–
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Trình bày được đặc điểm, tính chất và ứng dụng của các sản phẩm phân bón;
+ Vận dụng được các kiến thức cơ bản, kỹ thuật cơ sở nghề và chuyên môn nghề để thực hiện quy trình sản xuất phân bón;
+ Giải thích được các nội dung cơ bản của luật lao động phù hợp với từng vị trí làm việc;
+ Biết được tiếng Anh và tin học trình độ B.
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Làm được các công việc phức tạp của quy trình sản xuất phân bón;
+ Vận hành được máy và thiết bị phù hợp với cấp trình độ đào tạo;
+ Bảo dưỡng được các thiết bị chính trong quy trình sản xuất phân bó;.
+ Xử lý được các sự cố trong quá trình sản xuất phân bón;
+ Chấp hành kỷ luật lao động, an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp;
+ Bồi dưỡng, kèm cặp được những người thợ có trình độ thấp hơn;
+ Quản lý được tổ, nhóm để thực hiện các hoạt động trong quy trình sản xuất phân bó;.
+ Sử dụng được tiếng Anh trong giao tiếp thông thường và ứng dụng tin học để truy cập mạng Internet phục vụ chuyên môn nghề, nâng cao trình độ.
3- Cơ hội việc làm.
Người học sau khi tốt nghiệp ra trường, có thể đảm nhận được công việc ở các vị trí:
– Tại các doanh nghiệp sản xuất phân bón;
– Tham gia đào tạo, kèm cặp bậc thợ có trình độ thấp hơn;
– Có thể tiếp tục học tập lên trình độ cao hơn.
4- Các môn học chính
– Vẽ kỹ thuật – Điện kỹ thụât – Kỹ thuật đo lường các đại lượng vật lý – Hoá học đại cương – Hoá vô cơ – An toàn lao động – Hoá lý – Quá trình và thiết bị trong công nghệ hoá học – Giản đồ độ tan |
– Động học và thiết bị phản ứng – Quản lý sản xuất – Sản xuất phân supe lân đơn – Sản xuất phân lân nung chảy – Sản xuất phân đạm urê – Sản xuất phân hỗn hợp N-P-K – Sản xuất phân phức hợp DAP – Thực tập nghề nghiệp |
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Nhận biết được đặc điểm, tính chất và ứng dụng của các sản phẩm phân bón;
+ Trình bày được một số kiến thức cơ bản của các môn học và mô đun chuyên môn nghề bắt buộc để thực hiện quy trình sản xuất phân bón;
+ Giải thích được một số nội dung cơ bản của luật lao động phù hợp với từng vị trí làm việc;
+ Biết được tiếng Anh và tin học trình độ A.
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Làm được một số công việc đơn giản của quy trình sản xuất phân bón;
+ Vận hành được máy và thiết bị phù hợp với cấp trình độ đào tạo;
+ Xử lý được một số sự cố đơn giản trong qúa trình sản xuất phân bón;
+ Bảo dưỡng được các thiết bị phụ trong quy trình sản xuất phân bón;
+ Đảm bảo được kỷ luật lao động, an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp;
+ Bồi dưỡng, kèm cặp được những người thợ có trình độ thấp hơn;
+ Giao tiếp được tiếng Anh đơn giản;
+ Sử dụng được máy tính và ứng dụng được tin học văn phòng.
3- Cơ hội việc làm:
Người học sau khi tốt nghiệp ra trường, có thể đảm nhận được công việc ở các vị trí:
– Tại các doanh nghiệp sản xuất phân bón;
– Tham gia đào tạo, kèm cặp bậc thợ có trình độ thấp hơn;
– Có thể tiếp tục học tập lên trình độ cao hơn.
4- Các môn học chính
– Vẽ kỹ thuật
– Hoá vô cơ
– Kỹ thuật đo lường các đại lượng vật lý
– Hoá lý
– Quá trình và thiết bị trong công nghệ hoá học
– An toàn lao động
– Sản xuất phân supe lân đơn
– Sản xuất phân lân nung chảy
– Sản xuất phân đạm urê
– Sản xuất phân hỗn hợp N-P-K
– Thực tập nghề nghiệp