Ngành đào tạo: KINH DOANH THƯƠNG MẠI
Trình độ đào tạo: Đại học
Loại hình đào tạo: Chính quy
Thời gian đào tạo: 04 năm
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Đào tạo sinh viên bậc cử nhân có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt; nắm được những kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội, thương mại và ngoại thương và các kỹ năng căn bản; có khả năng hoạch định chính sách, chiến lược và hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại và ngoại thương; khởi nghiệp và điều hành doanh nghiệp mới. Các sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc trong các cơ quan, tổ chức thuộc các ngành kinh tế khác nhau; tại các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thương mại -dịch vụ, xuất nhập khẩu…..
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH (Tham khảo chương trình đào tạo của trường Đại học …….)
I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG |
|||
1 |
Những NL cơ bản của CN Mác – Lênin |
8 |
Tin học căn bản |
2 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
9 |
Giáo dục Thể chất (5 đvht) |
3 |
Đường lối Cách Mạng của Đảng CSVN |
10 |
Giáo dục Quốc phòng (165 tíết) |
4 |
Tiếng Anh chuyên ngành |
11 |
Kinh tế quốc tế |
5 |
Toán cao cấp |
12 |
Tài chính – tiền tệ |
6 |
Lý thuyết xác suất và thống kê |
13 |
Địa lý kinh tế Việt |
7 |
Pháp luật đại cương |
||
II. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP |
|||
Kiến thức cơ sở khối ngành : |
|||
14 |
Kinh tế vi mô I |
15 |
Kinh tế vĩ mô I |
Kiến thức cơ sở ngành : |
|||
16 |
Marketing căn bản |
18 |
Kinh tế lượng |
17 |
Nguyên lý kế toán |
19 |
Lịch sử các học thuyết kinh tế |
Kiến thức ngành và chuyên ngành |
|||
20 |
Quản trị học |
28 |
Vận tải và bảo hiểm |
21 |
Quản trị tài chính |
29 |
Nghiệp vụ bán hàng |
22 |
Quản trị Marketing |
30 |
Luật thương mại quốc tế |
23 |
Quản trị sản phẩm |
31 |
Thanh toán quốc tế |
24 |
Kinh tế đối ngoại Việt |
32 |
Thị trường chứng khoán |
25 |
Nghiệp vụ ngoại thương |
33 |
Anh văn chuyên ngành |
26 |
Nghiên cứu Marketing |
34 |
Tin học chuyên ngành |
27 |
Marketing quốc tế |
||
Kiến thức bổ trợ : |
|||
35 |
Phương pháp nghiên cứu khoa học |
39 |
Quản trị chất lượng |
36 |
Thuế |
40 |
Quản trị chiến lược |
37 |
Luật kinh tế |
41 |
Giao tiếp trong kinh doanh |
38 |
Quản trị hành chính văn phòng |
42 |
Thương mại điện tử |
MÔ TẢ VẮN TẮT NỘI DUNG CÁC HỌC PHẦN (KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP)
Kinh tế vi mô I
Giới thiệu các kiến thức cơ bản và cơ sở về hoạt động của nền kinh tế thị trường thông qua việc phân tích các quy luật kinh tế cơ bản như quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh. Học phần còn đề cập tới hành vi của các thành viên trong một nền kinh tế: người tiêu dùng, doanh nghiệp và chính phủ, qua đó sinh viên sẽ được trang bị công cụ phân tích dễ hiểu và có thể áp dụng cho các học phần tiếp theo.
Kinh tế vĩ mô I
Giới thiệu một số khái niệm cơ bản của kinh tế vĩ mô, bao gồm: Đo lường tổng sản lượng và mức giá của nền kinh tế; mô tả hành vi của nền kinh tế trong dài hạn: các nhân tố quy định tăng trưởng kinh tế, thất nghiệp và lạm phát trong dài hạn; giới thiệu những tư tưởng chính trong tổng cung, tổng cầu và cân bằng kinh tế vĩ mô; lạm phát và thất nghiệp trong ngắn hạn; giới thiệu các vấn đề kinh tế vĩ mô của một nền kinh tế mở bao gồm cán cân thanh toán, tỉ giá hối đoái và các chính sách thương mại.
Marketing căn bản
Học phần cung cấp những hiểu biết và kiến thức căn bản về những nguyên lý Marketing và sự vận dụng chúng vào thực tiễn doanh nghiệp như: Hệ thống thông tin nghiên cứu Marketing, môi trường Marketing, và thị trường các doanh nghiệp. Nhận dạng nhu cầu hành vi khách hàng, phương pháp luận nghiên cứu Marketing và nguyên lý ứng xử của doanh nghiệp với thị trường, gồm: các chiến lược thị trường, các chính sách Marketing căn bản và tổ chức quản trị Marketing của doanh nghiệp.
Nguyên lý kế toán
Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về lý thuyết kế toán: Các khái niệm bản chất, đối tượng, mục đích, chức năng nhiệm vụ và yêu cầu của kế toán. Các phương pháp kế toán và quá trình thu thập, ghi chép số liệu kế toán, trình tự kế toán các quá trình kinh doanh chủ yếu, các hình thức kế toán, nội dung và các hình thức tổ chức công tác kế toán.
Kinh tế lượng
Học phần cung cấp các kỹ thuật ước lượng, hiệu chỉnh mô hình hồi quy một phương trình, cách phân tích tính đúng đắn về mặt kỹ thuật cũng như kinh tế của mô hình. Học phần còn trang bị cho sinh viên cách thức vận dụng các công cụ phân tích định lượng vào một số vấn đề kinh tế trên cơ sở sử dụng phần mềm chuyên dùng và cơ sở dữ liệu của Việt
Lịch sử các học thuyết kinh tế
Nghiên cứu về các đặc điểm kinh tế-xã hội và hoàn cảnh ra đời của các tư tưởng kinh tế, học thuyết kinh tế và trường phái kinh tế từ thời cổ đại đến nay. Tư tưởng kinh tế thời cổ đại ở phương Tây và phương Đông. Tư tưởng kinh tế thời trung cổ ở phương Tây và phương Đông. Học thuyết trọng thương. Học thuyết trọng nông. Kinh tế học cổ điển: Adam Smith và Ricardo. Kinh tế học hậu cổ điển: Malthus và J.B. Say. Học thuyết kinh tế tiểu tư sản: Sismondi và Proudhon. Chủ nghĩa xã hội không tưởng. Học thuyết Mác-Lênin. Kinh tế học Tân cổ điển. Học thuyết Keynes. Các học thuyết kinh tế sau Keynes.
Quản trị học
Cung cấp cho sinh viên kiến thức lý luận căn bản về quản trị học vận dụng thực tiễn của nó như : khái niệm và bản chất của quản trị, nhà quản trị, môi trường quản trị, các lý thuyết quản trị (cổ điển và hiện đại), các chức năng quản trị (hoạch định, tổ chức, điều hành và kiểm tra, kiểm soát). Học phần cũng cập nhật một số vấn đề mới về quản trị học hiện đại như quản trị thông tin và ra quyết định, quản trị đổi mới, quản trị xung đột, quản trị rủi ro và cơ hội của một doanh nghiệp.
Quản trị tài chính
Học phần cung cấp những khái niệm cơ bản, những kỹ năng phân tích trong quá trình ra quyết định về tài chính. Các chủ đề bao gồm: Phân tích rủi ro, lập kế hoạch tài chính, cơ cấu vốn, lượng giá và chi phí vốn.
Quản trị Marketing
Giới thiệu phạm vi nghiên cứu Quản trị Marketing. Phân tích môi trường kinh doanh và doanh nghiệp: tầm nhìn, nhiệm vụ và mục tiêu, phân tích thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu, định vị sản phẩm hay thị trường, xác định các chiến lược Marketing – Mix; chiến lược sản phẩm, chiến lược giá; chiến lược phân phối và chiêu thị. Xây dựng chương trình tiếp thị và kiểm tra hoạt động tiếp thị.
Quản trị sản phẩm
Trang bị kiến thức, phương pháp xây dựng thương hiệu, quảng bá thương hiệu; theo dõi quá trình tham gia thị trường của sản phẩm; đánh giá vai trò vị trí của sản phẩm trong quá trình lưu thông trên các thị phần; thực hiện các biện pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Kinh tế đối ngoại Việt
Trang bị kiến thức về vai trò, chức năng của kinh tế đối ngoại, chính sách và chiến lược kinh tế đối ngoại Việt
Nghiệp vụ ngoại thương
Trang bị những phương pháp và kỹ thuật quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu, các kỹ năng tìm kiếm đối tác, tổ chức đàm phán, ký kết hợp đồng, giao nhận hàng hóa, thanh lý hợp đồng. Xác định kết quả kinh doanh, lợi nhuận, chi phí, các biện pháp kỹ thuật áp dụng trong xuất nhập khẩu, các định chế Quốc tế về xuất nhập khẩu, Incoterms.
Nghiên cứu Marketing
Trang bị kiến thức sâu về các phương pháp nghiên cứu Marketing cần thiết cho các nhà Doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực thương mại, dịch vụ xuất nhập khẩu. Các phương pháp nghiên cứu: phương pháp quan sát; phương pháp thảo luận nhóm; phương pháp phỏng vấn sâu; phương pháp trắc nghiệm tâm lí. Các phương pháp định lượng: phương pháp thử nghiệm; phương pháp phỏng vấn bằng bảng câu hỏi, phương pháp chọn mẫu điều tra, phương pháp xây dựng bảng câu hỏi, phương pháp xử lí số liệu. báo cáo kết quả.
Marketing quốc tế
Môi trường thị trường toàn cầu và các thành viên tham dự, các cơ hội Marketing toàn cầu. Thông tin, chiến lược, tổ chức và họach định họat động Marketing quốc tế. Quản trị chương trình Marketing quốc tế: Chính sách sản phẩm; chính sách chiêu thị; chính sách kênh phân phối; vận chuyển hàng hóa xuyên quốc gia: định giá, tiền giao dịch, và hàng đổi hàng.
Vận tải và bảo hiểm
Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về vai trò của hoạt động vận tải và bảo hiểm trong kinh doanh xuất nhập khẩu, ký kết hợp đồng, thanh toán tài khoản trong giao dịch vận chuyển hàng hoá quốc tế, bảo đảm quyền lợi cho chủ hàng và khách hàng trong xuất nhập khẩu.
Nghiệp vụ bán hàng
Học phần cung cấp những khái niệm cơ bản, những kỹ năng phân tích trong quá trình thực hiện nghiệp vụ bán hàng ở các cấp trên thị trường, các phương pháp tổ chức thực hiện giao tiếp khách hàng, giao nhận hàng hóa…
Luật thương mại quốc tế
Hệ thống luật kinh doanh quốc tế. Luật hợp đồng. Đàm phán hợp đồng quốc tế. Cơ chế giải quyết tranh chấp. Luật về vận chuyển hàng hóa quốc tế. Cơ chế thanh toán quốc tế. Luật hải quan Mỹ. Các hiệp định đa phương. Luật chống bán phá giá và chống trợ giá xuất khẩu. Tòa án thương mại WTO.
Thanh tóan quốc tế
Trang bị lý luận cơ bản về hoạt động tài chính trên bình diện Quốc tế: Tổng quan về tài chính quốc tế, thị trường tài chính quốc tế, các định chế của các công ty đa quốc gia, hoạt động thanh toán, tín dụng, đầu tư quốc tế, tỷ giá hối đoái, chính sách điều hành, xác lập cán cân thanh tóan quốc tế, liên minh quan thuế giữa các quốc gia.
Thị trường chứng khoán
Môn học trang bị kiến thức về hoạt động mua bán, trao đổi các cổ phần của các doanh nghiệp. Tìm kiếm nguồn vốn, phát huy ảnh hưởng của doanh nghiệp cổ phần hóa; mở rộng, sát nhập doanh nghiệp, phát huy sức cạnh tranh và tăng cường thị phần, uy tín, sức mạnh của doanh nghiệp. Các quy định và thiết chế tham gia thị trường chứng khoán. Hoạch định và rủi ro trong thị trường vốn.
Tiếng Anh chuyên ngành
Trang bị và nâng cao khả năng ngoại ngữ của sinh viên: cung cấp một số thuật ngữ cơ bản thường gặp trong lĩnh vực Thương mại; một số các tình huống giao tiếp ngoại ngữ thường gặp trong giao dịch thương mại; đọc và dịch các văn bản ngoại ngữ có nội dung về Thương mại: thư từ, hợp đồng, luật lệ…
Tin học chuyên ngành
Môn học nâng cao trình độ tin học của sinh viên và trang bị kiến thức, kỹ năng tin học ứng dụng trong lĩnh vực Marketing – thương mại như SPSS, Excell nâng cao… sử dụng điều hành hoạt động doanh nghiệp qua mạng nội bộ. Xử lý công việc qua các phần mềm ứng dụng.
Phương pháp nghiên cứu khoa học
Môn học trang bị cho sinh viên phương pháp luận nghiên cứu khoa học, các khái niệm và loại hình nghiên cứu; các bước tiến hành trong nghiên cứu, các phương pháp tìm kiếm, phát hiện và xử lý các vấn đề; tư duy sáng tạo trong quá trình nghiên cứu, tìm tòi giải pháp, tìm hiểu và phân tích thực tế; xây dựng công trình khoa học; thẩm định giá trị công trình; tổ chức công bố và nghiệm thu các công trình nghiên cứu.
Thuế
Sự hình thành hệ thống thuế trên thế giới và ở Việt
Luật kinh tế
Trang bị các kiến thức về luật kinh tế: sự cần thiết của luật pháp trong kinh doanh; các khái niệm cơ bản về các loại hình doanh nghiệp và các hình thức hoạt động của chúng trong môi trường pháp lý. Những luật lệ và định chế cơ bản trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ cần tuân thủ, hệ thống pháp luật kinh tế hiện hành ở Việt
Quản trị hành chính văn phòng
Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tổ chức quản lý các hoạt động của nhân viên tại văn phòng kinh doanh, các thủ tục hành chính; quản lý hệ thống văn thư, lưu trữ, thông tin liên lạc nội bộ doanh nghiệp với bên ngoài và các bộ phận bên trong; tác phong, lề lối làm việc tại văn phòng.
Quản trị chất lượng
Học phần trang bị kiến thức cơ bản về quản lý chất lượng: giá trị chất lượng của sản phẩm; quá trình phát triển quản lý chất lượng: chi phí tổ chức quản lý chất lượng, chất lượng và năng suất, sức cạnh tranh của doanh nghiệp; hệ thống các chỉ tiêu chất lượng ISO; kiểm tra và đánh giá chất lượng; các công cụ thống kê sử dụng trong quản lý chất lượng.
Quản trị chiến lược
Học phần cung cấp những kiến thức căn bản về những nguyên lý quản trị chiến lược và sự vận dụng thực tiễn vào doanh nghiệp như : Những khái niệm cơ bản về chiến lược và quản trị chiến lược; các giai đoạn phát triển của quản trị chiến lược; mô hình nguyên lý quản trị chiến lược của doanh nghiệp có mục tiêu dài hạn, bao gồm: hoạch định chiến lược, tổ chức thực hiện chiến lược, đánh giá kiểm soát và điều chỉnh, thay đổi chiến lược của doanh nghiệp dưới những điều kiện môi trường, thị trường và nguồn nhân lực xác định của doanh nghiệp.
Giao tiếp trong kinh doanh
Trang bị kiến thức và kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh: Tiếp xúc, thương lượng; hội thảo, thuyết trình; thư tín, hợp đồng . Ứng xử và đối phó các tình huống giao tiếp.
Thương mại điện tử
Trang bị kiến thức và kỹ năng cơ bản về thương mại điện tử. Điều kiện pháp lý của thương mại điện tử. Các phương thức giao dịch trong thương mại điện tử. Công cụ thanh tóan trong TMĐT. Quyền lợi và nghĩa vụ của bên mua và bên bán trong TMĐT.
Thực tập
Bố trí sinh viên tới các Doanh nghiệp thực tập cá nhân hoặc theo nhóm đề tài.
Khóa luận tốt nghiệp hoặc thi tốt nghiệp
Các sinh viên có học lực khá trở lên, đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp theo quy định sẽ được làm Khóa luận tốt nghiệp, còn lại sẽ thi tốt nghiệp.