–
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Trình bày được các phương pháp và quy trình công nghệ sản xuất xi măng; nêu được tên gọi, thành phần hóa học và các yêu cầu kỹ thuật của nguyên, nhiên vật liệu, phụ gia dùng để sản xuất xi măng;
+ Vẽ và thuyết minh được sơ đồ công nghệ, sơ đồ bố trí thiết bị; giải thích được các chỉ tiêu, các thông số kỹ thuật chủ yếu của một dây chuyền sản xuất xi măng;
+ Mô tả được cấu tạo, nguyên lý làm việc, phạm vi sử dụng, tác dụng và quy trình vận hành của các thiết bị chủ yếu trong từng công đoạn sản xuất xi măng.
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Vận hành thành thạo các thiết bị trong dây chuyền sản xuất xi măng;
+ Phát hiện, xác định nguyên nhân và xử lý được các sự cố kỹ thuật thông thường xảy ra trong quá trình vận hành;
+ Kết nối liên động được với các bộ phận khác trong dây chuyền.
3- Cơ hội việc làm
Sau khi tốt nghiệp người học có thể tìm việc làm tại các nhà máy sản xuất xi măng, các nhà máy có thiết bị công nghệ tương tự hoặc các ngành công nghiệp khác. Tùy theo năng lực bản thân và điều kiện cụ thể, có thể tự tạo được việc làm phù hợp hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.
4- Các môn học chính
– Hình học hoạ hình
– Vẽ kỹ thuật
– Điện kỹ thuật
– Nhiệt kỹ thuật
– Chi tiết máy
– Hoá vô cơ và vật liệu chịu lửa
– Truyền động thuỷ lực và khí nén
– Hoá silicat
– Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
– Quản lý doanh nghiệp và tổ chức sản xuất
– Công nghệ sản xuất xi măng
– Hệ thống điện và tự động hoá trong nhà máy xi măng
– Lắp đặt mạch điện dân dụng và điều khiển công nghiệp
– Vận hành các thiết bị gia công nguyên liệu
– Vận hành các thiết bị vận chuyển
– Vận hành thiết bị rải
– Vận hành thiết bị cào
– Vận hành các thiết bị nghiền
– Vận hành các thiết bị phân ly
– Vận hành tháp trao đổi nhiệt và tiền nung
– Vận hành lò nung Clinker
– Vận hành các thiết bị làm nguội Clinker
– Vận hành thiết bị quạt và các thiết bị làm sạch khí công nghiệp
– Vận hành thiết bị đóng bao xi măng
– Vận hành thiết bị xuất Clinker và xi măng.
– Vận hành trung tâm điều khiển cục bộ
– Thực tập tốt nghiệp
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Nêu được đồ sơ cấu tạo, nguyên lý hoạt động, tác dụng và quy trình vận hành của các thiết bị thông thường trong từng công đoạn sản xuất xi măng;
+ Trình bày được sơ đồ công nghệ, sơ đồ bố trí thiết bị và các thông số kỹ thuật cơ bản trong dây chuyền sản xuất xi măng;
+ Nêu được các phương pháp, quy trình công nghệ sản xuất xi măng, các yêu cầu kỹ thuật của nguyên, nhiên liệu phụ gia dùng trong sản xuất xi măng.
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Vận hành được các thiết bị trong dây chuyền sản xuất xi măng đúng quy trình;
+ Phát hiện và khắc phục được một số sự cố thông thường xảy ra trong khi vận hành.
3- Cơ hội việc làm:
Sau khi tốt nghiệp, người học có thể tìm việc làm tại các nhà máy sản xuất xi măng hoặc các nhà máy có thiết bị công nghệ tương tự. Tùy theo năng lực và điều kiện cụ thể, có thể tự tạo việc làm phù hợp hoặc học lên trình độ cao hơn.
4- Các môn học chính
– Vẽ kỹ thuật
– Điện kỹ thuật
– Chi tiết máy
– Hoá vô cơ và vật liệu chịu lửa
– Hoá silicat
– Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
– Công nghệ sản xuất xi măng
– Hệ thống điện và tự động hoá trong nhà máy xi măng
– Lắp đặt điện động lực và điều khiển
– Vận hành các thiết bị gia công nguyên vật liệu
– Vận hành các thiết bị vận chuyển nguyên vật liệu
– Vận hành thiết bị rải nguyên liệu
– Vận hành thiết bị cào nguyên liệu
– Vận hành các thiết bị nghiền
– Vận hành các thiết bị phân ly
– Vận hành tháp trao đổi nhiệt
– Vận hành lò nung Cliker
– Vận hành các thiết bị làm nguội Cliker
– Vận hành thiết bị quạt và các thiết bị làm sạch khí công nghiệp
– Vận hành thiết bị đóng bao xi măng
– Vận hành thiết bị xuất sản phẩm Cliker và xi măng
– Thực tập tốt nghiệp