Tên nghề : SỬA CHỮA TRANG THIẾT BỊ NHIỆT GIA ĐÌNH
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Có sức khoẻ, trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học;
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 8
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề,
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:
Đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực hành nghề tương xứng với trình độ sơ cấp nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của nghề sửa chữa thiết bị nhiệt gia đình; có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp:
– Kiến thức:
+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc và công dụng của các thiết bị nhiệt gia dụng: bàn là, bếp điện, lò sấy, nồi cơm điện, bình nước nóng, bếp từ, lò vi sóng
– Kỹ năng:
+ Sử dụng được các dụng cụ nghề điện đúng phương pháp, đảm bảo an toàn
+ Có khả năng lựa chọn các thiết bị nhiệt gia dụng dùng trong gia đình
+ Tháo lắp, bảo dưỡng được các thiết bị nhiệt gia dụng: bàn là, bếp điện, lò sấy, nồi cơm điện, bình nước nóng, bếp từ lò vi sóng đúng qui trình
+ Sửa chữa được các thiết bị nhiệt gia dụng: bàn là, bếp điện, lò sấy, nồi cơm điện, bình nước nóng, theo tiêu chuẩn sửa chữa.
+ Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc thực tế.
– Thái độ:
+ Yêu nghề, có ý thức cộng đồng và tác phong làm việc của một công dân sống trong xã hội công nghiệp. Có thói quen lao động nghề nghiệp, sống lành mạnh phù hợp với phong tục tập quán và truyền thống văn hoá dân tộc và địa phương trong từng giai đoạn của lịch sử.
+ Có ý thức học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu công việc.
2. Cơ hội việc làm:
+ Mở cơ sở sửa chữa thiết bị nhiệt gia dụng
+ Bảo dưỡng các thiết bị nhiệt trong các khách sạn, nhà hàng
+ Tự sửa chữa các thiết bị nhiệt trong gia đình mình
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu
– Thời gian đào tạo : 3 tháng
– Thời gian học tập : 12 tuần
– Thời gian thực học tối thiểu : 400 giờ
– Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi tốt nghiệp: 30 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 6giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:
Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 400 giờ
Thời gian học lý thuyết: 54 giờ; Thời gian học thực hành: 346 giờ
III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:
Mã MH,MĐ
|
Tên môn học, mô đun
|
Thời gian đào tạo (giờ)
|
|||
Tổng số
|
Trong đó
|
||||
Lý thuyết
|
Thực hành
|
Kiểm tra
|
|||
|
Các môn học, mô đun đào tạo nghề
|
|
|
|
|
MĐ 01
|
Sử dụng dụng cụ, đồ nghề
|
35
|
3
|
27
|
5
|
MĐ 02
|
Sửa chữa bàn là
|
40
|
5
|
30
|
5
|
MĐ 03
|
Sửa chữa nồi cơm điện
|
40
|
5
|
30
|
5
|
MĐ 04
|
Sửa chữa bếp điện
|
35
|
5
|
25
|
5
|
MĐ 05
|
Sửa chữa tủ sấy
|
45
|
5
|
35
|
5
|
MĐ 06
|
Lắp đặt, sửa chữa bình nước nóng
|
55
|
7
|
43
|
5
|
MĐ 07
|
Sửa chữa bếp từ
|
75
|
12
|
58
|
5
|
MĐ 08
|
Sửa chữa lò vi sóng
|
75
|
12
|
58
|
5
|
Tổng cộng
|
400
|
54
|
306
|
40
|
1. SỬ DỤNG DỤNG CỤ ĐỒ NGHỀ
Mã số mô đun: MĐ01
Thời gian mô đun: 35 giờ (Lý thuyết: 5 giờ; Thực hành: 30giờ)
Mục tiêu của mô đun:
– Sử dụng thành thạo các dụng cụ nghề điện thông thường
– Sử dụng các dụng cụ an toàn để đảm bảo an toàn khi sửa chữa thiết bị
– Sử dụng các loại máy đo để kiểm tra, phát hiện hư hỏng của thiết bị/hệ thống điện.
– Sử dụng được các loại máy khoan thông dụng
Nội dung tổng quát của mô đun;
1
|
Sử dụng dụng cụ nghề điện
|
2
|
Sử dụng dụng cụ an toàn điện
|
3
|
Sử dụng dụng cụ đo lường điện
|
4
|
Sử dụng các loại máy khoan cầm tay
|
5
|
Kiểm tra tổng hợp
|
2. SỬA CHỮA BÀN LÀ ĐIỆN
Mã số mô đun: MĐ02
Thời gian mô đun: 40 giờ (Lý thuyết: 5 giờ; Thực hành: 35giờ)
Mục tiêu của mô đun:
– Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc và công dụng của bàn là điện
– Tháo lắp, bảo dưỡng được bàn là điện đúng quy trình
– Sửa chữa, thay thế được các bộ phận của bàn là điện theo tiêu chuẩn sửa chữa.
Nội dung tổng quát của mô đun:
1
|
Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của bàn là điện
|
2
|
Tháo lắp, quan sát bàn là điện
|
3
|
Kiểm tra, thay thế các bộ phận của bàn là điện
|
4
|
Sửa chữa các bộ phận hư hỏng của bàn là điện
|
5
|
Kiểm tra tổng hợp
|
3. SỬA CHỮA NỒI CƠM ĐIỆN
Mã số mô đun: MĐ03
Thời gian mô đun: 40 giờ (Lý thuyết: 5 giờ; Thực hành: 35giờ)
Mục tiêu của mô đun:
– Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc và công dụng của nồi cơm điện điện
– Tháo lắp, bảo dưỡng được nồi cơm điện đúng quy trình
– Sửa chữa, thay thế được các bộ phận của nồi cơm điện theo tiêu chuẩn sửa chữa.
Nội dung tổng quát của mô đun:
1
|
Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của nồi cơm điện .
|
2
|
Tháo lắp, quan sát nồi cơm điện .
|
3
|
Kiểm tra, thay thế các bộ phận của nồi cơm điện .
|
4
|
Sửa chữa các bộ phận hư hỏng của nồi cơm điện .
|
5
|
Kiểm tra tổng hợp
|
4. SỬA CHỮA BẾP ĐIỆN
Mã số mô đun: MĐ04
Thời gian mô đun: 35 giờ (Lý thuyết: 5 giờ; Thực hành: 30giờ)
Mục tiêu của mô đun:
– Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc và công dụng của bếp điện
– Tháo lắp, bảo dưỡng được bếp điện đúng quy trình
– Sửa chữa, thay thế được các bộ phận của bếp điện theo tiêu chuẩn sửa chữa.
Nội dung tổng quát của mô đun:
1
|
Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của bếp điện .
|
2
|
Tháo lắp, quan sát bếp điện .
|
3
|
Kiểm tra, thay thế các bộ phận của bếp điện .
|
4
|
Sửa chữa các bộ phận hư hỏng của bếp điện .
|
5
|
Kiểm tra tổng hợp
|
5. SỬA CHỮA TỦ SẤY
Mã số mô đun: MĐ05
Thời gian mô đun: 45 giờ (Lý thuyết: 5 giờ; Thực hành: 40giờ)
Mục tiêu của mô đun:
– Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc và công dụng của tủ sấy, máy sấy
– Tháo lắp, bảo dưỡng được tủ sấy đúng quy trình
– Sửa chữa, thay thế được các bộ phận của tủ sấy theo tiêu chuẩn sửa chữa.
Nội dung tổng quát của mô đun:
1
|
Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của tủ sấy .
|
2
|
Tháo lắp, quan sát tủ sấy .
|
3
|
Kiểm tra, thay thế các bộ phận của tủ sấy .
|
4
|
Sửa chữa các bộ phận hư hỏng của tủ sấy .
|
5
|
Kiểm tra tổng hợp
|
6. LẮP ĐẶT, SỬA CHỮA BÌNH NƯỚC NÓNG
Mã số mô đun: MĐ06
Thời gian mô đun: 55 giờ (Lý thuyết: 7 giờ; Thực hành: 48giờ)
Mục tiêu của mô đun:
– Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc và công dụng của bình nước nóng
– Tính toán, lựa chọn, lắp đặt bình nước nóng đúng công suất sử dụng
– Tháo lắp, bảo dưỡng được bình nước nóng đúng quy trình
– Sửa chữa, thay thế được các bộ phận của bình nước nóng theo tiêu chuẩn sửa chữa.
Nội dung tổng quát của mô đun:
1
|
Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của bình nước nóng
|
2
|
Lắp đặt bình nước nóng
|
3
|
Bảo dưỡng, sửa chữa bình nước nóng
|
4
|
Kiểm tra tổng hợp
|
7. SỬA CHỮA BẾP TỪ
Mã số mô đun: MĐ07
Thời gian mô đun: 75 giờ (Lý thuyết: 12 giờ; Thực hành: 63giờ)
Mục tiêu của mô đun:
– Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc và công dụng của bếp từ;
– Tháo lắp, bảo dưỡng được bếp từ đúng quy trình;
– Sử dụng và bảo dưỡng bếp từ theo tiêu chuẩn;
– Sửa chữa được những hư hỏng của bếp từ.
Nội dung tổng quát của mô đun:
1
|
Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của bếp từ
|
2
|
Sử dụng và bảo dưỡng bếp từ
|
3
|
Sửa chữa mạch công suất của bếp từ
|
4
|
Sửa chữa mạch điều khiển của bếp từ.
|
5
|
Kiểm tra tổng hợp
|
8. SỬA CHỮA LÒ VI SÓNG
Mã số mô đun: MĐ08
Thời gian mô đun: 75 giờ (Lý thuyết: 12 giờ; Thực hành: 63giờ)
Mục tiêu của mô đun:
– Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc và công dụng của lò vi sóng;
– Tháo lắp, bảo dưỡng được lò vi sóng đúng quy trình;
– Sử dụng và bảo dưỡng lò vi sóng theo tiêu chuẩn;
– Sửa chữa được những hư hỏng của lò vi sóng.
Nội dung tổng quát của mô đun:
1
|
Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của lò vi sóng
|
2
|
Sử dụng và bảo dưỡng lò vi sóng
|
3
|
Sửa chữa mạch điều khiển của lò vi sóng
|
4
|
Sửa chữa mạch điện công suất của lò vi sóng
|
5
|
Kiểm tra tổng hợp
|
*****