–
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Trình bày được nguyên lý cấu tạo, nguyên lý hoạt động và phạm vi ứng dụng của các thiết bị chế biến dầu khí như: thiết bị tách, các loại máy bơm, máy nén, van, lò gia nhiệt, thiết bị trao đổi nhiệt, lò hơi, tuabin, động cơ đốt trong;
+ Phân tích được các qui trình tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa các thiết bị chế biến dầu khí từ tiểu tu, trung tu đến đại tu;
+ Trình bày được qui trình vận hành các máy gia công cơ khí như: máy tiện, máy cưa, máy khoan, máy mài, máy mài dụng cụ;
+ Trình bày được qui trình sửa chữa các chi tiết như các chi tiết dạng trục, các chi tiết dạng lỗ, bánh răng, bạc, bằng các phương pháp gia công cơ khí như: nguội, tiện, khoan, hàn, gò;
+ Mô tả được kỹ thuật đấu nối các loại dây điện, cầu dao, cầu chì, Áp tô mát. Cách sử dụng, phát hiện và sửa chữa một số dụng cụ đo như: Volt kế, ampere kế, Watt kế, đồng hồ vạn năng, kìm, kéo, relay, contactor;
+ Giải thích được những dấu hiệu hư hỏng, qui trình kiểm tra, sửa chữa, thay thế các chi tiết, cụm chi tiết và toàn bộ thiết bị;
+ Phân tích các đặc tính kỹ thuật, so sánh được các thông số kỹ thuật của các chi tiết, cụm chi tiết; chỉ ra được các chi tiết, cụm chi tiết có thể thay thế tương đương;
+ Tổ chức tổ, nhóm trong các hoạt động kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế cũng như các hoạt động tìm hiểu công nghệ mới của nghề;
+ Hướng dẫn thợ bậc thấp hơn và thợ phụ;
+ Chỉ ra được các nguyên tắc an toàn và xử lý được các sự cố trong trong quá trình bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị chế biến Dầu khí;
+ Sử dụng các thiết bị an toàn trong nghề; đảm bảo an toàn vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ.
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Vận hành được các thiết bị chế biến dầu khí như: thiết bị tách, các loại máy bơm, máy nén, van, lò gia nhiệt, thiết bị trao đổi nhiệt, lò hơi, tuabin, động cơ đốt trong ;
+ Tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa được các thiết bị chế biến dầu khí từ tiểu tu, trung tu đến đại tu;
+ Vận hành được các máy gia công cơ khí như: máy tiện, máy cưa, máy khoan, máy mài, máy mài dụng cụ;
+ Sửa chữa được các chi tiết như các chi tiết dạng trục, các chi tiết dạng lỗ, bánh răng, bạc, bằng các phương pháp gia công cơ khí như: nguội, tiện, khoan, hàn, gò;
+ Đấu nối được các loại dây điện, cầu dao, cầu chì, Áp tô mát; Sử dụng, phát hiện và sửa chữa được một số dụng cụ đo như: Volt kế, ampere kế, Watt kế, đồng hồ vạn năng, kìm, kéo, relay, contactor;
+ Giải quyết được những hư hỏng; vạch ra được qui trình sửa chữa; sửa chữa tốt các hư hỏng thông thường cả phần điện và phần cơ. Thay thế được các chi tiết, cụm chi tiết bị hư hỏng;
+ Tổ chức và điều hành được hoạt động của tổ, nhóm bảo dưỡng, sửa chữa; hướng dẫn được cho thợ dưới bậc và thợ phụ trong các công việc;
+ Chỉ ra được các nguyên tắc an toàn và xử lý được các sự cố trong trong quá trình bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị chế biến Dầu khí;
+ Sử dụng các thiết bị an toàn đúng kỹ thuật; đảm bảo an toàn vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ.
3- Cơ hội việc làm
Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm việc được trong các nhà máy lọc hoá dầu, nhà máy hoá chất, nhà máy điện của Tập đoàn dầu khí Việt Nam và nước ngoài cũng như các nhà máy có các thiết bị liên quan.
4- Các môn học chính
– Vẽ kỹ thuật – Auto CAD – Cơ học lý thuyết – Sức bền vật liệu – Nguyên lý chi tiết máy – Vật liệu cơ khí- công nghệ kim loại – Dung sai – Điện kỹ thuật – Thủy lực – An toàn |
– Nhiệt kỹ thuật – Nguội cơ bản – Tiện cơ bản – Bảo dưỡng, sửa chữa nồi hơi – Bảo dưỡng, sửa chữa tuabin – Kỹ thuật sửa chữa cơ khí – Sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị tĩnh – Sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị quay – Thực tập sản xuất – Thực tập tốt nghiệp |
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Trình bày được nguyên lý cấu tạo, nguyên lý hoạt động và phạm vi ứng dụng của các thiết bị chế biến dầu khí như: thiết bị tách, các loại máy bơm, máy nén, van, lò gia nhiệt, thiết bị trao đổi nhiệt, lò hơi, tuabin, động cơ đốt trong;
+ Phân tích được các qui trình tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa các thiết bị chế biến dầu khí từ tiểu tu đến trung tu;
+ Trình bày được qui trình vận hành các máy gia công cơ khí như: máy tiện,
máy cưa, máy khoan, máy mài, máy mài dụng cụ;
+ Trình bày được qui trình sửa chữa các chi tiết như các chi tiết dạng trục, các chi tiết dạng lỗ bằng các phương pháp gia công cơ khí như: nguội, tiện, khoan, hàn, gò;
+ Mô tả được kỹ thuật đấu nối các loại dây điện, cầu dao, cầu chì, Áp tô mát. Cách sử dụng, phát hiện và sửa chữa một số dụng cụ đo như: Volt kế, ampere kế, Watt kế, đồng hồ vạn năng, kìm, kéo, relay, contactor;
+ Giải thích được những dấu hiệu hư hỏng, qui trình kiểm tra, sửa chữa, thay thế các chi tiết, cụm chi tiết;
+ Phân tích các đặc tính kỹ thuật, so sánh được các thông số kỹ thuật của các chi tiết, cụm chi tiết; chỉ ra được các chi tiết, cụm chi tiết có thể thay thế tương đương;
+ Chỉ ra được các nguyên tắc an toàn và xử lý được các sự cố trong trong quá trình bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị chế biến Dầu khí;
Sử dụng các thiết bị an toàn trong nghề; đảm bảo an toàn vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ.
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Vận hành được các thiết bị chế biến dầu khí như: thiết bị tách, các loại máy bơm, máy nén, van, lò gia nhiệt, thiết bị trao đổi nhiệt, lò hơi, tuabin, động cơ đốt trong;
+ Tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa được các thiết bị chế biến dầu khí từ tiểu tu đến trung tu;
+ Vận hành được các máy gia công cơ khí như: máy tiện, máy cưa, máy khoan, máy mài, máy mài dụng cụ;
+ Sửa chữa được các chi tiết như các chi tiết dạng trục, các chi tiết dạng lỗ bằng các phương pháp gia công cơ khí như: nguội, tiện, khoan, hàn, gò;
+ Đấu nối được các loại dây điện, cầu dao, cầu chì, Áp tô mát; Sử dụng, phát hiện và sửa chữa được một số dụng cụ đo như: Volt kế, ampere kế, Watt kế, đồng hồ vạn năng, kìm, kéo, relay, contactor;
+ Giải quyết được những hư hỏng; vạch ra được qui trình sửa chữa; sửa chữa được các hư hỏng thông thường cả phần điện và phần cơ. Thay thế được các chi tiết bị hư hỏng;
+ Chỉ ra được các nguyên tắc an toàn và xử lý được các sự cố trong trong quá trình bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị chế biến Dầu khí;
+ Sử dụng các thiết bị an toàn đúng kỹ thuật; đảm bảo an toàn vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ.
3- Cơ hội việc làm
Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm việc được trong các nhà máy lọc hoá dầu, nhà máy hoá chất, nhà máy điện của Tập đoàn dầu khí Việt Nam và nước ngoài cũng như các nhà máy có các thiết bị liên quan.
4- Các môn học chính
– Vẽ kỹ thuật
– Cơ kỹ thuật
– Vật liệu cơ khí-Công nghệ kim loại
– Điện kỹ thuật
– Dung sai
– An toàn
– Nguội cơ bản
– Tiện cơ bản
– Bảo dưỡng, sửa chữa nồi hơi
– Bảo dưỡng, sửa chữa tuabin
– Kỹ thuật sửa chữa cơ khí
– Sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị tĩnh
– Sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị quay
– Thực tập sản xuất