Trường ĐH Luật – ĐHQGHN tuyển sinh đào tạo Thạc sĩ năm 2023

Trường Đại học Luật, ĐHQGHN thông báo tuyển sinh bậc Thạc sĩ ngành Luật năm 2023 như sau:

>> Đường link để đăng ký tuyển sinh sau đại học năm 2023: http://tssdh.vnu.edu.vn/

1. Hình thức tuyển sinh và thời gian tuyển sinh:

1.1. Xét tuyển thẳng:

a. Điều kiện xét tuyển thẳng:

Hình thức xét tuyển thẳng chỉ áp dụng đối với các thí sinh tốt nghiệp cử nhân tại Trường Đại học Luật, ĐHQGHN đáp ứng những điều kiện sau:

– Về bằng tốt nghiệp trình độ đại học: đáp ứng một trong các yêu cầu:

+ Tốt nghiệp cử nhân Luật chất lượng cao (Chương trình chất lượng cao được nhà nước đầu tư) và tốt nghiệp cử nhân Luật Kinh doanh: hệ chính quy, xếp hạng Khá trở lên trong thời hạn 12 tháng (tính đến thời điểm nộp hồ sơ). (Lưu ý: đối với thí sinh tốt nghiệp cử nhân Luật CLC (được nhà nước đầu tư) cần phải có xác nhận của phòng Đào tạo và công tác học sinh sinh viên là cử nhân chương trình chất lượng cao do nhà nước đầu tư khi nộp hồ sơ xét tuyển thẳng);

+ Tốt nghiệp cử nhân Luật, cử nhân Luật Thương mại quốc tế; cử nhân Luật chất lượng cao theo Thông tư 23/2014/TT-BGDĐT của ĐHQGHN hệ chính quy, xếp hạng Giỏi trở lên trong thời hạn 12 tháng (tính đến thời điểm nộp hồ sơ).

– Về năng lực ngoại ngữ: thí sinh nộp minh chứng về trình độ ngoại ngữ theo yêu cầu của CTĐT tại thời điểm nộp hồ sơ (Phụ lục 1Phụ lục 2).

Lưu ý: Điểm thưởng về thành tích nghiên cứu khoa học (xem quy định tại Phụ lục 8) có thể được cộng thêm vào điểm trung bình chung tích lũy toàn khóa của thí sinh để xét tuyển thẳng.

– Thời gian xét tuyển thẳng và thông báo kết quả xét tuyển thẳng:

Công việc

Thời gian

Thời gian nộp hồ sơ xét tuyển thẳng (hướng dẫn chi tiết tại Phụ lục 3) Đợt 1: từ 8h00 ngày 01/03/2023 đến 17h00 ngày 14/04/2023.

Đợt 2: từ 8h00 ngày 22/05/2023 đến 17h00 ngày 30/08/2023.

Thời gian xét tuyển thẳng Đợt 1: từ ngày 15/04/2023 đến trước ngày 20/04/2023

Đợt 2: từ ngày 31/08/2023 đến trước ngày 07/09/2023

Thời gian thông báo

kết quả xét tuyển thẳng

Đợt 1: dự kiến trước ngày 21/04/2023

Đợt 2: dự kiến trước ngày 08/09/2023

Lưu ý: Những thí sinh không được xét tuyển thẳng sẽ được chuyển sang hình thức xét tuyển của đợt tuyển sinh đó.

– Thí sinh dự tuyển theo diện xét tuyển thẳng ngoài việc đăng ký trực tuyến cần nộp đầy đủ hồ sơ theo hướng dẫn tại Phụ lục 3 trong thời gian quy định. Thí sinh nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tới địa chỉ: Bộ phận Sau đại học, Phòng Đào tạo & Công tác học sinh sinh viên, Trường Đại học Luật – Phòng 309, Nhà E1, ĐHQGHN, số 144 đường Xuân Thuỷ, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: 024 37546674.

b) Các chuyên ngành thạc sĩ Luật học áp dụng hình thức xét tuyển thẳng:

– Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật;

– Luật hiến pháp và luật hành chính;

– Luật dân sự và tố tụng dân sự;

– Luật hình sự và tố tụng hình sự;

– Luật kinh tế;

– Luật quốc tế;

– Pháp luật về quyền con người;

– Quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng

1.2. Xét tuyển (xét hồ sơ và phỏng vấn):

a) Điều kiện xét tuyển: Thí sinh đáp ứng yêu cầu theo mục 1.4

b) Thời gian xét tuyển và thông báo kết quả xét tuyển:

Công việc

Thời gian

Thời gian nộp hồ sơ xét tuyển (hướng dẫn chi tiết hồ sơ cần nộp tại Phụ lục 3 và các điểm mới trong tuyển sinh thạc sĩ năm 2023 tại Phụ lục 11)

Đợt 1: từ 8h00 ngày 01/03/2023 đến 17h00 ngày 14/04/2022.

Đợt 2: từ 8h00 ngày 22/05/2022 đến 17h00 ngày 30/08/2023.

Công bố danh sách thí sinh đủ điều kiện xét tuyển

Đợt 1: Dự kiến trước ngày 25/04/2023

Đợt 2: Dự kiến trước ngày: 13/09/2023

Thời gian xét tuyển

Đợt 1: Dự kiến trước ngày 07/05/2023

Đợt 2: Dự kiến trước ngày: 17/09/2023

Thời gian thông báo kết quả xét tuyển

Đợt 1: Dự kiến trước ngày 14/05/2023

Đợt 2: Dự kiến trước ngày: 24/09/2023

c) Các chuyên ngành thạc sĩ Luật học áp dụng hình thức xét tuyển:

– Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật;

– Luật hiến pháp và luật hành chính;

– Luật dân sự và tố tụng dân sự;

– Luật hình sự và tố tụng hình sự;

– Luật kinh tế;

– Luật quốc tế;

– Pháp luật về quyền con người;

– Quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng

2. Chuyên ngành tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh:

Stt

Chuyên ngành

Tổng chỉ tiêu

Dự kiến chỉ tiêu

tuyển sinh

Xét tuyển thẳng

Xét tuyển

1.

Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật (định hướng nghiên cứu); Mã số: 838 0101.01.

20

04

16

2.

Luật hiến pháp và luật hành chính (định hướng nghiên cứu); Mã số: 838 0101.02.

15

03

12

3.

Luật dân sự và tố tụng dân sự (định hướng nghiên cứu); Mã số: 838 0101.04.

50

05

20

4.

Luật dân sự và tố tụng dân sự (định hướng ứng dụng);

Mã số: 838 0101.04.

05

20

5.

Luật hình sự và tố tụng hình sự (định hướng nghiên cứu); Mã số: 838 0101.03.

50

05

20

6.

Luật hình sự và tố tụng hình sự (định hướng ứng dụng); Mã số: 838 0101.03.

05

20

7.

Luật kinh tế (định hướng nghiên cứu); Mã số: 838 0101.05.

50

05

20

8.

Luật kinh tế (định hướng ứng dụng); Mã số: 838 0101.05.

05

20

9.

Luật quốc tế (định hướng nghiên cứu); Mã số: 838 0101.06.

20

04

16

10.

Pháp luật về quyền con người (định hướng nghiên cứu); Mã số: 838 0101.08.

15

03

12

11.

Quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng (định hướng nghiên cứu); Mã số: 838 0101.09.

30

06

24

Cộng:

250

50

200

Lưu ý: Chỉ tiêu có thể được điều chỉnh dựa trên số thí sinh đăng ký dự tuyển vào từng chuyên ngành.

3. Thời gian đào tạo:

– Thời gian đào tạo đối với bậc đào tạo thạc sĩ: 1.5 năm đến 02 năm.

– Thời gian được phép kéo dài tối đa: Không vượt quá 2 lần thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa.

4. Điều kiện dự tuyển đào tạo bậc thạc sĩ:

a) Yêu cầu đối với người dự tuyển: Thí sinh dự tuyển vào chương trình đào tạo thạc sĩ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

– Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Luật; hoặc ngành phù hợp với ngành Luật (chi tiết về ngành phù hợp tại Phụ lục 3); Riêng chuyên ngành Pháp luật về quyền con  người và Thạc sĩ Quản trị nhà nước và phòng chống tham nhũng có tuyển sinh một số ngành gần (chi tiết tại Phụ lục 5, mục 2 và Phụ lục 6, mục 6.2), trường hợp ứng viên phải học bổ sung kiến thức để đăng ký dự thi vào ngành thuộc lĩnh vực quản trị, quản lí thì phải có tối thiểu 01 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đăng ký dự thi tính từ ngày ký quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày dự thi;

Đối với chương trình định hướng nghiên cứu yêu cầu hạng tốt nghiệp từ Khá trở lên hoặc có công bố khoa học (sách, giáo trình, bài báo đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành hoặc các báo cáo đăng trên kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành) liên quan đến lĩnh vực học tập, nghiên cứu;

Thí sinh có văn bằng cử nhân hạng tốt nghiệp dưới KHÁ nhưng CHƯA có công bố khoa học (sách, giáo trình, bài báo đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành hoặc các báo cáo đăng trên kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành) liên quan đến lĩnh vực học tập, nghiên cứu, vui lòng liên hệ để được tư vấn, hỗ trợ theo địa chỉ:

Bộ phận Sau đại học, Phòng Đào tạo và công tác học sinh sinh viên

Trường Đại học Luật, ĐHQGHN

Phòng 309, nhà E1, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: 024 37546674

Email: tuyensinhsdhkl@gmail.com

– Có năng lực ngoại ngữ từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ của CTĐT;

– Lý lịch bản thân rõ ràng, không trong thời gian thi hành kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên và không trong thời gian thi hành án hình sự, được cơ quan quản lý nhân sự nơi đang làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú xác nhận;

– Có đủ sức khỏe để học tập. Đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hoá học, thủ trưởng đơn vị đào tạo xem xét, quyết định cho dự thi tuyển sinh tùy tình trạng sức khỏe và yêu cầu của ngành học.

– Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định hiện hành.

– Nộp đầy đủ, đúng thủ tục, đúng thời hạn các văn bằng, chứng chỉ, giấy tờ và lệ phí dự tuyển theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội và của Trường Đại học Luật.

Lưu ý: Việc xét tuyển người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào học tại ĐHQGHN được thực hiện theo quy định riêng.

b) Người dự tuyển là công dân Việt Nam phải đạt yêu cầu về năng lực ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu về ngoại ngữ của chương trình đào tạo được minh chứng bằng một trong các văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận sau:

– Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài, ngành sư phạm ngôn ngữ nước ngoài hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà các học phần thuộc khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành được thực hiện bằng ngôn ngữ nước ngoài;

– Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do các đơn vị đào tạo trong ĐHQGHN cấp trong thời gian không quá 2 năm tính đến ngày đăng ký dự tuyển với điều kiện thí sinh có sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ (đủ 4 kỹ năng) để xét và công nhận tốt nghiệp trình độ đại học (chứng chỉ ngoại ngữ gửi kèm hồ sơ đăng ký dự tuyển).

– Một trong các chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam trong thời hạn 2 năm kể từ ngày thi chứng chỉ đến ngày đăng ký dự tuyển, được cấp bởi các cơ sở tổ chức thi chứng chỉ ngoại ngữ được Bộ Giáo dục và Đào tạo và ĐHQGHN công nhận (phụ lục 1 và phụ lục 2). Riêng đối với các ngoại ngữ khác tiếng Anh, do tình hình thực tế tổ chức thi các chứng chỉ quốc tế ở Việt Nam, trong năm 2023, Trường Đại học Luật chấp nhận giấy chứng nhận năng lực ngoại ngữ đủ 4 kỹ năng được ĐHQGHN công nhận (phụ lục 2).

5. Bổ sung kiến thức:

a) Thí sinh thuộc diện phải học bổ sung kiến thức thì phải hoàn thành các học phần bổ sung trước khi dự thi.

b) Thí sinh được cấp giấy chứng nhận kèm theo bảng điểm sau khi hoàn thành chương trình bổ sung kiến thức.

c) Người học phải đóng học phí các học phần bổ sung theo mức học phí quy định đối với trình độ đại học.

6. Đối tượng và chính sách ưu tiên: Không áp dụng chính sách ưu tiên đối với các chuyên ngành tuyển sinh theo phương thức xét tuyển.

7. Hồ sơ đăng kí dự tuyển:

Năm 2023, việc đăng kí dự tuyển tiếp tục được thực hiện trên phần mềm tuyển sinh sau đại học.

Thí sinh cần:

7.1. Truy cập vào phần mềm tuyển sinh sau đại học của ĐHQGHN tại địa chỉ:  http://tssdh.vnu.edu.vn và thực hiện đăng ký dự thi trực tuyến theo hướng dẫn. Thí sinh đã đăng ký tài khoản trong những kỳ tuyển sinh trước và chưa nhập học tại bất kỳ đơn vị nào trong ĐHQGHN có thể sử dụng tài khoản đã có để đăng ký dự tuyển trong năm 2023. Thí sinh phải cam kết và chịu trách nhiệm về tính trung thực trong các thông tin khai báo.

– Thời gian đăng ký:

+ Đợt 1: từ 8h00 ngày 01/3/2023 đến 17h00 ngày 14/4/2023.

+ Đợt 2: từ 8h00 ngày 22/5/2023 đến 17h00 ngày 30/8/2023.

– Thí sinh dự tuyển theo diện xét tuyển hoặc xét tuyển thẳng ngoài đăng ký trực tuyến cần phải nộp đầy đủ hồ sơ (theo phụ lục 3) tại HĐTS trong thời gian đăng ký dự tuyển.

7.2. Chuyển lệ phí tuyển sinh theo quy định vào tài khoản của Trường Đại học Luật hoặc nộp trực tiếp bằng tiền mặt tại Trường.

a) Mức thu lệ phí dự tuyển (gồm cả lệ phí xét duyệt hồ sơ):

Bậc thạc sĩ: 420.000đ

Lưu ý: Không hoàn lại lệ phí khi thí sinh rút hồ sơ không tham gia dự tuyển.

b) Thông tin chuyển khoản 

– Đơn vị hưởng: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

– Số tài khoản: 26010000787760, Ngân hàng BIDV, chi nhánh Mỹ Đình.

c) Thông tin nộp tiền mặt

Phòng Kế hoạch – Tài chính, Trường Đại học Luật, ĐHQGHN.

– Địa chỉ: P302, nhà E1, số 144 đường Xuân Thuỷ, quận Cầu Giấy, Hà Nội

– ĐT: 024. 37547085.

Lưu ý: Trường hợp chuyển khoản lệ phí tuyển sinh từ ngân hàng hoặc qua hệ thống Internet Banking vào tài khoản của Trường Đại học Luật thí sinh cần ghi đầy đủ các nội dung chuyển khoản như sau:

– Cấu trúc nộp lệ phí tuyển sinh: CK LPTSSDH2023

– Họ và tên thí sinh.

– Mã đăng ký dự tuyển của thí sinh (được cấp trong phiếu ĐKDT của thí sinh)

– Bậc đào tạo đăng ký dự tuyển (thạc sĩ)

Ví dụ: CK LPTSSDH2023, Nguyễn Văn A, 060123, thạc sĩ.

8. Thời gian hướng dẫn ôn tập cho thí sinh dự tuyển đào tạo thạc sĩ năm 2023

– Đợt 1: Dự kiến từ 01/04/2023 đến 20/04/2023

– Đợt 2: Dự kiến từ 15/08/2023 đến 05/09/2023

Lịch tổ chức hướng dẫn ôn tập cụ thể cho từng đợt thi sẽ được thông báo trên website của Trường Đại học Luật tại địa chỉ: law.vnu.edu.vn.

9. Thời gian nhập học dự kiến

– Đợt 1: Trước ngày 03/06/2023

– Đợt 2: Trước ngày 13/10/2023

10. Học phí dự kiến cho toàn khóa học thạc sĩ

 Đơn vị tính: Đồng

TT

NỘI DUNG

Học phí 01 tháng

Học phí 01 năm (10 tháng)

1

Năm học 2023-2024

3.116.100

31.161.000

2

Năm học 2024-2025

3.513.900

35.139.000

Cộng

66.300.000

11. Học bổng:

* Học viên được xét cấp học bổng: Học viên cao học khóa tuyển sinh năm 2023 thuộc các chuyên ngành Pháp luật về Quyền con người; Quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng.

* Số lượng học bổng: 14 suất học bổng trị giá khoảng 26.000.000VND (1000 Euro)/học viên/khóa cho cả hai chuyên ngành nêu trên

Liên hệ: 0852.128.128 để được hộ trợ tư vấn.

Email: info@thongtintuyensinh.edu.

Nguồn: Internet