Tên nghề: SỬA CHỮA QUẠT, ĐỘNG CƠ ĐIỆN VÀ ỔN ÁP
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Có sức khoẻ, trình độ học vấn phù hợp với nghề sửa chữa quạt, động cơ điện và ổn áp
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 04
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp
– Kiến thức:
+ Trình bày được các biện pháp kỹ thuật an toàn điện, phương pháp sơ cứu nạn nhân bị tai nạn lao động;
+ Giải thích được phương pháp cấp cứu nạn nhân bị điện giật;
+ Trình bày được cấu tạo, cách sử dụng, bảo quản các dụng cụ điện, đo lường điện, cơ khí cầm tay…;
+ Trình bày được phương pháp lắp đặt và quy trình vận hành ổn áp, động cơ điện xoay chiều một pha, ba pha, quạt điện;
+ Liệt kê được quy trình bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp một pha, ổn áp, động cơ điện xoay chiều không đồng bộ ba pha, một pha, quạt điện.
– Kỹ năng:
+ Thực hiện các biện pháp an toàn; sơ cứu nạn nhân bị tai nạn lao động; cấp cứu nạn nhân bị điện giật;
+ Lắp đặt được quạt điện, máy biến áp, ổn áp, động cơ điện 1 pha, ba pha;
+ Bảo dưỡng được quạt điện, ổn áp, động cơ điện 1 pha, ba pha;
+ Sửa chữa được hư hỏng phần điện, phần cơ quạt điện, ổn áp, động cơ đúng trình tự, yêu cầu kỹ thuât;
– Thái độ:
+ Yêu nghề, có ý thức cộng đồng và tác phong làm việc của một công dân sống trong xã hội công nghiệp.
+ Có thói quen lao động nghề nghiệp, sống lành mạnh phù hợp với phong tục tập quán và truyền thống văn hoá dân tộc và địa phương trong từng giai đoạn của lịch sử.
+ Có ý thức học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu công việc.
2. Cơ hội việc làm:
Sau khi hoc xong chương trình “ Sửa chữa quạt, động cơ điện và ổn áp” người học có thể:
+ Tự mở xưởng sản xuất nhỏ tại địa phương hoặc có thể làm việc tại các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ;
+ Làm những công việc liên quan trực tiếp đến những mô đun được đào tạo theo chương trình;
+ Học tập nên cao hơn ở các cấp trình độ trung cấp, cao đẳng nghề, liên thông đại học.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu
– Thời gian đào tạo: 3 tháng
– Thời gian học tập: 12 tuần
– Thời gian thực học tối thiểu: 440 giờ
– Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi kết thúc khóa học: 40 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp hoặc kiểm tra kết thúc khoá học: 8 giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:
– Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 440 giờ
– Thời gian học lý thuyết: 70 giờ; Thời gian học thực hành: 370 giờ
III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:
Mã MH, MĐ
|
Tên môn học, mô đun
|
Thời gian đào tạo (giờ)
|
|||
Tổng số
|
Trong đó
|
||||
Lý thuyết
|
Thực hành
|
Kiểm tra
|
|||
MĐ 01
|
Thực hành điện cơ bản
|
24
|
6
|
16
|
2
|
MĐ 02
|
Sửa chữa ổn áp
|
144
|
16
|
118
|
10
|
MĐ 03
|
Sửa chữa quạt điện
|
156
|
24
|
118
|
14
|
MĐ 04
|
Sửa chữa động cơ điện.
|
156
|
24
|
118
|
14
|
|
Tổng cộng
|
480
|
70
|
370
|
40
|
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO:
1. THỰC HÀNH ĐIỆN CƠ BẢN
Mã số mô đun: MĐ 01
Thời gian mô đun: 24 giờ; (Lý thuyết: 6 giờ; Thực hành 18 giờ)
Mục tiêu của mô đun:
– Trình bày được nguyên nhân gây tai nạn điện và các biện pháp kỹ thuật an toàn điện;
– Mô tả được cấu tạo và công dụng của các lại thiết bị đo;
– Đo được các thông số và các đại lượng cơ bản của mạch điện;
– Sử dụng các loại máy đo để kiểm tra, phát hiện hư hỏng của thiết bị/mạch điện;
– Sử dụng và bảo quản trang thiết bị dụng cụ đúng kỹ thuật;
– Tuân thủ biện pháp an toàn và vệ sinh công nghiệp.
Nội dung tổng quát của mô đun:
1
|
An toàn điện.
|
2
|
Sử dụng dụng cụ nghề điện và cơ khí nhỏ cầm tay.
|
3
|
Đo lường điện
|
2. SỬA CHỮA ỔN ÁP
Mã số mô đun: MĐ 02
Thời gian mô đun: 144 giờ; (Lý thuyết:16 giờ; Thực hành:128 giờ)
Mục tiêu của mô đun:
Sau khi hoàn thành mô đun này người học có khả năng:
– Xác định được cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy biến áp;
– Đấu dây, vận hành máy biến áp một pha đúng kỹ thuật;
– Bảo dưỡng và sửa chữa các hư hỏng của máy biến áp;
– Chọn lựa máy biến áp phù hợp với mục đích sử dụng;
– Sửa chữa được sai hỏng của ổn áp;
– Rèn luyện tác phong công nghiệp.
Nội dung tổng quát của mô đun:
1
|
Xác định hư hỏng ở máy biến áp.
|
2
|
Sửa chữa máy biến áp cảm ứng.
|
3
|
Sửa chữa máy biến áp tự ngẫu.
|
4
|
Thay thế mạch tự động ổn áp
|
5
|
Sửa chữa thiết bị biến đổi nguồn(Kích điện)
|
3. SỬA CHỮA QUẠT ĐIỆN
Mã số mô đun: MĐ 03
Thời gian mô đun: 156 giờ (Lý thuyết: 24 giờ; Thực hành: 132 giờ)
Mục tiêu của mô đun:
– Vẽ được sơ đồ trải dây quấn quạt điện;
– Bảo dưỡng được quạt điện;
– Sửa chữa được quạt điện theo số liệu có sẵn;
– Có ý thức tuân thủ nguyên tắc an toàn và vệ sinh công nghiệp.
Nội dung tổng quát của mô đun:
1
|
Sửa chữa quạt điện vòng chập
|
2
|
Sửa chữa quạt bàn chạy tụ
|
3
|
Sửa chữa quạt trần chạy tụ
|
4. SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN
Mã số mô đun: MĐ 04
Thời gian mô đun: 156 giờ; (Lý thuyết: 24 giờ; Thực hành: 132giờ)
Mục tiêu của mô đun:
– Trình bày được cấu tạo, nguyên lý của các loại động cơ không đồng bộ thông dụng
– Phân loại được các loại động cơ không đồng bộ 1 pha, 3 pha;
– Tháo lắp, đấu nối thành thạo động cơ 1 pha, 3 pha thông dụng;
– Lấy mẫu các bộ dây động cơ không đồng bộ chính xác;
– Quấn được các bộ dây động cơ không đồng bộ;
– Sửa chữa được các hư hỏng của động cơ không đồng bộ;
– Rèn luyện tác phong công nghiệp, an toàn cho người và thiết bị.
Nội dung tổng quát của mô đun:
1
|
Động cơ không đồng bộ.
|
2
|
Tháo lắp động cơ
|
3
|
Đấu dây vận hành động cơ
|
4
|
Sửa chữa động cơ không đồng bộ một pha
|
5
|
Sửa chữa động cơ không đồng bộ ba pha.
|