–
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
1. Kiến thức nghề nghiệp:
– Trình bày được chức năng và ứng dụng của các cảm biến, thiết bị đo lường và điều khiển;
– Trình bày được nguyên lý hoạt động của các mạch điện tử cơ bản;
– Trình bày được nguyên lý hoạt động, chức năng và ứng dụng của các cơ cấu chấp hành và các thiết bị tự động chuyên dùng;
– Trình bày được các phương pháp lập trình ứng dụng PLC, vi điều khiển;
– Trình bày được các kí hiệu, qui ước của các bản vẽ kỹ thuật, các sơ đồ điện chuyên ngành;
– Trình bày được quy trình kiểm tra, bảo dưỡng, hiệu chỉnh được các hệ thống điều khiển tự động;
– Trình bày được các qui tắc về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp.
2. Kỹ năng nghề nghiệp:
– Nhận dạng, phân loại, lựa chọn và sử dụng được các cảm biến, thiết bị đo lường và điều khiển;
– Vẽ mạch và lắp ráp được các mạch điện tử cơ bản;
– Vẽ được sơ đồ nối các bộ điều khiển với thiết bị ngoại vi;
– Đấu nối và vận hành được các bộ điều khiển với thiết bị ngoại vi;
– Sử dụng thành thạo các dụng cụ đồ nghề chuyên dùng thông dụng;
– Lập trình ứng dụng PLC, vi điều khiển;
– Giải thích được nguyên lý hoạt động của các sơ đồ mạch điều khiển;
– Vận hành được các thiết bị, dây chuyền sản xuất và hệ thống tự động;
– Áp dụng được các biện pháp an toàn lao động, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật trong thi công lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng, hiệu chuẩn các thiết bị trong hệ thống điều khiển tự động hóa;
– Sử dụng được các tiện ích, tính năng của tin học vào công tác văn phòng và họat động nghề nghiệp;
– Sử dụng được tài liệu hướng dẫn sử dụng thiết bị tự động bằng tiếng Anh;
– Làm việc nhóm, viết báo cáo, thuyết trình, giao tiếp trong công tác chuyên môn.
3. Cơ hội việc làm
Sinh viên sau khi tốt nghiệp nghề Tự động hóa công nghiệp trình độ cao đẳng nghề có làm thể làm:
– Kỹ thuật viên, công nhân phụ trách vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng các dây chuyền sản xuất tự động trong các nhà máy sản xuất, các xí nghiệp công nghiệp.
– Kỹ thuật viên phụ trách thiết kế, lắp đặt, sửa chữa và bảo trì sản phẩm thiết bị tự động hóa.
– Kỹ thuật viên bán hàng hoặc hỗ trợ khách hàng tại các doanh nghiệp cung cấp thiết bị tự động hóa.
4. Các môn học chính:
– Kỹ thuật an toàn lao động – Cơ ứng dụng – Nguyên lý máy -chi tiết máy – Điện kỹ thuật – Máy điện – Vẽ kỹ thuật – Điện cơ bản – Điện tử cơ bản – AutoCAD – Kỹ thuật đo lường điện – Kỹ thuật nguội và tháo lắp – Khí cụ điện – Kỹ thuật số |
– Kỹ thuật cảm biến – Điều khiển lập trình (PLC) cơ bản – Điện tử công suất 1 – Trang bị điện – Thiết bị và hệ thống tự động 1 – Vi điều khiển cơ bản – Điều khiển khí nén -thủy lực – Cơ sở điều khiển tự động – Thiết kế mạch trên máy tính – Vận hành máy công cụ – Ngôn ngữ lập trình C cơ bản – Anh văn chuyên ngành – Thực tập tốt nghiệp |
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
1. Kiến thức nghề nghiệp
– Trình bày được chức năng và ứng dụng của các cảm biến, thiết bị đo lường và điều khiển;
– Trình bày được nguyên lý hoạt động của các mạch điện tử cơ bản;
– Trình bày được nguyên lý hoạt động, chức năng và ứng dụng của các cơ cấu chấp hành và các thiết bị tự động chuyên dùng;
– Trình bày được các kí hiệu, qui ước của các bản vẽ kỹ thuật, các sơ đồ điện chuyên ngành;
– Trình bày được các qui tắc về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp.
2. Kỹ năng nghề nghiệp:
– Nhận dạng, phân loại và sử dụng được các cảm biến, thiết bị đo lường và điều khiển;
– Lắp ráp được các mạch điện tử cơ bản;
– Đấu nối và vận hành được các bộ điều khiển với thiết bị ngoại vi;
– Sử dụng thành thạo các dụng cụ đồ nghề chuyên dùng thông dụng;
– Lập trình PLC, vi điều khiển ứng dụng các lệnh/khối chức năng cơ bản;
– Vận hành được các thiết bị, dây chuyền sản xuất và hệ thống tự động;
– Áp dụng được các biện pháp an toàn lao động, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật trong thi công lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị trong hệ thống điều khiển tự động hóa;
– Làm việc nhóm trong công tác chuyên môn.
3. Cơ hội việc làm
Học sinh sau khi tốt nghiệp nghề tự động hóa công nghiệp trình độ trung cấp nghề có thể làm:
– Công nhân phụ trách công tác lắp đặt, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị tự động hóa, dây chuyền sản xuất tự động trong các nhà máy sản xuất, các xí nghiệp công nghiệp.
– Kỹ thuật viên bán hàng hoặc hỗ trợ khách hàng tại các doanh nghiệp cung cấp thiết bị tự động hóa.
4. Các môn học chính
– Kỹ thuật an toàn lao động – Cơ ứng dụng – Nguyên lý máy – chi tiết máy – Điện kỹ thuật – Máy điện – Vẽ kỹ thuật – Điện cơ bản – Điện tử cơ bản – AutoCAD – Kỹ thuật đo lường điện – Kỹ thuật nguội và tháo lắp |
– Khí cụ điện – Kỹ thuật số – Kỹ thuật cảm biến – Điều khiển lập trình (PLC)cơ bản – Điện tử công suất 1 – Trang bị điện – Thiết bị và hệ thống tự động 1 – Vi điều khiển cơ bản – Điều khiển khí nén – thủy lực – Cơ sở điều khiển tự động – Thực tập tốt nghiệp |