–
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Vận dụng được tính chất, đặc điểm, ứng dụng của các chất vô cơ để thực hiện quá trình sản xuất các chất vô cơ;
+ Vận dụng được kiến thức về các phản ứng hoá học, kỹ thuật tiến hành các phản ứng hoá học trong sản xuất các chất vô cơ;
+ Có trình độ về ngoại ngữ, tin học để có thể tự học tập nâng cao trình độ từ đó tiếp thu được các kiến thức chuyên môn nghề;
+ Có kiến thức về một số sự cố phức tạp của quy trình công nghệ sản xuất các chất vô cơ;
+ Trình bày được các biện pháp thực hiện an toàn lao động, an toàn hoá chất và an toàn thiết bị.
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Vận hành thành thạo được các máy và thiết bị trong dây chuyền sản xuất các chất vô cơ;
+ Tổ chức, điều hành phân xưởng sản xuất, ca sản xuất, tổ sản xuất được phân công;
+ Theo dõi được việc sử dụng các hoá chất, điều chỉnh được các điều kiện tiến hành phản ứng hoá học như: nhiệt độ, áp suất và nồng độ;
+ Thực hiện được các phản ứng oxi hóa phức tạp như oxi hóa SO2 thành SO3,, oxi hóa amoniac thành NO, vận hành các máy nén khí, thiết bị tổng hợp amoniac, vận hành điện phân dung dịch muối ăn, vận hành thiết bị làm lạnh khí H2, sấy và hóa lỏng khí Cl2 hoặc các công việc phức tạp trong các dây chuyền sản xuất các chất vô cơ;
+ Theo dõi được các hoạt động của máy và thiết bị, phát hiện, tìm được nguyên nhân và xử lý được một số sự cố phức tạp trong sản xuất;
+ Có khả năng làm việc độc lập và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ phát huy sáng kiến cải tiến trong sản xuất;
+ Tổ chức làm việc theo nhóm, sáng tạo, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao, giải quyết các tình huống phức tạp trong thực tế sản xuất, kinh doanh;
+ Thu thập được các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành, sử dụng thành thạo máy tính trong công việc văn phòng, tìm kiếm thông tin trên mạng Internet, để phục vụ cho công việc chuyên môn và tổ chức quản lý sản xuất;
+ Lập kế hoạch hoặc điều chỉnh kế hoạch sản xuất;
+ Bổ trợ nhân lực, bồi dưỡng thợ bậc thấp.
3- Cơ hội việc làm
– Hiện nay, Việt Nam đã và đang thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, phấn đấu đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp. Do đó, trong những năm gần đây và những năm tới, các khu công nghiệp lớn, nhỏ và vừa được mở ra ngày càng nhiều, thu hút một lực lượng lao động đáng kể. Vì vậy những người được đào tạo cao đẳng nghề sản xuất các chất vô cơ sau khi tốt nghiệp sẽ nhanh chóng có việc làm hoặc tự tạo việc làm đáp ứng nhu cầu xã hội;
– Người được đào tạo nghề sản xuất các chất vô cơ có trình độ cao đẳng nghề sau khi tốt nghiệp sẽ làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất hoá chất: vận hành các máy, thiết bị trong các quy trình sản xuất các ôxit kim loại, các axit, các bazơ và các muối vô cơ;
– Tại các doanh nghiệp kinh doanh hoá chất: quản lý kinh doanh, buôn bán hoá chất, thủ kho hoá chất, chuyên chở hoá chất.
4- Các môn học chính
– Vẽ kỹ thuật – Dụng cụ đo – Điện kỹ thuật – Tiếng Anh chuyên ngành – An toàn lao động – Hoá vô cơ – Hoá phân tích – Hoá lý 1 – Quá trình và thiết bị công nghệ hoá học – Quản lý sản xuất – Giản đồ pha |
– Động học và thiết bị phản ứng – Phân tích các chất vô cơ 1 – Sản xuất các oxit kim loại 1 – Sản xuất axit sunfuric – Sản xuất axit photphoric – Sản xuất axit nitric – Sản xuất axit clohidric – Sản xuất xut-clo – Sản xuất amoniac – Sản xuất sô đa – Thực tập nghề nghiệp |
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Vận dụng kiến thức các môn cơ sở, tin học, ngoại ngữ để tiếp thu kiến thức, các môn chuyên ngành;
+ Nhận biết được tính chất, đặc điểm, ứng dụng của các chất vô cơ thông dụng;
+ Viết được, cân bằng được các phương trình phản ứng hoá học cơ bản của các chất vô cơ;
+ Mô tả được quá trình sản xuất các chất vô cơ như: quá trình sản xuất các oxit kim loại, các axit, các bazơ, các muối thông dụng. Thiết lập và điều chỉnh được các thông số kỹ thuật của các thiết bị trong dây chuyền sản xuất;
+ Trình bày được các biện pháp thực hiện an toàn lao động, an toàn hoá chất và an toàn thiết bị.
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Tổ chức thực hiện quá trình sản xuất các chất vô cơ như: nhận kế hoạch sản xuất, chuẩn bị sản xuất, vệ sinh công nghiệp và đảm bảo an toàn lao động trong sản xuất;
+ Thực hiện được các nhiệm vụ như: nung, thiêu kết nguyên liệu trong sản xuất oxit và axit. Thực hiện được các phản ứng trung hòa, phản ứng oxi hóa và các phản ứng khác. Vận hành được thiết bị quá trình cô đặc, kết tinh và quá trình hấp thụ trong các dây chuyền sản xuất các chất vô cơ;
+ Theo dõi được các hoạt động của máy và thiết bị, phát hiện và xử lý được một số sự cố thông thường trong sản xuất. Điều chỉnh được các điều kiện phản ứng như: nhiệt độ, áp suất, nồng độ để sản xuất đạt kết quả cao;
+ Kiểm tra chất lượng sản phẩm và bảo quản sản phẩm theo đúng kỹ thuật, an toàn hoá chất;
+ Tham khảo được các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành, sử dụng được máy vi tính trong các công việc văn phòng;
+ Chủ động giải quyết một số công việc đơn giản trong ca sản xuất, kèm cặp và hướng dẫn thợ bậc thấp.
3- Cơ hội việc làm
– Hiện nay Việt Nam đã và đang thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, phấn đấu đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp. Do đó, trong những năm gần đây và những năm tới, các khu công nghiệp lớn, nhỏ và vừa được mở ra ngày càng nhiều, thu hút một lực lượng lao động đáng kể.
Vì vậy, những người được đào tạo trung cấp nghề sản xuất các chất vô cơ sau khi tốt nghiệp sẽ nhanh chóng có việc làm hoặc tự tạo việc làm đáp ứng nhu cầu xã hội;
– Người được đào tạo nghề sản xuất các chất vô cơ có trình độ trung cấp nghề sau khi tốt nghiệp sẽ làm việc tại:
+ Các doanh nghiệp sản xuất hoá chất: vận hành các máy, thiết bị trong các qui trình sản xuất các ôxit kim loại, các axit, các bazơ và các muối vô cơ, tinh chế các hoá chất để sản xuất các hoá chất tinh khiết;
+ Các doanh nghiệp kinh doanh hoá chất: quản lý, buôn bán hoá chất, thủ kho hoá chất, chuyên chở hoá chất.
4- Các môn học chính
– Vẽ kỹ thuật – Dụng cụ đo – An toàn lao động – Hoá vô cơ – Hoá phân tích – Hoá lý – Sản xuất các oxit kim loại 1 |
– Sản xuất axit sunfuric – Sản xuất axit photphoric – Sản xuất axit nitric – Sản xuất axit clohidric – Sản xuất xut-clo – Sản xuất amoniac – Thực tập nghề nghiệp |