–
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+Trình bày được các quy luật cơ bản của công nghiệp hóa học;
+ Giải thích được cân bằng pha và các quá trình chuyển pha dưới tác động của nhiệt độ, áp suất;
+ Trình bày được các quá trình hóa lý chủ yếu trong công nghiệp sản xuất vật liệu silicat;
+ Biết và giải thích được tên, các yêu cầu cơ bản và cách bảo quản các nguyên liệu sử dụng, trong sản xuất sản phẩm kính, thủy tinh;
+ Phân tích được các tiêu chuẩn chất lượng nguyên liệu sử dụng trong sản xuất kính;
+ Trình bày được quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm kính xây dựng theo phương pháp cán kính và phương pháp nổi;
+ Giải thích được công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và các sự cố kỹ thuật thường gặp của các thiết bị sản xuất kính;
+ Trình bày được quy trình vận hành các thiết bị sản xuất;
+ Giải thích được các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm kính;
+ Hiểu được quy trình kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất;
+ Giải thích được các nguyên nhân và xử lý được một số sự cố kỹ thuật thường gặp gây ra phế phẩm trong sản xuất.
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Đánh giá được chất lượng các loại nguyên liệu dùng cho sản xuất;
+ Thực hiện được các công việc chuẩn bị sản xuất;
+ Thực hiện được công việc gia công cát và các nguyên liệu khác; vận hành được thiết bị phân phối, thiết bị đập nghiền, sàng nguyên liệu; kiểm tra được nguyên liệu gia công;
+ Thực hiện được các công việc tổ hợp phối liệu: Cân nguyên liệu, phụ liệu; vận hành băng tải; trộn phối liệu; kiểm tra được chất lượng phối liệu.
+ Thực hiện việc nấu và xử lý được lỗi kỹ thuật trong nấu thủy tinh;
+ Kiểm soát được các thông số của lò nấu; điều chỉnh được nhiệt độ dầu đốt; thay thế vòi phun; đo được mức thuỷ tinh bằng phương pháp thủ công.
+ Xử lý được các sự cố trong quá trình nấu như: Thay thế can nhiệt; vận hành và đổi máy nén khí dự phòng; xử lý hai quạt cấp khí đốt; xả thuỷ tinh lỏng bằng máng xả; xử lý rò chảy thuỷ tinh lỏng; vá gạch tường bên; vá đỉnh vòm;
+ Xử lý được các lỗi trong tạo hình nổi như: Điều chỉnh lưu lượng thuỷ tinh lỏng vào bể thiếc; chuyển đổi độ dày băng kính bằng các phương pháp kỹ thuật khác nhau;
+ Thực hiện được công việc tạo hình theo phương pháp cán;
+ Thực hiện được công việc ủ băng kính và xử lý các sự cố trong ủ;
+ Thực hiện thành thạo việc cắt bẻ, xử lý sự cố và đóng gói sản phẩm;
+ Kiểm soát được chất lượng trong quá trình sản xuất;
+ Vận hành được các thiết bị sản xuất sản phẩm kính, thủy tinh;
+ Kèm cặp, hướng dẫn được công nhân bậc thấp hơn;
+ Sử dụng được máy tính, tiếng Anh để phục vụ cho công việc của nghề.
3- Cơ hội việc làm:
– Sinh viên tốt nghiệp Cao đẳng nghề Sản xuất sản phẩm kính thủy tinh sẽ làm việc tại các nhà máy sản xuất sản phẩm kính, thủy tinh, tại các phân xưởng:
+ Phân xưởng gia công và phối liệu trộn nguyên liệu;
+ Phân xưởng nấu thủy tinh;
+ Phân xưởng tạo hình và ủ băng kính;
+ Phân xưởng cắt, bẻ và đóng gói sản phẩm;
+ Phân xưởng cơ điện;
+ Phân xưởng năng lượng;
+ Các cơ sở kinh doanh sản phẩm kính thủy tinh.
4- Các môn học chính:
– Cơ sở hóa học thủy tinh
– Vẽ kỹ thuật
– An toàn vệ sinh lao động trong sản xuất kính xây dựng
– Nguyên liệu sản xuất kính xây dựng
– Đại cương máy thiết bị sản xuất kính xây dựng
– Lò nấu kính
– Gia công và phối trộn nguyên liệu
– Công nghệ nấu kính
– Tạo hình, ủ băng kính theo phương pháp cán
– Tạo hình, ủ băng kính theo phương pháp nổi (float)
– Cắt, bẻ sản phẩm kính tấm
– Đóng gói sản phẩm
– Kiểm tra chất lượng trong quá trình sản xuất
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Trình bày được các quá trình hóa lý chủ yếu trong công nghiệp sản xuất vật liệu silicat;
+ Nắm rõ vai trò của các nguyên liệu trong sản xuất sản phẩm kính, thủy tinh;
+ Biết và giải thích được tên, các yêu cầu cơ bản và cách bảo quản các nguyên liệu sử dụng trong sản xuất sản phẩm kính, thủy tinh;
+ Giải thích được các tiêu chuẩn chất lượng nguyên liệu sử dụng trong sản xuất kính;
+ Hiểu được công nghệ sản xuất sản phẩm kính xây dựng theo phương pháp cán kính và phương pháp nổi;
+ Trình bày được công dụng, cấu tạo chính, nguyên lý hoạt động và sự cố kỹ thuật thường gặp trong sản xuất của một số thiết bị công nghệ sản xuất.
+ Trình bày được quy trình vận hành một số thiết bị công nghệ sản xuất.
+ Giải thích được các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm kính trong công đoạn sản xuất;
+ Trình bày được quy trình kiểm soát chất lượng trong sản xuất.
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Thực hiện được các công việc chuẩn bị cho sản xuất;
+ Thực hiện được công việc gia công cát trên các thiết bị: Máy sàng rung, máy rửa; vận hành thiết bị phân phối, lưu trữ vào các silo chứa.
+ Thực hiện được các công việc tổ hợp phối liệu: Cân nguyên liệu, phụ liệu; vận hành băng tải; trộn phối liệu; kiểm tra chất lượng phối liệu; vận hành băng tải cấp liệu sang máy nạp liệu lò;
+ Tạo hình được sản phẩm kính theo phương pháp cán;
+ Thực hiện được công việc ủ băng kính và xử lý sự cố trong ủ;
+ Thực hiện thành thạo việc cắt, bẻ, đóng gói sản phẩm;
+ Vận hành được một số thiết bị sản xuất sản phẩm kính, thủy tinh.
3- Cơ hội việc làm:
– Học sinh tốt nghiệp Trung cấp nghề Sản xuất sản phẩm kính, thủy tinh sẽ làm việc tại các nhà máy sản xuất kính, thủy tinh, tại các phân xưởng:
+ Gia công nguyên liệu cho sản xuất;
+ Phân xưởng gia công và phối liệu trộn nguyên liệu;
+ Phân xưởng tạo hình và ủ băng kính;
+ Phân xưởng cắt, bẻ và đóng gói sản phẩm;
+ Phân xưởng cơ điện.
– Các cơ sở kinh doanh sản phẩm kính, thủy tinh.
4- Các môn học chính:
– Cơ sở hóa học thủy tinh
– Vẽ kỹ thuật
– ATVSLĐ trong sản xuất kính xây dựng
– Nguyên liệu sản xuất kính xây dựng
– Đại cương máy thiết bị sản xuất kính xây dựng
– Lò nấu kính
– Gia công và phối trộn nguyên liệu
– Công nghệ nấu kính
– Tạo hình, ủ băng kính theo phương pháp cán
– Tạo hình, ủ băng kính theo phương pháp nổi (float)
– Cắt, bẻ sản phẩm kính tấm
– Đóng gói sản phẩm
– Kiểm tra chất lượng trong quá trình sản xuất