–
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Có những kiến thức cơ bản về: Điện kỹ thuật, Cơ ứng dụng, Vẽ kỹ thuật, Vật liệu học, Nguội cơ bản,… cho việc tiếp thu kiến thức chuyên môn nghề Vận hành máy nông nghiệp;
+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của tổ hợp máy làm đất, máy thu hoạch và các máy liên quan;
+ Trình bày được các kỹ thuật vận hành đối với tổ hợp máy làm đất, máy thu hoạch;
+ Trình bày được các biện pháp an toàn bảo hộ lao động phòng chống cháy nổ, phòng chống tai nạn lao động, sơ cứu người bị tai nạn, các biện pháp an toàn và vệ sinh môi trường khi vận hành, bảo dưỡng máy nông nghiệp;
+ Phân tích được quy trình chuẩn bị thực hiện vận hành tổ hợp máy làm đất, máy thu hoạch và các máy liên quan;
+ Trình bày được quy trình vận hành và bảo dưỡng các loại máy nông nghiệp;
+ Trình bày được một số nguyên nhân hư hỏng, cách kiểm tra, sửa chữa những hư hỏng thông thường của tổ hợp máy làm đất, máy thu hoạch và các máy liên quan;
+ Trình bày được các đặc tính kỹ thuật, so sánh được các thông số kỹ thuật của tổ hợp máy làm đất, máy thu hoạch và các máy liên quan;
+ Trình bày được các phương án tổ chức và quản lý khi tổ chức sản xuất đối với các loại máy nông nghiệp.
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Thực hiện được các biện pháp an toàn và vệ sinh môi trường khi vận hành máy nông nghiệp và xử lý được các tình huống khi xảy ra tai nạn;
+ Lựa chọn được các công việc chuẩn bị cho tổ hợp máy làm đất, máy thu hoạch và các máy liên quan trước khi tổ chức sản xuất;
+ Sử dụng được các dụng cụ thiết bị trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa những hư hỏng thông thường;
+ Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa được những hư hỏng thông thường trên tổ hợp máy làm đất, máy thu hoạch và các máy liên quan đúng quy trình, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị;
+ Vận hành được tổ hợp máy làm đất, máy thu hoạch và các máy liên quan đúng quy trình đảm bảo an toàn cho người và thiết bị;
+ Làm được một số kỹ năng cơ bản về nguội phục vụ cho việc sửa chữa, vận hành máy nông nghiệp;
+ Lựa chọn được phương án sản xuất đối với các loại máy nông nghiệp;
+ Tổ chức, điều hành tổ, nhóm thực hiện sản xuất nông nghiệp và kèm cặp người thợ có tay nghề thấp;
+ Hướng dẫn được thợ bậc dưới và thợ phụ trong các công việc vận hành máy nông nghiệp;
+ Thường xuyên cập nhật kiến thức mới, kỹ năng vận hành và bảo dưỡng.
+ Tổ chức thực hiện được các biện pháp an toàn kỹ thuật và vệ sinh môi trường;
+ Có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết được những tình huống trong thực tế;
+ Có kỹ năng giao tiếp tốt với lãnh đạo, với đồng nghiệp và với khách hàng.
3- Cơ hội việc làm:
Sau khi tốt nghiệp hệ trung cấp nghề, nghề Vận hành máy nông nghiệp, học sinh sẽ hành nghề tại:
+ Liên hợp máy làm đất, máy gieo trồng, máy thu hoạch chăm sóc, máy nông nghiệp, máy xúc, máy chế biến bảo quản trên đồng ruộng, nông trường và tại các xưởng chế biến, bảo quản.
+ Phụ trách các công việc bảo dưỡng, sửa chữa các hư hỏng thông thường các loại máy nông nghiệp; phụ trách kỹ thuật tại các cơ sở kinh doanh máy nông nghiệp.
+ Làm việc tại các nhà máy chế tạo máy nông nghiệp.
+ Tự tạo việc làm cho mình và người khác.
4- Các môn học chính
– Vẽ kỹ thuật
– Cơ ứng dụng
– Điện kỹ thuật
– Vật liệu học
– An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp
– Kỹ năng giao tiếp
– Hàn cơ bản
– Nguội cơ bản
– Các mô đun, môn học chuyên môn nghề
– Bảo dưỡng động cơ đốt trong
– Bảo dưỡng hệ thống điện
– Bảo dưỡng hệ thống thủy lực
– Bảo dưỡng gầm máy kéo nông nghiệp
– Vận hành máy làm đất
– Vận hành máy gieo trồng
– Vận hành máy thu hoạch
– Thực tập sản xuất
– Thực tập tốt nghiệp