tác văn phòng vào hoạt động nghề;
+ Giải thích được công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc và phương pháp sử dụng;
+ Giải thích được quy cách, tính chất của các loại vật liệu thường dùng và các yếu tố ảnh hưởng đến tính chất của kim loại, hợp kim và kim loại màu khi nung, khi rèn, dập;
+ Nắm được tính chất của kim loại sau khi rèn, dập và công nghệ xử lý nhiệt nhằm tạo tính chất thích hợp;
+ Phân tích được các phương pháp gia công, tính toán thiết kế khuôn dập, quy trình công nghệ rèn, dập và các biện pháp nâng cao năng suất lao động;
+ Phân tích được các dạng sai hỏng của sản phẩm, nguyên nhân và cách phòng ngừa, khắc phục;
+ Hiểu được những tác động có hại trong quá trình rèn dập đến con người và môi trường và các biện pháp để giảm thiểu tác động của chúng.
+ Ứng dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào công việc thực tiễn của nghề.
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Đọc được chính xác các bản vẽ kỹ thuật của nghề (bản vẽ chi tiết, bản vẽ nguyên công); vẽ, thiết kế chi tiết máy có sự trợ giúp máy tính;
+ Vận hành; bảo trì các loại máy rèn, máy dập, các lò nung; bảo quản dụng cụ, đồ gá, khuôn rèn thường dùng; sản phẩm rèn, dập;
+ Sử dụng thành thạo, bảo quản đúng quy cách, phát hiện và khắc phục được các sự cố đơn giản của các loại lò nung; thiết bị rèn, dập; thiết bị tôi, ram; hệ thống thiết bị rèn, dập liên hoàn và các loại dụng cụ rèn, dập; đồ gá; khuôn rèn; dụng cụ đo kiểm;
+ Chọn được vật liệu theo yêu cầu vật rèn, dập; tính toán phôi, tính toán thiết kế khuôn dập đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;
+ Làm được các công việc rèn, dập bằng dụng cụ cầm tay và bằng máy để gia công các chi tiết phức tạp đạt chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, mỹ thuật và năng suất lao động;
+ Rèn thép hợp kim, hợp kim và kim loại màu bằng rèn máy; ủ, thường hóa được vật rèn; tôi, ram được một số chi tiết máy, dụng cụ của nghề;
+ Kiểm tra, giám sát, kèm cặp và hướng dẫn công nhân bậc thấp;
+ Sử dụng thành thạo máy tính trong công việc văn phòng, tìm kiếm thông tin trên mạng, các phần mềm ứng dụng phục vụ cho chuyên ngành và quản lý, tổ chức sản xuất;
+ Sử dụng thành thạo các dụng cụ chữa cháy trong xưởng và nắm được các biện pháp cấp cứu, sơ cứu tai nạn lao động.
+ Có khả năng chủ động tổ chức làm việc theo nhóm, sáng tạo, ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao, giải quyết các tình huống phức tạp trong thực tế sản xuất kinh doanh; có tác phong công nghiệp tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, quy phạm và kỷ luật lao động.
3- Cơ hội việc làm:
Người lao động “Rèn, dập” trình độ cao đẳng nghề tương lai làm việc tại:
– Xưởng rèn, dập của các doanh nghiệp sản xuất cơ khí;
– Các cơ sở chuyên về dịch vụ Rèn, dập;
– Các bộ phận rèn, dập của các công trình lưu động;
– Các cơ sở dạy nghề
4- Các môn học chính
– Vẽ kỹ thuật – Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật – Kim loại học – Cơ kỹ thuật – Điện kỹ thuật – Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động – AutoCAD – Chuẩn bị phôi rèn, dập – Thiết bị lò nung và nung kim loại – Thiết bị rèn, dập – Lý thuyết biến dạng dẻo kim loại – Vuốt, xấn khi rèn tay – Chồn khi rèn tay – Chặt, bổ khi rèn tay – Tạo lỗ khi rèn tay – Uốn, xoắn phôi đặc khi rèn tay – Vuốt, xấn trên máy rèn |
– Chồn trên máy rèn – Tạo lỗ trên máy rèn – Uốn phôi đặc trên máy rèn – Gá, lắp khuôn dập – Dập khối – Làm sạch vật rèn – Ủ, thường hóa kim loại – Uốn phôi rỗng, thép hình trên máy rèn – Dập vuốt – Tôi, ram và nhuộm màu chi tiết – Dập uốn – Tổ chức và quản lý sản xuất – Tính toán, thiết kế khuôn dập – Rèn thép hợp kim – Rèn hợp kim và kim loại màu – Thực tập sản xuất |
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Hiểu được một số thuật ngữ tiếng Anh giao tiếp thông thường;
+ Ứng dụng được tin học trong công tác văn phòng vào hoạt động nghề;
+ Mô tả được công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc và phương pháp sử dụng;
+ Giải thích được quy cách, tính chất của các loại vật liệu thường dùng và các yếu tố ảnh hưởng đến tính chất của kim loại khi nung, khi rèn, dập;
+ Trình bày được các phương pháp gia công, quy trình công nghệ rèn, dập và các biện pháp nâng cao năng suất lao động;
+ Phân tích được các dạng sai hỏng thường gặp của sản phẩm, nguyên nhân và cách phòng ngừa, khắc phục;
+ Ứng dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào công việc thực tiễn của nghề.
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Đọc được chính xác các bản vẽ kỹ thuật của nghề (bản vẽ chi tiết, bản vẽ nguyên công);
+ Vận hành, bảo trì được các loại máy rèn, máy dập nóng, các lò nung, bảo quản dụng cụ, đồ gá, khuôn rèn thường dùng; sản phẩm vật rèn.
+ Sử dụng thành thạo, bảo quản đúng quy cách; phát hiện và khắc phục được các sự cố đơn giản của các loại lò nung, thiết bị rèn, dập và các loại dụng cụ, đồ gá; khuôn rèn, dụng cụ đo kiểm, sản phẩm rèn, dập.
+ Chọn được vật liệu theo yêu cầu vật rèn, dập; tính toán phôi đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;
+ Làm được các công việc rèn, dập bằng dụng cụ cầm tay và bằng máy để gia công chi tiết đạt chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, mỹ thuật và năng suất lao động;
+ Ủ, thường hóa được vật rèn;
+ Sử dụng được máy tính trong công việc văn phòng vào hoạt động nghề;
+ Có khả năng làm việc theo nhóm, ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ, giải quyết các tình huống trong thực tế sản xuất kinh doanh; có tác phong công nghiệp tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, quy phạm và kỷ luật lao động.
3- Cơ hội việc làm:
Người lao động “Rèn, dập” trình độ trung cấp nghề tương lai làm việc tại:
– Xưởng rèn, dập của các doanh nghiệp sản xuất cơ khí;
– Các cơ sở chuyên về dịch vụ rèn, dập;
– Các bộ phận rèn, dập của các công trình lưu động;
4- Các môn học chính
– Vẽ kỹ thuật – Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật – Kim loại học – Cơ kỹ thuật – Điện kỹ thuật – Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động – Chuẩn bị phôi rèn, dập – Thiết bị lò nung và nung kim loại – Thiết bị rèn, dập – Lý thuyết biến dạng dẻo kim loại – Vuốt, xấn khi rèn tay – Chồn khi rèn tay – Chặt, bổ khi rèn tay |
– Tạo lỗ khi rèn tay – Uốn, xoắn phôi đặc khi rèn tay – Vuốt, xấn trên máy rèn – Chồn trên máy rèn – Tạo lỗ trên máy rèn – Uốn phôi đặc trên máy rèn – Gá, lắp khuôn dập – Dập khối – Làm sạch vật rèn – Ủ, thường hóa kim loại – Uốn phôi rỗng, thép hình trên máy rèn – Thực tập sản xuất |