VẼ VÀ THIẾT KẾ TRÊN MÁY TÍNH

 

TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

1- Kiến thức nghề nghiệp:

+ Hiểu rõ quá trình vẽ và thiết kế trên máy tính;

+ Hiểu cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các chi tiết máy cần thiết kế;

+ Xác định được yêu cầu kỹ thuật của các chi tiết,cơ cấu máy của các máy công nghiệp;

+ Hiểu rõ phương pháp sử dụng các dụng cụ, trang thiết bị đo lường trong thiết kế và gia công chi tiết máy;

+ Hiểu được nguyên lý làm việc, phương pháp sử dụng các máy công cụ hỗ trợ cho việc gia công sản phẩm;

+ Đọc và hiểu nội dung các bản vẽ kỹ thuật;

+ Phán đoán, nhận diện được sản phẩm thiết kế;

+ Sử dụng thành thạo máy tính, các phần mềm thiết kế cơ bản và trang thiết bị hỗ trợ;

+ Hiểu rõ phương pháp bảo quản các trang thiết bị, dụng cụ;

+ Tổng hợp, thiết lập được hồ sơ thiết kế;

+ Khả năng sử dụng và cập nhật các phần mềm vẽ và thiết kế nâng cao;

+ Hiểu được phương pháp lập kế hoạch, tổ chức, điều hành, kiểm tra giám sát, cải tiến các công việc được giao của cá nhân, tổ và nhóm;

+ Trình bày được các quy trình, quy phạm an toàn lao động, bảo vệ môi trường;

+ Hiểu cấu tạo, nguyên lý làm việc cách sử dụng của các phương tiện cấp cứu thường dùng.

2- Kỹ năng nghề nghiệp:

+ Sử dụng thành thạo máy tính và các thiết bị hỗ trợ cho quá trình vẽ và thiết kế;

+ Thực hiện thành thạo từng công đoạn trong qui trình vẽ và thiết kế;

+ Có khả năng gia công chế tạo sản phẩm mẫu;

+ Xử lý được các sự cố xảy ra trong quá trình vẽ thiết kế, chế tạo sản phẩm mẫu;

+ Đọc hiểu các tài liệu kỹ thuật bằng tiếng Anh cơ bản;

+ Lập được tài liệu thiết kế; thực hiện được việc tính toán cho các chỉ tiêu thiết kế khác và chọn thông số tối ưu;

+ Có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm;

+ Quản lý, kiểm tra và giám sát quá trình thực hiện công việc của cá nhân, tổ và nhóm. Chịu trách nhiệm về việc thực hiện các công việc;

+ Kèm cặp và hướng dẫn được người có trình độ thấp hơn.

3- Cơ hội việc làm:

Sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm được việc làm ở các công ty xí nghiệp, nhà máy sản xuất cơ khí. Với vị trí làm việc ở các phòng kỹ thuật đảm nhận nhiệm vụ vẽ và thiết kế sản phẩm, giám sát và gia công chế tạo sản phẩm mẫu; tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

4- Các môn học chính

– Dung sai lắp ghép

– Hình học họa hình

– Vẽ kỹ thuật

– Cơ kỹ thuật

– Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động

– Điện kỹ thuật

– Vật liệu cơ khí

– Toán ứng dụng

– Ngoại ngữ chuyên ngành

– Nguyên lý máy

– Nguyên lý cắt gọt kim loại

– Máy cắt kim loại

– Tin học văn phòng

– Lắp ráp và cài đặt máy tính

– Thực hành kỹ thuật đo lường

– Thực hành nguội cơ bản

– Thực hành tiện cơ bản

– Thực hành phay cơ bản

– Autocad

– Mechanical Desktop

– Mô hình hóa sản phẩm cơ khí

– CAD/CAM

– Chi tiết máy

– Đồ án chi tiết máy

– Công nghệ chế tạo

– Tổ chức và quản lý sản xuất

– Thực tập chuyên ngành

– Thực tập tốt nghiệp

TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

1- Kiến thức nghề nghiệp:

+ Nắm vững quá trình vẽ và thiết kế trên máy tính;

+ Hiểu cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các chi tiết máy cần thiết kế;

+ Xác định được yêu cầu kỹ thuật của các chi tiết, cơ cấu máy của các máy công nghiệp;

+ Hiểu rõ phương pháp sử dụng các dụng cụ, trang thiết bị đo lường trong thiết kế và gia công chi tiết máy;

+ Nắm được nguyên lý làm việc, phương pháp sử dụng các máy công cụ hỗ trợ cho việc gia công sản phẩm;

+ Đọc và hiểu nội dung các bản vẽ kỹ thuật;

+ Phán đoán, nhận diện được sản phẩm thiết kế;

+ Sử dụng thành thạo máy tính, các phần mềm thiết kế cơ bản và trang thiết bị hỗ trợ;

+ Hiểu rõ phương pháp bảo quản các trang thiết bị, dụng cụ;

+ Trình bày được các quy trình, quy phạm an toàn lao động, bảo vệ môi trường;

+ Hiểu cấu tạo, nguyên lý làm việc cách sử dụng của các phương tiện cấp cứu thường dùng.

2- Kỹ năng nghề nghiệp:

+ Sử dụng thành thạo máy tính và các thiết bị hỗ trợ cho quá trình vẽ và thiết kế;

+ Thực hiện thành thạo từng công đoạn trong qui trình vẽ và thiết kế;

+ Có khả năng gia công chế tạo sản phẩm mẫu;

+ Xử lý được các sự cố xảy ra trong quá trình vẽ thiết kế, chế tạo sản phẩm mẫu;

+ Đọc hiểu các tài liệu kỹ thuật bằng tiếng Anh cơ bản.

3- Cơ hội việc làm:

Sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm được việc làm ở các công ty xí nghiệp, nhà máy sản xuất cơ khí. Với vị trí làm việc ở các phòng kỹ thuật đảm nhận nhiệm vụ vẽ và thiết kế sản phẩm, gia công chế tạo sản phẩm mẫu; tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

4- Các môn học chính

– Dung sai lắp ghép

– Vẽ kỹ thuật

– Cơ kỹ thuật

– Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động

– Điện kỹ thuật

– Vật liệu cơ khí

– Ngoại ngữ chuyên ngành

– Nguyên lý cắt gọt kim loại

– Chi tiết máy

– Công nghệ chế tạo

– Lắp ráp cài đặt máy tính

– Thực hành kỹ thuật đo lường

– Thực hành nguội cơ bản

– Thực hành tiện cơ bản

– Thực hành phay cơ bản

– Autocad

– Mechanical Desktop

– CAD/CAM

– Thực tập chuyên ngành

– Thực tập tốt nghiệp