–
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Trình bày được khái niệm cơ bản, công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc của các loại thiết bị điện sử dụng trong nghề Điện dân dụng;
+ Hiểu được cách đọc các bản vẽ thiết kế của nghề điện dân dụng và phân tích được nguyên lý các bản vẽ thiết kế điện;
+ Vận dụng được các nguyên tắc trong thiết kế và lắp đặt phụ tải cho một căn hộ;
+ Giải thích được nguyên lý hoạt động các mạch điện của thiết bị tự động điều khiển dùng trong dân dụng;
+ Nắm vững các kiến thức về quản lý kỹ thuật, quản lý nhân sự;
+ Vận dụng được những kiến thức cơ sở và chuyên môn để giải thích các tình huống trong lĩnh vực điện dân dụng;
+ Đạt trình độ B Tiếng Anh, trình độ B Tin học.
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Lắp đặt được hệ thống điện cho căn hộ đúng yêu cầu kỹ thuật;
+ Lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa, vận hành được các thiết bị điện dân dụng
đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và an toàn;
+ Sửa chữa được các hư hỏng thường gặp trong các mạch điện của thiết bị
tự động điều khiển dùng trong dân dụng;
+ Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo, kiểm tra điện và phát hiện kịp thời,
sửa chữa tốt các sự cố về điện;
+ Lắp đặt và vận hành được các thiết bị có công nghệ hiện đại theo tài liệu
hướng dẫn;
+ Tự học tập, nghiên cứu khoa học theo đúng chuyên ngành đào tạo;
+ Có kỹ năng giao tiếp, tổ chức và làm việc nhóm;
+ Hướng dẫn, bồi dưỡng kỹ năng nghề cho thợ bậc thấp.
3- Cơ hội việc làm:
– Trực tiếp tham gia lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện dân dụng và thiết bị điện gia dụng;
– Làm việc trong các công ty xây lắp điện dân dụng;
– Tổ chức và quản lý cơ sở sửa chữa thiết bị điện gia dụng.
4- các môn học chính
– An toàn lao động – Mạch điện – Vẽ kỹ thuật – Vẽ điện – Cơ kỹ thuật – Vật liệu điện – Khí cụ điện hạ thế – Kỹ thuật điện tử cơ bản – Nguội cơ bản – Hàn điện cơ bản – Động cơ đốt trong – Kỹ năng giao tiếp – Đo lường điện và không điện – Máy biến áp
|
– Động cơ điện xoay chiều không đồng bộ một pha – Động cơ điện xoay chiều không đồng bộ ba pha – Máy phát điện xoay chiều đồng bộ một pha – Động cơ điện vạn năng – Mạch điện chiếu sáng cơ bản – Thiết kế mạng điện dân dụng – Hệ thống điện căn hộ đường ống PVC nổi – Kỹ thuật xung – Kỹ thuật số – Kỹ thuật cảm biến – Thiết bị tự động điều khiển dân dụng – Thiết bị lạnh gia dụng – Thiết bị nhiệt gia dụng – Tổ chức sản suất – Thực tập sản xuất |
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Trình bày được khái niệm cơ bản, công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc của các loại thiết bị điện sử dụng trong nghề Điện dân dụng;
+ Hiểu được cách đọc các bản vẽ thiết kế của nghề điện dân dụng;
+ Vận dụng được các nguyên tắc trong lắp đặt phụ tải cho một căn hộ;
+ Vận dụng được những kiến thức cơ sở và chuyên môn để giải thích các tình huống trong lĩnh vực điện dân dụng;
+ Đạt trình độ A Tiếng Anh, trình độ A Tin học.
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Lắp đặt được hệ thống điện cho căn hộ đúng yêu cầu kỹ thuật;
+ Lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa, vận hành được các thiết bị điện dân dụng
đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và an toàn;
+ Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo, kiểm tra điện và phát hiện kịp thời
các sự cố về điện;
+ Đọc được bản vẽ sơ đồ thiết kế điện dân dụng đơn giản;
+ Tự học tập nâng cao trình độ theo đúng chuyên ngành;
+ Có kỹ năng giao tiếp, tổ chức và làm việc nhóm;
+ Hướng dẫn, bồi dưỡng kỹ năng nghề cho thợ bậc thấp.
3. Cơ hội việc làm:
Sau khi tốt nghiệp học sinh sẽ:
– Trực tiếp tham gia lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện dân dụng và thiết bị điện gia dụng;
– Làm việc trong các công ty xây lắp điện.
4- Các môn học chính
– An toàn lao động – Mạch điện – Vẽ kỹ thuật – Vẽ điện – Cơ kỹ thuật – Vật liệu điện – Khí cụ điện hạ thế – Kỹ thuật điện tử cơ bản – Nguội cơ bản – Hàn điện cơ bản – Động cơ đốt trong – Kỹ năng giao tiếp |
– Đo lường điện và không điện – Máy biến áp – Động cơ điện xoay chiều không đồng bộ một pha – Động cơ điện xoay chiều không đồng bộ ba pha – Máy phát điện xoay chiều đồng bộ một – Động cơ điện vạn năng – Mạch điện chiếu sáng cơ bản – Hệ thống điện căn hộ đường ống PVC nổi – Thiết bị lạnh gia dụng – Thiết bị nhiệt gia dụng – Thực tập sản xuất |