–
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Trình bày được cách chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu dùng trong nghề Đồ gốm mỹ thuật;
+ Trình bày được cấu tạo và nguyên lý, phương pháp sử dụng các dụng cụ làm nghề Đồ gốm mỹ thuật;
+ Phân tích được tính chất các loại nguyên liệu đất gốm;
+ Trình bày được quy trình kỹ thuật tiện cốt sản phẩm gốm;
+ Phân tích được quy trình kỹ thuật tạo mẫu sản phẩm gốm;
+ Phân tích được quy trình kỹ thuật đổ khuôn sản phẩm gốm;
+ Phân tích được quy trình kỹ thuật gia công những sản phẩm ứng dụng trên dây chuyền làm gốm.
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Sử dụng thành thạo dụng cụ tiện sửa cốt sản phẩm gốm;
+ Chọn được nguyên, vật liệu phù hợp với từng loại sản phẩm;
+ Sửa chữa được các loại dụng cụ làm đồ gốm;
+ Bảo quản các loại trang thiết bị, dụng cụ, vật liệu ngành gốm đạt yêu cầu kỹ thuật;
+ Sản xuất được một số sản phẩm đồ gốm gia dụng và gốm trang trí đạt yêu cầu kỹ thuật;
+ Làm được các công đoạn trang trí men lên sản phẩm gốm;
+ Tiện cốt, tạo mẫu và đổ khuôn được các loại sản phẩm gốm thông dụng;
+ Chắp gắn được sản phẩm mộc;
+ Chữa được một số lỗi hỏng trong khi gia công sản phẩm;
+ Vẽ được mẫu và gia công hoàn chỉnh được sản phẩm gốm;
+ Thiết kế mẫu trên dây chuyền công nghiệp;
+ Tính toán được mức độ khấu hao, mức giá thành của sản phẩm đồ gốm;
+ Tự tổ chức, phân tích đánh giá tình hình tạo mẫu và sản xuất đưa vào giải pháp xử lý các tình huống tương đối phức tạp trong hoạt động chuyên ngành.
3- Cơ hội việc làm:
– Học xong sinh viên sẽ được nhận vào làm trong các công ty, doanh nghiệp, các làng nghề chuyên sản xuất gốm sứ gia dụng và gốm mỹ thuật.
– Vị trí làm việc:
+ Nhân viên kỹ thuật tạo mẫu trang trí;
+ Nhân viên thiết kế và tạo mẫu;
+ Kỹ thuật viên;
+ Tổ trưởng tổ tạo mẫu và khuôn mẫu;
+ Tổ phó tổ tạo mẫu và khuôn mẫu;
+ Tổ trưởng sản xuất;
+ Tổ phó sản xuất;
+ Trưởng ca sản xuất;
+ Công nhân sản xuất trong làng nghề hay tự tổ chức sản xuất.
4- Các môn học chính
– Vẽ mỹ thuật cơ sở
– An toàn lao động
– Quản lý sản xuất
– Nguyên liệu đất
– Lịch sử, thiết kế chuyên ngành
– Vẽ hình họa chuyên ngành
– Chuẩn bị nguyên liệu
– Chuẩn bị máy, dung cụ
– Chế biến nguyên liệu
– Kỹ thuật tạo mẫu, tạo cốt, đổ khuôn
– Tạo hình sản phẩm
– Sửa sản phẩm
– Kỹ thuật trang trí
– Kỹ thuật trang trí nâng cao
– Phương pháp phủ men sản phẩm
– Kỹ thuật nung đốt, phân loại
– Sáng tác, thể hiện mẫu
– Sáng tác, thể hiện mẫu nâng cao
– Thiết kế mẫu bộ đồ ăn
– Sáng tác thiết kế gốm trang trí vách ngăn
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Trình bày được cách chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu dùng trong nghề Đồ gốm mỹ thuật;
+ Mô tả được cấu tạo và nguyên lý, phương pháp sử dụng các dụng cụ làm nghề Đồ gốm mỹ thuật;
+ Mô tả được tính chất các loại nguyên liệu đất gốm;
+ Trình bày được quy trình kỹ thuật tiện cốt sản phẩm mộc;
+ Mô tả quy trình kỹ thuật tạo mẫu sản phẩm gốm;
+ Mô tả được quy trình kỹ thuật đổ khuôn sản phẩm gốm;
+ Trình bày quy trình kỹ thuật tạo sản phẩm mộc bằng phương pháp tranh khuôn in;
+ Mô tả được quy trình kỹ thuật tạo sản phẩm mộc bằng phương pháp khuôn đổ rót;
+ Mô tả được quy trình kỹ thuật tạo sản phẩm mộc bằng phương pháp lên con trạch;
+ Mô tả được quy trình kỹ thuật tạo sản phẩm mộc bằng phương pháp vuốt.
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Sử dụng thành thạo dụng cụ tiện sửa cốt sản phẩm gốm;
+ Chọn được nguyên, vật liệu phù hợp với từng loại sản phẩm;
+ Sửa chữa được các loại dụng cụ làm đồ gốm;
+ Bảo quản các loại trang thiết bị, dụng cụ, vật liệu ngành gốm đạt yêu cầu kỹ thuật;
+ Sản xuất được một số sản phẩm đồ gốm đạt yêu cầu kỹ thuật;
+ Tiện cốt, tạo mẫu được các loại sản phẩm: bát ăn cơm, bình, lọ, tranh và tượng trang trí trong không gian nội thất;
+ Chữa được một số lỗi hỏng hóc trong khi gia công sản phẩm;
+ Vẽ được mẫu và gia công hoàn chỉnh được sản phẩm gốm;
+ Tính toán được mức độ khấu hao, mức giá thành của sản phẩm đồ gốm.
3- Cơ hội việc làm:
– Học xong học sinh được nhận vào làm trong các công ty, doanh nghiệp, các làng nghề chuyên sản xuất gốm sứ gia dụng và gốm mỹ thuật.
– Vị trí làm việc:
+ Công nhân kỹ thuật tiện, vuốt, tạo sản phẩm bằng lên con trạch;
+ Công nhân kỹ thuật đổ khuôn sản phẩm;
+ Phó tổ trưởng sản xuất sản phẩm mộc;
+ Tổ trưởng sản xuất sản phẩm mộc;
+ Công nhân sản xuất trong làng nghề hay tự tổ chức sản xuất.
4- Các môn học chính
– Vẽ mỹ thuật cơ sở
– An toàn lao động
– Quản lý sản xuất
– Nguyên liệu đất
– Chuẩn bị nguyên liệu
– Chuẩn bị máy, dụng cụ
– Chế biến nguyên liệu
– Vẽ kí họa
– Nghiên cứu vẽ hoa văn họa tiết cổ
– Kỹ thuật chuẩn bị nguyên vật liệu làm khuôn thạch cao
– Đổ khuôn sản phẩm
– Tạo hình bán công nghiệp
– Tạo hình sản phẩm thủ công
– Kỹ thuật đắp nặn và dập sản phẩm
– Kỹ thuật trang trí sản phẩm
– Phương pháp phủ men sản phẩm
– Kỹ thuật nung đốt
– Tạo sản phẩm trang trí kiến trúc