Tên nghề:SỬA CHỮA THIẾT BỊ MAY GIA ĐÌNH
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Có sức khoẻ, trình độ học vấn phù hợp với nghề Sửa chữa thiết bị may gia đình;
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 05
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp:
– Kiến thức:
+ Giới thiệu được công dụng của các thiết bị may gia đình trong thực tế sản xuất may dân dụng;
+ Trình bày được đặc điểm cấu tạo, nguyên lý làm việc, các thông số kỹ thuật của các bộ phận và cơ cấu máy cơ bản trong máy may đạp chân, máy may 1 kim; máy đính cúc, máy thùa khuy đầu bằng, máy vắt sổ;
+ Phân tích được các nguyên nhân hỏng hóc, tìm được các biện pháp khắc phục của một số sự cố thường gặp;
+ Đảm bảo an toàn và vệ sinh trong quá trình sửa chữa thiết bị may dân dụng.
– Kỹ năng:
+ Lựa chọn các loại vật tư, dụng cụ, thiết bị phù hợp với quá trình sửa chữa;
+ Sửa chữa, hiệu chỉnh được bộ phận cơ bản của máy may đạp chân, máy may 1 kim; và một số bộ phân máy đính cúc, máy thùa khuy đầu bằng, máy vắt sổ;
+ Vận hành và xử lý các sự cố thông thường trên các máy may dân dụng;
+ Kiểm tra, đánh giá, phân loại được một số dạng sai hỏng và đưa ra biện pháp khắc phục;
+ Thực hiện công tác an toàn và vệ sinh trong quá trình sửa chữa thiết bị may dân dụng.
– Thái độ:
+ Cẩn thận, tỉ mỉ khi thực hiện các thao tác trong quá trình sửa chữa ;
+ Rèn luyện kỹ năng sửa chữa, hiệu chỉnh các thiết bị may đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;
+ Học tập nâng cao trình độ để đáp ứng với yêu cầu của nghề sửa chữa.
2. Cơ hội việc làm:
– Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo Sơ cấp nghề sửa chữa thiết bị may gia đình, học viên có thể trực tiếp tham gia lao động sửa chữa tại các hộ gia đình, các làng nghề, và xí nghiệp tư nhân may.
– Ngoài ra, khi được bổ xung các kiến thức cơ bản, học viên có khả năng sửa chữa được các thiết bị may hiện đại trong các doanh nghiệp hoặc tham gia học liên thông lên các bậc học cao hơn nhằm phát triển kiến thức và kỹ năng nghề.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:
– Thời gian đào tạo: 4,5 tháng
– Thời gian học tập: 16,5 tuần
– Thời gian thực học tối thiểu: 450 giờ
– Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 45 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp hoặc kiểm tra kết thúc khóa học: 15 giờ).
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:
– Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 450 giờ
– Thời gian học lý thuyết: 100 giờ; Thời gian học thực hành: 350 giờ
III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:
Mã
MH, MĐ
|
Tên môn học, mô đun
|
Thời gian đào tạo (giờ)
|
|||
Tổng số
|
Trong đó
|
||||
Lý thuyết
|
Thực hành
|
Kiểm tra
|
|||
MĐ 01
|
Sửa chữa máy may đạp chân
|
90
|
18
|
66
|
6
|
MĐ 02
|
Sửa chữa máy may 1 kim
|
195
|
41
|
148
|
6
|
MĐ 03
|
Sửa chữa máy đính cúc
|
45
|
12
|
30
|
3
|
MĐ 04
|
Sửa chữa máy vắt sổ
|
75
|
17
|
53
|
5
|
MĐ 05
|
Sửa chữa máy thùa khuy
|
45
|
12
|
30
|
3
|
Tổng cộng
|
450
|
100
|
328
|
22
|
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO :
1. SỬA CHỮA BẢO DƯỠNG MÁY MAY ĐẠP CHÂN
Mã số mô đun: MĐ 01
Thời gian mô đun: 90 giờ (Lý thuyết: 18 giờ; Thực hành: 72 giờ)
Mục tiêu của mô đun:
– Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc của các bộ phận chính trong máy may đạp chân;
– Tháo, lắp, sửa chữa, hiệu chỉnh một số bộ phận cơ bản của máy may đạp chân;
– Nhận biết các sai hỏng thường gặp đưa ra phương hướng hiệu chỉnh sửa chữa đảm bảo đúng kỹ thuật chất lượng.
– Sử dụng đúng, đầy đủ các trang bị an toàn được cung cấp trong quá trình học tập;
– Yêu nghề, có ý thức với công việc, tác phong công nghiệp.
Nội dung của mô đun:
1
|
Bài mở đầu
|
2
|
Cấu tạo, quá trình tạo thành các dạng mũi may
|
3
|
Tháo, lắp, sửa chữa hiệu chỉnh bộ phận tạo mũi
|
4
|
Tháo, lắp, sửa chữa hiệu chỉnh bộ phận chuyển đẩy nguyên liệu
|
5
|
Sửa chữa các sai hỏng theo từng dạng.
|
6
|
Bài tập tổng hợp, phát hiện sửa chữa các phần sai hỏng
|
2. SỬA CHỮA MÁY MAY 1 KIM
Mã số mô đun: MĐ 02
Thời gian mô đun: 195 giờ (Lý thuyết: 41 giờ; Thực hành: 154 giờ)
Mục tiêu của mô đun:
– Giải thích được đặc điểm cấu tạo, nguyên lý làm việc của các bộ phận và cơ cấu máy trong máy may 1 kim;
– Nêu lên được các thông số kỹ thuật ở máy may 1 kim thông dụng;
– Trình bày được các nguyên nhân hư hỏng thiết bị và tìm các biện pháp khắc phục ở máy may 1 kim;
– Hiệu chỉnh các bộ phận cơ bản hay hư hỏng của máy may 1 kim đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;
– Bố trí khoa học nơi làm việc, thực hiện các yêu cầu an toàn lao động và vệ sinh thiết bị.
Nội dung của mô đun:
1
|
Bài mở đầu
|
2
|
Vận hành máy may một kim thông dụng
|
3
|
Hiệu chỉnh bộ phận tạo mũi may
|
4
|
Hiệu chỉnh bộ phận chuyển đẩy nguyên liệu
|
5
|
Hiệu chỉnh bộ phận bơm dầu máy
|
3. SỬA CHỮA MÁY ĐÍNH CÚC
Mã số mô đun: MĐ 03
Thời gian mô đun: 45 giờ (Lý thuyết: 12 giờ; Thực hành: 33 giờ)
Mục tiêu của mô đun:
– Giới thiệu được công dụng của máy đính cúc trong thực tế sản xuất may công nghiệp;
– Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc và các thông số kỹ thuật của máy đính cúc phẳng JUKI – MB 373;
– Sửa chữa và hiệu chỉnh được một số bộ phận cơ bản của máy đính cúc JUKI-MB 373 đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;
– Rèn luyện ý thức giữ gìn, bảo quản các trang thiết bị, dụng cụ, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
Nội dung của mô đun:
1
|
Bài mở đầu
|
2
|
Máy đính cúc
|
3
|
Sửa chữa hiệu chỉnh một số bộ phận chính của máy đính cúc
|
4. SỬA CHỮA MÁY VẮT SỔ
Mã số mô đun: MĐ 04
Thời gian mô đun: 75 giờ (Lý thuyết: 17 giờ; Thực hành: 58 giờ)
Mục tiêu của mô đun:
– Giải thích được cấu tạo, nguyên lý làm việc của các cơ cấu, bộ phận, chi tiết trong máy vắt sổ;
– Hiệu chỉnh được một số bộ phận cơ bản của máy vắt sổ như: dao xén vải, tạo mũi vắt sổ, chuyển đẩy nguyên liệu, ép nguyên liệu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;
– Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, kiên nhẫn trong công việc;
– Đảm bảo được an toàn cho người và thiết bị trong quá trình luyện tập.
Nội dung của mô đun:
1
|
Bài mở đầu
|
2
|
Giới thiệu về máy vắt sổ
|
3
|
Hiệu chỉnh bộ phận dao xén mép vải
|
4
|
Hiệu chỉnh bộ phận tạo mũi vắt sổ
|
5
|
Hiệu chỉnh bộ phận răng cưa đẩy
|
6
|
Hiệu chỉnh bàn ép chân vịt
|
7
|
Hiệu chỉnh bộ phận điều tiết chỉ
|
5. SỬA CHỮA MÁY THÙA KHUY ĐẦU BẰNG
Mã số mô đun: MĐ 05
Thời gian mô đun: 45 giờ (Lý thuyết: 12 giờ; Thực hành: 33 giờ)
Mục tiêu của mô đun:
– Trình bày được công dụng, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy thùa bằng mũi may thắt nút;
– Hiệu chỉnh, thay thế được một số bộ phận chủ yếu của máy thùa bằng mũi may thắt nút đảm bảo chất lượng thùa khuy;
– Tuân thủ nghiêm túc theo quy trình, quy phạm khi thực hành tháo, lắp thiết bị;
– Kiên trì, cẩn thận, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
Nội dung của mô đun:
1
|
Bài mở đầu
|
2
|
Máy thùa khuy
|
3
|
Hiệu chỉnh bộ phận bàn ép vải
|
4
|
Hiệu chỉnh bộ phận kéo cắt chỉ và dao đục lỗ khuy.
|
5
|
Hiệu chỉnh bộ phận tạo mũi
|
6
|
Hiệu chỉnh cơ cấu điều hòa cung cấp chỉ
|
*****