VẬN HÀNH MÁY VÀ THIẾT BỊ HÓA CHẤT


TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

1- Kiến thức nghề nghiệp:

+ Giải thích được các quy trình công nghệ, dây chuyền sản xuất trong các công đoạn, phân xưởng và toàn nhà máy trong công nghiệp hóa chất;

+ Giải thích được nội dung các công việc trong qui trình vận hành thiết bị hóa chất cơ bản như các thiết bị gia công và vận chuyển, các thiết bị thủy lực, thiết bị phân chia, truyền nhiệt, chuyển khối, đóng gói thành phẩm, thiết bị phản ứng;

+ Trình bày được cấu tạo, phân biệt được các chủng loại, phạm vi ứng dụng, nguyên lý hoạt động và quy trình vận hành của các thiết bị cơ bản trong dây chuyền sản xuất hóa chất;

+ Hiểu được các đặc tính, đánh giá được hiện trạng và trình bày được quy trình vận hành các thiết bị phụ trợ;

+ Phân tích được các đặc điểm nhiệt động học của phản ứng xảy ra trong thiết bị, trạng thái pha của hỗn hợp phản ứng, tác dụng của chất xúc tác, công suất dây chuyền, cấu tạo thiết bị phản ứng;

+ Trình bày được các tính chất và đặc trưng cơ bản của các loại xúc tác, ảnh hưởng của các điều kiện nhiệt độ, áp suất đến tốc độ và hiệu suất của phản ứng;

+ Vận dụng được các kiến thức về an toàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ trong công nghiệp hóa chất;

+ Đọc được các tài liệu kỹ thuật kèm theo thiết bị và công nghệ sản xuất.

2- Kỹ năng nghề nghiệp:

+ Tính được cân bằng vật liệu vào, ra trong thiết bị và hệ thống;

+ Phân tích, đánh giá được những chỉ tiêu chính của nguyên liệu và sản phẩm trong sản xuất;

+ Vận hành được các thiết bị cơ bản của ngành công nghệ hoá học theo đúng quy trình như các thiết bị gia công đập, nghiền, sàng và vận chuyển, các thiết bị thủy lực, thiết bị phân chia, truyền nhiệt, chuyển khối, đóng gói thành phẩm;

+ Phát hiện được các sự cố và giải quyết được một số sự cố thông thường trong quá trình vận hành các thiết bị cơ bản;

+ Thực hiện đúng công tác an toàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ theo qui định;

+ Có khả năng tiếp cận, ứng dụng các công nghệ mới trong quá trình sản xuất.

3- Cơ hội việc làm:

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có đầy đủ điều kiện thi tuyển vào các công việc vận hành thiết bị thuộc ngành công nghiệp hóa học như sau:

– Các nhà máy, phân xưởng sản xuất hóa chất cơ bản;

– Các xưởng có vận hành thiết bị trong công nghệ xử lý môi trường;

– Các phân xưởng chế tạo các sản phẩm như phân bón, xà phòng, hữu cơ, polyme, nhựa hay các nhà máy khác có các máy và thiết bị hóa chất cơ bản;

– Có khả năng nâng cao kiến thức để thi tuyển vào các trường Đại học cộng đồng hay Đại học thực hành.

4- Các môn học chính

– Đại cương kỹ thuật hóa học

– Kỹ thuật đo

– Kỹ thuật phân tích

– Vận hành hệ thống khí

– Vận hành các thiết bị vận chuyển

– Vận hành hệ thống khí động

– Vận hành các thiết bị gia công vật liệu rắn

– Vận hành các thiết bị thuỷ lực

– Vận hành thiết bị lắng

– Vận hành thiết bị lọc

– Vận hành thiết bị li tâm

– Vận hành thiết bị keo tụ

– Vận hành thiết bị trao đổi nhiệt

– Vận hành thiết bị bốc hơi(đun sôi)

– Vận hành thiết bị hấp thụ

– Vận hành thiết bị chưng cất

– Vận hành thiết bị trích ly

– Vận hành thiết bị hấp phụ

– Vận hành thiết bị kết tinh

– Vận hành thiết bị sấy

– Kỹ thuật phản ứng

– Vận hành thiết bị phản ứng

– Xúc tác công nghiệp

– Kỹ thuật an toàn và môi trường

– Thực tập sản xuất

– Thực tập tốt nghiệp

TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

1- Kiến thức nghề nghiệp:

+ Nắm được các quy trình công nghệ, dây chuyền sản xuất trong các công đoạn, phân xưởng và toàn nhà máy trong công nghiệp hóa chất;

+ Nắm được cấu tạo, phạm vi ứng dụng, nguyên lý hoạt động và quy trình vận hành của các thiết bị cơ bản trong dây chuyền sản xuất hóa chất;

+ Kiểm tra được hiện trạng và trình bày được quy trình vận hành các thiết bị phụ trợ;

+ Vận dụng được các kiến thức về an toàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ trong công nghiệp hóa chất;

+ Đọc được các tài liệu kỹ thuật kèm theo thiết bị và công nghệ sản xuất dưới sự giám sát của những người có tay nghề cao hơn.

2- Kỹ năng nghề nghiệp:

+ Nắm được những chỉ tiêu chính của nguyên liệu và sản phẩm trong sản xuất;

– Vận hành được các thiết bị cơ bản của ngành công nghệ hoá học theo đúng quy trình như các thiết bị gia công và vận chuyển, thiết bị thủy lực, thiết bị phân chia, truyền nhiệt, một số thiết bị chuyển khối, đóng gói thành phẩm;

+ Phát hiện được các sự cố xảy ra trong quá trình vận hành các thiết bị cơ bản;

+ Thực hiện đúng công tác an toàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ theo qui định.

3- Cơ hội việc làm:

Sau khi tốt nghiệp người học có khả năng làm việc trong các nhà máy, phân xưởng sản xuất hóa chất cơ bản; Các xưởng có vận hành thiết bị trong công nghệ xử lý môi trường; Các phân xưởng chế tạo các sản phẩm như phân bón, xà phòng, hữu cơ, polyme, nhựa hay các nhà máy khác có các máy và thiết bị hóa chất cơ bản; hoặc có thể thi để học liên thông lên cao đẳng nghề.

4- Các môn học chính

– Đại cương kỹ thuật hóa học

– Kỹ thuật đo

– Kỹ thuật phân tích

– Vận hành hệ thống khí

– Vận hành các thiết bị vận chuyển

– Vận hành hệ thống khí động

– Vận hành các thiết bị gia công vật liệu rắn

– Vận hành các thiết bị thuỷ lực

– Vận hành thiết bị lắng

– Vận hành thiết bị lọc

– Vận hành thiết bị li tâm

– Vận hành thiết bị keo tụ

– Vận hành thiết bị trao đổi nhiệt

– Vận hành thiết bị bốc hơi (đun sôi)

– Vận hành thiết bị kết tinh

– Vận hành thiết bị sấy

– Kỹ thuật an toàn và môi trường

– Thực tập sản xuất