Tên nghề:SỬA CHỮA CƠ ĐIỆN NÔNG THÔN
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Có sức khỏe và học vấn phù hợp (Tốt nghiệp Trung học cơ sở hoặc tương đương);
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 06
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề,
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:
1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp
– Kiến thức:
+ Hiểu và biết vận dụng công tác bảo hộ lao động đối với người vận hành và sửa chữa cơ điện, các phương pháp cấp cứu người khi bị tai nạn lao động;
+ Biết được nguyên lý làm việc, sơ đồ đo, cách sử dụng các dụng cụ đo điện, không điện thường dùng trong nghề sửa chữa cơ điện;
+ Biết được cấu tạo, nguyên lý làm việc, phương pháp kiểm tra và tháo lắp các loại máy điện thông dụng như: máy biến áp một pha, động cơ điện không đồng bộ 3 pha công suất nhỏ;
+ Hiểu được cấu tạo, nhiệm vụ của một số loại khí cụ điện như: cầu chì, cầu dao, công tắc, ổ cắm, áp tô mát, công tắc tơ. Giải thích được hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra sửa chữa một số mạch điện trong sinh hoạt và trong cơ sở sản xuất nhỏ;
+ Hiểu được nhiệm vụ, cấu tạo, nguyên lý hoạt động các cơ cấu, hệ thống của động cơ đốt trong 1 xi lanh công xuất nhỏ. Giải thích được hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra sửa chữa các bộ phận, chi tiết đúng tiêu chuẩn kỹ thuật;
+ Hiểu được nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của một số máy nông nghiệp: máy làm đất, máy đập lúa, máy bơm nước, máy gặt đập liên hợp. Giải thích được hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra sửa chữa các chi tiết, cơ cấu của máy nông nghiệp đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
– Kỹ năng:
+ Sử dụng được một số dụng cụ, thiết bị đo, kiểm tra đúng kỹ thuật đảm bảo an toàn;
+ Tháo lắp, bảo dưỡng động cơ điện, máy biến áp đúng qui trình và quấn lại được động cơ một pha, ba pha công suất nhỏ đảm bảo hoạt động tốt đúng tiêu chuẩn kỹ thuật;
+ Lựa chọn được thiết bị lắp đặt điện sinh hoạt trong gia đình và trong cơ sở sản xuất nhỏ đảm bảo đúng kỹ thuật. Đấu lắp được mạch điện chính xác đảm bảo kỹ thuật và mỹ thuật;
+ Tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa và bảo dưỡng được các loại động cơ xăng và diesel (1 xi lanh dưới 20 mã lực) đúng tiêu chuẩn kỹ thuật;
+ Tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa và bảo dưỡng được các cơ cấu, chi tiết của một số máy nông nghiệp thông dụng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
– Thái độ:
+ Luôn có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu phát triển đổi mới của khoa học công nghệ.
+ Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác tạo tác phong công nghiệp.
2 .Cơ hội việc làm:
Nguời học tốt nghiệp trình độ sơ cấp nghề “Sửa chữa cơ, điện nông thôn” làm việc được ở các xưởng sửa chữa cơ điện, các xí nghiệp cơ khí trực thuộc các công ty, xí nghiệp công nghiệp, nông nghiệp. Tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu:
– Thời gian đào tạo: 4 tháng;
– Thời gian học tập: 15 tuần;
– Thời gian thực học tối thiểu: 520 giờ;
– Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 80 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 40 giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:
– Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 520 giờ;
+ Thời gian học lý thuyết: 116 giờ; Thời gian học thực hành: 404 giờ
III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỐ THỜI GIAN:
Mã MH,
MĐ
|
Tên môn học, mô đun
|
Thời gian đào tạo (giờ)
|
|||
Tổng số
|
Trong đó
|
||||
Lý thuyết
|
Thực hành
|
Kiểm tra
|
|||
|
Các môn học, mô đun đào tạo nghề
|
|
|
|
|
MH 01
|
Kỹ thuật an toàn vµ b¶o hé lao ®éng
|
40
|
12
|
26
|
2
|
MĐ 02
|
Đo các đại lượng điện và không điện
|
80
|
28
|
49
|
3
|
MĐ 03
|
Sửa chữa bảo dưỡng máy điện
|
88
|
20
|
65
|
3
|
MĐ 04
|
Sửa chữa lắp đặt thiết bị điện
|
72
|
16
|
53
|
3
|
MĐ 05
|
Sửa chữa bảo dưỡng động cơ đốt trong
|
120
|
24
|
91
|
5
|
MĐ 06
|
Sửa chữa bảo dưỡng Máy nông nghiệp
|
120
|
16
|
100
|
4
|
|
Cộng:
|
520
|
116
|
384
|
20
|
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO
1. KỸ THUẬT AN TOÀN VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG
Mã số môn học: MH 01
Thời gian môn học: 40 giờ (Lý thuyết: 12 giờ; Thực hành: 28 giờ)
Mục tiêu của mô học
– Hiểu về chế độ phòng hộ lao động đối với người hành nghề sửa chữa cơ điện.
– Thực hiện đúng những nguyên tắc và những tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn về điện cho người và thiết bị.
– Nhận biết được các biện pháp kỹ thuật an toàn trong vận hành và sửa chữa.
– Thực hiện được các phương pháp cấp cứu người khi bị tai nạn lao động và khi bị điện giật.
– Có thái độ nghiêm túc về kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động trong nghề sửa chữa cơ điện.
Nội dung tổng quát mô học:
|
Mở đầu
|
I
|
Khái niệm chung về bảo hộ lao động
– Mục đích và ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động
– Điều kiện lao động và các yếu tố liên quan
– Những nội dung chủ yếu của khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động
|
II
|
Các biện pháp kỹ thuật an toàn
– Thực hiện các biện pháp an toàn điện
– Thực hiện các biện pháp phòng chống cháy nổ
|
III
|
Phương pháp cấp cứu người bị tai nạn
– Cấp cứu nạn nhân bị điện giật
– Sơ cứu nạn nhân bị tai nạn lao động
|
IV
|
Bảo quản dụng cụ và vệ sinh môi trường lao động
– Bàn giao
– Vệ sinh môi trường lao động
– Bảo quản dụng cụ
|
2. ĐO CÁC ĐẠI LƯỢNG ĐIỆN VÀ KHÔNG ĐIỆN
Mã mô đun: MĐ02
Thời gian môn học: 80 giờ (Lý thuyết: 28 giờ; Thực hành: 52 giờ)
Mục tiêu của mô đun:
– Biết được nguyên lý làm việc, sơ đồ đo, cách sử dụng các dụng cụ đo điện thường dùng trong thực tế.
– Hiểu được phương pháp đo các đại lượng điện dùng đồng hồ đo thông dụng.
– Sử dụng được một số đồng hồ đo điện đúng quy trình đo
– Độc lập, sáng tạo trong quá trình thực hiện bài tập và quan sát thực tế các dụng cụ đo, cẩn thận, nghiêm túc khi thực hiện các công viêc.
Nội dung tổng quát của mô đun:
1
|
Mở đầu
|
2
|
Đo dòng điện và điện áp
|
3
|
Đo điện trở, điện dung, điện cảm
|
4
|
Đo điện trở cách điện
|
5
|
Đo điện trở tiếp đất bằng ter-rô mét
|
6
|
Đo công suất và điện năng
|
7
|
Cách sử dụng đồng hồ vạn năng
|
8
|
Đo đường kính và độ sâu bằng thước cặp
|
9
|
Đo đường kính bằng pan me
|
3. SỬA CHỮA BẢO DƯỠNG MÁY ĐIỆN
Mã số mô đun: MĐ 03
Thời gian mô đun: 88 giờ (Lý thuyết: 20 giờ; Thực hành: 68 giờ)
Mục tiêu của mô đun:
– Biết nhận dạng, phân loại, cấu tạo, nguyên lý của các loại máy điện như: máy biến áp, động cơ điện không đồng bộ.
– Tính toán được số liệu quấn dây và quấn máy biến áp một pha công suất nhỏ đảm bảo hoạt động tốt và đạt các thông số kỹ thuật theo tiêu chuẩn kỹ thuật điện. Đấu dây vận hành động cơ không đồng bộ phù hợp với điện áp nguồn. Xác định cực tính động cơ khi mất các ký hiệu ghi trên nhãn động cơ.
– Tháo lắp được động cơ điện đúng qui trình và quấn lại động cơ một pha, ba pha bị hỏng theo số liệu có sẵn, đảm bảo động cơ hoạt động tốt với các thông số kỹ thuật, theo tiêu chuẩn kỹ thuật điện.
– Chấp hành tốt các quy định về an toàn và tiết kiệm trong lắp đặt, sửa chữa máy điện. Cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc, không gây ra sai sót, mất an toàn cho người và thiết bị.
Nội dung tổng quát của mô đun:
1
|
Cấu tạo nguyên lý làm việc của máy điện
|
2
|
Quấn dây máy biến áp một pha
|
3
|
Tháo lắp động cơ điện
|
4
|
Đấu dây vận hành động cơ điện
|
5
|
Quấn dây động cơ một pha và ba pha
|
4. SỬA CHỮA LẮP ĐẶT THIẾT BỊ ĐIỆN
Mã số mô đun: MĐ 04
Thời gian mô đun: 72 giờ; (Lý thuyết: 16giờ; Thực hành: 56 giờ)
Mục tiêu của mô đun:
– Biết được cấu tạo, nhiệm vụ của một số loại khí cụ điện như cầu chì, cầu dao, công tắc, ổ cắm, Áp tô mát, công tắc tơ.
– Giải thích đúng hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra sửa chữa một số mạch điện trong sinh hoạt và trong cơ sở sản xuất nhỏ.
– Lựa chọn các thiết bị lắp đặt hợp lý, sử dụng được các dụng cụ kiểm tra, lắp đặt thiết bị điện trong sinh hoạt, trong cơ sở sản xuất nhỏ đảm đúng theo sơ đồ nguyên lý, đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn cho người và thiết bị.
– Chấp hành tốt nội quy về kỹ thuật an toàn và tiết kiệm trong lắp đặt, sửa chữa, có tinh thần trách nhiệm hoàn thành công việc đảm bảo chất lượng cao, cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc, không để sẩy ra sai sót, mất an toàn.
Nội dung tổng quát của mô đun:
1
|
Lắp đặt bảng điện và phương pháp đi dây
|
2
|
Lắp đặt một số mạch điện sinh hoạt.
|
3
|
Lắp đặt một số thiết bị điện sản xuất.
|
5. SỬA CHỮA BẢO DƯỠNG ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
Mã số mô đun: MĐ 05
Thời gian mô đun: 120 giờ (Lý thuyết: 24 giờ; Thực hành: 96 giờ)
Mục tiêu của mô đun:
– Biết được nhiệm vụ, cấu tạo, nguyên lý hoạt động các bộ phận, hệ thống động cơ đốt trong 1 xi lanh.
– Biết được các hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra sửa chữa những hư hỏng của động cơ đốt trong đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
– Tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa và bảo dưỡng được các loại động cơ xăng và diesel (1 xi lanh dưới 20 Mã lực) đúng tiêu chuẩn kỹ thuật
– Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ tháo lắp, kiểm tra và sửa chữa đảm bảo chính xác và an toàn
– Chuẩn bị bố trí sắp xếp nơi làm việc vệ sinh an toàn hợp lý
– Chấp hành tốt nội quy về kỹ thuật, an toàn và tiết kiệm trong bảo dưỡng, sửa chữa
– Yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm hoàn thành công việc đảm bảo chất lượng. Cẩn thận, tỉ mỉ chu đáo trong công việc luôn quan tâm đúng, đủ không để sẩy ra sai sót.
Nội dung tổng quát của mô đun:
1
|
Nhận dạng động cơ đốt trong
|
2
|
Sửa chữa, bảo dưỡng thân máy, nắp máy.
|
3
|
Sửa chữa và bảo dưỡng cơ cấu trục khuỷu- thanh truyền
|
4
|
Sửa chữa và bảo dưỡng cơ cấu phân phối khí
|
5
|
Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống bôi trơn- làm mát
|
6
|
Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu
|
7
|
Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống đánh lửa
|
6. BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA MÁY NÔNG NGHIỆP
Mã số mô đun: MĐ 06
Thời gian mô đun: 120 giờ (Lý thuyết: 16 giờ; Thực hành: 104 giờ)
Mục tiêu của mô đun:
– Biết được nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của các cơ cấu trên máy nông nghiệp.
– Nhận dạng được các chi tiết, cơ cấu, giải thích đúng hiện tượng nguyên nhân hư hỏng, phương pháp kiểm tra và biết sửa chữa những hư hỏng của các chi tiết cơ cấu trên các máy nông nghiệp thông dụng như: máy làm đất, máy đập lúa, máy bơm nước ly tâm công suất dưới 1000 m3h, máy gặt đập liên hợp cỡ nhỏ, máy sát, máy nghiền đúng yêu cầu kỹ thuật.
– Sử dụng đúng hợp lý các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa các chi tiết và cơ cấu đảm bảo chính xác và an toàn.
– Chấp hành tốt nội quy về kỹ thuật, an toàn và tiết kiệm trong bảo dưỡng, sửa chữa và có tinh thần trách nhiệm, cẩn thận chu đáo trong công việc luôn quan tâm đúng, đủ không để xảy ra sai sót.
Nội dung tổng quát của mô đun:
1
|
Sửa chữa, bảo dưỡng bộ ly hợp ma sát, hộp số
|
2
|
Sửa chữa, bảo dưỡng máy cày, máy phay đất
|
3
|
Sửa chữa, bảo dưỡng máy đập lúa
|
4
|
Sửa chữa, bảo dưỡng máy bơm nước
|
5
|
Sửa chữa, bảo dưỡng máy xay xát, máy nghiền
|
6
|
Sửa chữa, bảo dưỡng máy gặt đập liên hợp
|
*****