–
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Mô tả được các đặc điểm cơ bản của vật liệu gỗ;
+ Phân tích được cấu tạo, công dụng, cách mài, cách sử dụng các loại dụng cụ thủ công dùng trong nghề điêu khắc gỗ;
+ Phân tích được cấu tạo, công dụng, cách sử dụng các loại máy móc, thiết bị dùng trong nghề điêu khắc gỗ;
+ Trình bày được quy trình điêu khắc hoa văn;
+ Phân tích được quy trình điêu khắc phù điêu;
+ Mô tả được quy trình điêu khắc con giống;
+ Phân tích được quy trình điêu khắc tượng người theo tích cổ;
+ Phân tích được quy trình điêu khắc tượng người đương đại;
+ Mô tả được quy trình điêu khắc lèo tủ;
+ Mô tả được quy trình điêu khắc bệ tủ;
+ Phân tích được quy trình trang sức bề mặt sản phẩm điêu khắc gỗ;
+ Trình bày được quy trình sáng tác mẫu điêu khắc gỗ.
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Nhận biết được một số loại gỗ thường dùng trong nghề điêu khắc gỗ;
+ Mài và sửa thành thạo các loại dụng cụ thủ công đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật;
+ Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ thủ công dùng trong nghề điêu khắc gỗ;
+ Sử dụng thành thạo các loại máy móc, thiết bị dùng trong nghề điêu khắc gỗ;
+ Điêu khắc được các loại hoa văn theo mẫu đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và mỹ thuật tốt;
+ Điêu khắc được các loại phù điêu theo mẫu đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và mỹ thuật tốt;
+ Điêu khắc được các loại con giống theo mẫu đảm bảo chất lượng kỹ thuật và mỹ thuật cao;
+ Điêu khắc được tượng người theo tích cổ theo mẫu đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và mỹ thuật tốt;
+ Điêu khắc được tượng người đương đại theo mẫu đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và mỹ thuật tốt;
+ Trang sức được bề mặt sản phẩm điêu khắc gỗ đảm bảo chất lượng kỹ thuật và kỹ thuật cao;
+ Sáng tác được đề tài sinh hoạt, văn hóa dân gian, động vật, hoa lá;
+ Tổ chức, quản lý được tổ sản xuất, ca sản xuất, phân xưởng sản xuất;
+ Tự tổ chức được doanh nghiệp sản xuất sản phẩm điêu khắc gỗ.
3. Cơ hội việc làm:
Sau khi tốt nghiệp sinh viên sẽ làm việc tại:
– Các doanh nghiệp sản xuất hàng mộc mỹ nghệ, điêu khắc gỗ: kỹ thuật viên, tổ trưởng, tổ phó, trưởng ca sản xuất;
– Các cơ sở sản xuất hàng mộc mỹ nghệ, điêu khắc gỗ tại các làng nghề: kỹ thuật viên, tổ trưởng, tổ phó;
– Giáo viên dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề điêu khắc gỗ;
– Thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ, điêu khắc gỗ.
4- Các môn học chính
– Vẽ mỹ thuật – Vật liệu gỗ – An toàn lao động – Quản lý sản xuất – Chuẩn bị sử dụng dụng cụ thủ công – Chuẩn bị sử dụng thiết bị máy – Điêu khắc hoa văn – Điêu khắc phù điêu |
– Điêu khắc con giống – Điêu khắc tượng người theo tích cổ – Điêu khắc tượng người đương đại – Điêu khắc lèo tủ – Điêu khắc bệ tủ – Trang sức bề mặt sản phẩm – Sáng tác mẫu |
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Mô tả được các đặc điểm cơ bản của vật liệu gỗ;
+ Trình bày được cấu tạo, công dụng, cách mài, cách sử dụng các loại dụng cụ thủ công dùng trong nghề điêu khắc gỗ;
+ Mô tả được cấu tạo, công dụng, cách sử dụng các loại máy móc, thiết bị dùng trong nghề điêu khắc gỗ;
+ Trình bày được quy trình điêu khắc hoa văn;
+ Trình bày được quy trình điêu khắc phù điêu;
+ Mô tả được quy trình điêu khắc con giống;
+ Trình bày được quy trình điêu khắc tượng người theo tích cổ;
+ Trình bày được quy trình điêu khắc tượng người đương đại;
+ Mô tả được quy trình điêu khắc lèo tủ;
+ Mô tả được quy trình điêu khắc bệ tủ;
+ Trình bày được quy trình trang sức bề mặt sản phẩm điêu khắc gỗ.
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Nhận biết được một số loại gỗ thường dùng trong nghề điêu khắc gỗ;
+ Mài được các loại dụng cụ thủ công đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật;
+ Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ thủ công dùng trong nghề điêu khắc gỗ;
+ Sử dụng được các loại máy móc, thiết bị dùng trong nghề điêu khắc gỗ;
+ Điêu khắc được các loại hoa văn theo mẫu đảm bảo kỹ thuật và mỹ thuật;
+ Điêu khắc được các loại phù điêu theo mẫu đảm bảo kỹ thuật và mỹ thuật;
+ Điêu khắc được các loại con giống theo mẫu đảm bảo kỹ thuật và mỹ thuật;
+ Điêu khắc được một số tượng người theo tích cổ theo mẫu đảm bảo kỹ thuật và mỹ thuật;
+ Điêu khắc được một số tượng người đương đại theo mẫu đảm bảo kỹ thuật và mỹ thuật;
+ Trang sức được bề mặt sản phẩm điêu khắc gỗ đảm bảo kỹ thuật và kỹ thuật;
+ Tổ chức, quản lý được tổ sản xuất, ca sản xuất, các cơ sở sản xuất sản phẩm điêu khắc gỗ.
3 – Cơ hội việc làm:
Sau khi tốt nghiệp học sinh làm việc ở các cơ sở sau đây:
– Làm việc trong các doanh nghiệp sản xuất hàng mộc mỹ nghệ, điêu khắc gỗ: kỹ thuật viên, tổ trưởng, tổ phó, trưởng ca sản xuất;
– Làm việc trong các cơ sở sản xuất hàng mộc mỹ nghệ, điêu khắc gỗ tại các làng nghề: kỹ thuật viên, tổ trưởng, tổ phó;
– Thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ, điêu khắc gỗ.
4- Các môn học chính
– Vẽ mỹ thuật – Vật liệu gỗ – An toàn lao động – Quản lý sản xuất. – Chuẩn bị sử dụng dụng cụ thủ công – Chuẩn bị sử dụng thiết bị, máy móc – Điêu khắc hoa văn |
– Điêu khắc phù điêu – Điêu khắc con giống – Điêu khắc tượng người theo tích cổ – Điêu khắc tượng người đương đại – Điêu khắc lèo tủ – Điêu khắc bệ tủ – Trang sức bề mặt sản phẩm |